Giới thiệu ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý)

      Hiện nay, Trường Đại học Luật Hà Nội là một trong hai cơ sở, và là cơ sở duy nhất tại miền bắc đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý - Legal English).

     Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý (Legal English) được rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo (đạt tối thiểu 7.0 IELTS quốc tế và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương khác) ở cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là các kỹ năng nghe, đọc, tổng hợp, phân tích, viết báo cáo, bình luận về các tin tức, sự kiện, công trình nghiên cứu về các vấn đề trong quan hệ quốc tế.


Trang bị cho sinh viên kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá-văn minh của các nước thuộc Cộng đồng Anh ngữ.
      Có những kiến thức nền tảng về đất nước, con người, văn hóa, tôn giáo của các quốc gia nói tiếng Anh, đặc biệt là Anh, Mỹ và các quốc gia khác có vai trò và vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế.


Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý được đào tạo các kỹ năng: Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp hiệu quả; Kỹ năng thuyết trình hiệu quả; Kỹ năng biên phiên dịch; Kỹ năng đàm phán, tư duy phản biện, quản lý và lãnh đạo…; Kỹ năng phát hiện, tổng hợp, phân tích và giải quyết vấn đề, sự kiện liên quan đến pháp luật quốc tế và tiếng Anh pháp lý; Sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính cơ bản như Word, Power Point, Excel,...
Có khả năng áp dụng những kỹ năng này ở mức độ tương đối thuần thục trong các tình huống giao tiếp và chuyên môn cụ thể.
Không chỉ được trang bị các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, các kiến thức nền tảng về đất nước, con người, văn hóa.. các quốc gia trong Cộng đồng Anh ngữ và các kỹ năng mềm khác, sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý Trường Đại học Luật Hà Nội có cơ hội tiếp cận với các môn học, học phần ngành Luật như: Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Quốc tế...
Đặc biệt, sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý có cơ hội học song song 2 chương trình.
Cụ thể, từ năm thứ 2, sinh viên có thể đăng ký học song song 2 ngành là Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý) và ngành Luật. Khi tốt nghiệp (sau 4,5 năm), sinh viên được cấp 2 bằng cử nhân về Ngôn ngữ Anh và Luật.
Mặt khác, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng học tiếp lên bậc sau Đại học (bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ) thuộc ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội, các trường trong khu vực và trên thế giới.
Về cơ hội việc làm:

Sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng ở nhiều vị trí khác nhau: phiên dịch (ở trình độ trung cấp) cho các cuộc tiếp xúc, hội thảo của cơ quan hoặc biên dịch các tài liệu về các vấn đề liên quan đến chính trị quốc tế, kinh tế quốc tế, truyền thông quốc tế và luật pháp quốc tế; Phiên dịch, biên dịch viên của các Bộ, Ban, Ngành, các Tổ chức quốc tế; Cán bộ đối ngoại – Vụ/Phòng hợp tác quốc tế - Các Bộ, Ban, Ngành cấp Trung ương và địa phương; Thư ký/Trợ lý Giám đốc - Doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, tư vấn pháp lý, truyền thông; Cán bộ kinh doanh, nhân sự, pháp lý, truyền thông, quan hệ công chúng của các Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; Cán bộ chương trình, dự án của các Tổ chức quốc tế; Giáo viên tiếng Anh cấp cơ sở, trung học, đại học (sau khi được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm)...
      Hiện nay, sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý được bố trí học tại A504 và A906 (là những phòng học đạt chuẩn, đầy đủ tiện nghi, phù hợp với chuyên ngành đào tạo)
     
     Về học phí: theo mức học phí được quy định chung của Trường.


Related Post

Previous
Next Post »

1 nhận xét:

Write nhận xét
Lananhbambi
AUTHOR
lúc 19:02 26 tháng 3, 2018 delete

Khi tôi học tiếng anh pháp lí rồi thì có được đăng kí thêm ngành Luật thương mại quốc tế không hay chỉ được đăng kí ngành Luật thôi?

Reply
avatar