SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931 VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1936 - 1939


     Thắng lợi vang dội của cách mạng tháng tám năm 1945 đó là kết quả của quá trình chuẩn bị và tập dượt vê mọi mặt trong suốt 15 năm của nhân dân ta từ khi Đảng ra đời(1930-1945). Đảng đã lãnh đạo cuộc đấu tranh qua nhiều giai đoạn, qua các phong trào cách mạng 1930-1935, 1936-1939 1939-1945; qua đó đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm qua những thành công và thất bại. Trong mỗi thời kì, mỗi phong trào, với năng lực nhạy bén, sang tạo, kịp thời của Đảng, Đảng đều kịp thời nhìn nhận hoàn cảnh lịch sử của mỗi thời kì để kịp thời đưa ra chủ trương, đường lối đúng đắn phù hợp với từng giai đoạn khác nhau, đưa đến những phong trào lịch sử khác nhau. Để thấy rõ hơn sự linh hoạt, sang tạo, sang suốt của Đảng trong đề ra đường lối đấu tranh trong từng giai đoạn lịch sử, em xin chọn đề 2: Sự giống và khác nhau giữa pt cm 1930-1931 với pt cm 1936-1939 để so sánh chủ trương đường lối của đảng ở hai giai đoạn cụ thể.

NỘI DUNG
I-Khái quát chung về hai phong trào                 
1.     Phong trào 1930-1931
Trong những năm 1929-1933, Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Pháp. Điều đó trở thành một trong những nguyên nhân làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công-nông rộng khắp trên cả nước. Phong trào đấu tranh lam rộng và dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Xô viết Nghệ- Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy chỉ tồn tại trong 4-5 tháng nhưng nó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước. Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, khủng bố phong trào. Từ năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.
      Sự chín muồi trên phạm vi cả nước cho sự bùng nổ một cao trào đấu tranh rộng khắp chống đế quốc và chống phong kiến tương đối đồng đều cả về hình thức, phưong pháp đấu tranh. Từ hình thức ôn hòa như biểu tình đưa yêu sách, đòi giảm sưu, thuế, không được đưa lính Pháp đến đàn áp công nông phong trào đã tiến dần đến hình thức biểu tình có võ trang, bạo động, kết hợp hai lực lượng chính trị và võ trang, hai hình thức đấu tranh chính trị và võ trang, tiến công các đồn bổt, các công sở, các cấp với các yêu sách không chỉ kinh tế mà còn có các yêu sách chính trị rõ rệt trong đó nổi bật là khẩu hiệu chống đế quốc giành độc lập dân tộc và chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. Các cuộc đấu tranh lúc đầu lẻ tẻ với quy mô làng, xóm, thôn đã tiến tới quy mô xã, tổng, huyện hoặc liên thôn, liên xã, liên huyện ở nhiều nơi. Hình thức đốt phá công sở, thủ tiêu ấn tín đã diễn ra ở nhiều nơi làm cho bộ máy của địch hoang mang cực độ. Số lượng cuộc đấu tranh ở cả 3 kỳ đều ngày càng tăng và đỉnh cao nhất của phong trào đạt được vào tháng 8, tháng 9 và tháng 10 năm 1930, sau đó giảm dần mà không bị dập tắt một lúc. Phong trào lùi dần và gần như lắng xuống vào tháng 6/1931 trên phạm vi toàn quốc. 
2.     Phong trào 1936-1939
Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước. Đảng Cộng sản Đông Dương thay đổi chủ trương chuyển sang hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp với mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình, làm dấy lên phong trào dân chủ 1936-1939. Phong trào nổ ra rộng khắp và được đông đảo nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, thông qua một số hoạt động cụ thể: phong trào đòi tự do, dân sinh, dân chủ; đấu tranh nghị trường; đấu tranh trên lĩnh vực báo chí;…Phòn trào dân chủ 1936-1939 bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng; đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể trước mắt về dân sinh, dân chủ.
    Trên đây là vài nét khái quát về hai phong trào 1930-1931 và phong trào 1936-1939. Sau đây là phần trọng tâm là đi sâu so sánh nét giống và khác nhau giữa hai phong trào trên.
II-So sánh những điểm giống và khác nhau giữa pt 1930-1931 và pt 1936-1939
1.     Sự giống nhau
a, Quy mô
     Cả hai phong trào đều có quy mô rộng khắp, lan rộng từ Bắc tới Nam, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.
b, Lực luợng lãnh đạo
    Sau năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả hai phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.
c, Ý nghĩa
     Cả hai phong trào đều gây nên tiếng vang lớn đối với thực dân Pháp.
     Đều được coi là hai cuộc diễn tập để chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945.
2.Sự khác nhau
a. Hoàn cảnh lịch sử đưa đến phong trào
 Do hai phong trào nổ ra vào hai thời kì khác nhau nên hoàn cảnh lịch sử đưa đến hai phong trào có nhiều nét riêng. Cụ thể:
* Cao trào 1930-1931:
-Chính sách áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp, thêm vào đó gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động mạnh và sâu sắc tới tình hình kinh tế- xã hội của nước ta, làm cho đời sống của mọi tầng lớp nhân dân lao động cực khổ, mâu thuẩn xã hội gay gắt.
- Trong những năm cuối thập kỉ 20 của thế kỉ XX, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo các giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia. Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam quốc dân đảng lãnh đạo thất bại. Chính quyền thực dân đã tiến hành chính sách khủng bố trắng- chính sách khủng bố dã man những người yêu nước Việt Nam. Điều đó càng làm tăng thêm những mâu thuẫn và tình trạng bất ổn trong xã hội.
- Giữa lúc đó, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công nông rộng khắp trên cả nước.
* Phong trào dân chủ 1936, 1939:
-Tình hình thế giới tác động tới Việt Nam
Trong những năm 1936-1939, tình hình thế giới có nhiều sự kiện tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng Việt Nam
   Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã khoét sâu những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc; giai cấp tư sản một số nước đã phát xít hóa bộ máy thống trị (Đức, Ý, Nhật Bản) những phần tử phát xít ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
  Tháng 7 năm 1935, đại hội lần thứ 7 Quốc tế cộng sản họp tại Matxcova (Liên Xô) đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng như: xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít-bộ phận phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc; nhiệm vụ trước mắt của nhân dân thế giới là chống lại chủ nghĩa phát xít nhằm mục tiêu giành độc lập, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
  Tháng 6 năm 1936, mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ ở thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
-Ở trong nước
Sau một thời gian đấu tranh phục hồi tổ chức (1932-1935), đầu 1935,  lực lượng cách mạng trong nước đã phục hồi; lúc này, ở Việt Nam nhiều đảng phái chính trị đang hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương vững vàng.
Đời sống của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân lao động vẫn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, họ hang hái tham gia phong trào đấu tranh đòi cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
b, Chủ trương đấu tranh của Đảng
    Phong trào 1930-1931: Chủ trương đấu tranh của Đảng trong thời kì này cũng đồng thời là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến. Hai nhiệm vụ chiến lược là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau. Vì vậy. để thực hiện chủ trương này, các cuộc đấu tranh thời kì này nổ ra với những khẩu hiệu như: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến! “Thả tù chính trị”, “Bỏ sưu thuế, chia ruộng đất”…
Phong trào 1936-1939:
Ban chấp hành trung ương xác định cách mạng ở Đông dương vẫn là “cách mạng tư sản dân quyền- phản đế và điền địa-lập chính quyền công nông bằng hình thức Xô viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Song xét rằng cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng phải nắm lấy những yêu cầu này để phát động quần chúng đấu tranh, tạo điều kiện cho cách mạng tiến lên một bước cao hơn sau này.
c. Nhiệm vụ trước mắt
1930-1931: Chống đế quốc giành độc lập dân tộc; chống phong kiến đòi ruộng đất cho dân cày; thành lập chính quyền xô viết.
1936-1939: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của thời kì này là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
d, Xác định kẻ thù cách mạng
* Kẻ thù cách mạng trong thời kì 1930-1931 vẫn được xác định là giai cấp phong kiến và thực dân Pháp.
* Kẻ thù cách mạng trong thời kì 1936-1939, kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ lúc này là chủ nghĩa phát xít, bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng
e. Khẩu hiệu đấu tranh
1930-1931: Vẫn giương cao khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc và người cày có ruộng”. Khẩu hiệu đó xuất phát từ việc xác định nhiệm vụ, kẻ thù trước mắt là giai cấp phong kiến và chủ nghĩa đế quốc.
1936-1939: Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi, chống phát xít và chống chiến tranh phát xít
f. Hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh
1930-1931: 
Phương pháp là bí mật bất hợp pháp
    Hình thức là Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang (mít tinh, biểu tình của công nhân, biểu tình có vũ trang của nông dân).
     Cụ thể đó là những cuộc biểu tình của công nhân…, cuộc biểu tình ngày quốc tế….; cuộc đấu tranh của…; cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ của… đặc biệt là cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên,…
1936-1939: khác với thời kì 1930-1931, đến thời kì 1936-1930 phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã có những bước trưởng thành, có thêm nhiều kinh nghiệm đấu tranh với hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng và đấu tranh trên mọi lĩnh vực của đời sống. Cụ thể đó là kết hợp giữa đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Cụ thể chuyển từ hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp. Trong khi mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp thì phải tránh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng, giữ vững mối quan hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp với không hợp pháp và phải bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức đảng bí mật đối với những tổ chức và hoạt động công khai hợp pháp.
Hình thức đấu tranh thời kì này là đấu tranh trên nhiều lĩnh vực: ( tách hình thức và pp ra 2 ý riêng)
- họp dân lấy dân nguyện đưa các bản yêu sách lên chính quyền thực dân, Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ;
-Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường: đây là một lĩnh vực đấu tranh mới mẻ của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương đấu tranh công khai trên nghị trường nhằm mục đích mở rộng lực lượng của mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động.
-Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí: Đảng cs đong dương đã triệt để sửu dụng báo chí công khai làm vũ khí đấu tranh cm; tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, tập hợp, hướng dẫn phong trào đấu tranh của quần chúng.

g. Hình thức tập hợp lực lượng (mặt trận)
1930-1931: Do trong bản luận cương tháng 10 (1930) của Trần Phú đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội nên trong thời kì này chỉ chủ trương bước đầu thực hiện xây dựng khối liên minh công-nông.
1936-1939: Bước đàu khắc phục những sai sót về việc…của luận cương tháng 10, Thời kì này Đảng ta đã chủ trương tập hợp rộng rãi, đông đảo mỏi tầng lớp, giai cấp nhân dân tham gia. Để thực hành những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, Ban Chấp hành trung ương quyết định thành lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp hết thảy các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội và các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh công nông. Để phù hợp với tình hình tập hợp lực lượng trong hoàn cảnh mới, đến tháng 3 năm 1938 là mặt trận dân chủ Đông Dương.
e. Lực lượng tham gia
*1930-1931: Chính do những thiếu sót về xác định lực lượng cách mạng trong luận cương tháng 10 của Đảng ta nên thời kì này chủ yếu chỉ thu hút sự tham gia của công nhân và nông dân- hai lực lượng được xác định là nòng cốt của cách mạng, còn những tầng lớp khác chỉ tham gia rất ít.
*1936-1939: Do chủ trương tập hợp rộng rãi, đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia và nhờ sự thành lập của mt dân tộc thống nhất nên đã thu hút, huy động, giác ngộ được đông đảo quần chúng nhân dân ở mọi tầng lớp, giai cấp đừng về phía cách mạng và hang hái đấu tranh cách mạng, từ…với những phong trào…
h, Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
-phong trào 1930-1931 chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Phong trào đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước ở Đông Dương. Từ trong phong trào khối liên minh công nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết với nhau trong đấu tranh cách mạng. Phong trào cách mạng 1930-1931 đã được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản
   Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là một phong trào quần chúng rộng lớn, có sự tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Phong trào dân chủ 1936-1939 bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng, đã buộc chính quyền thực dân nhượng bộ một số yêu sách cụ thể, trước mắt về dân sinh, dân chủ; quần chúng được giác ngộ về chính trị, đã tham gia mặt trận dân tộc thống nhất, trở thành lực lượng chính trị hung hậu của cách mạng; đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.
-Về bài học kinh nghiệm đối với Đảng
Nếu như 1930-1931: Phong trào đã để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh,…
Thì đến phong trào 1936-1939 Đảng ta lại tích lũy được thêm những kinh nghiệm mới: Về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; kinh nghiệm tổ chức quần chúng đấu tranh nhưng dưới nhiều hình thức hơn so với phong trào 1930-1931 đó là kinh nghiệm về đấu tranh công khai, hợp pháp kết hợp với bí mật, bất hợp pháp. Đồng thời, Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc; kinh nghiệm đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng với các đảng phái chính trị phản động…
-         Với những kết quả và bài học kinh nghiệm mà phong trào để lại trên, phong trào 1930-1931 có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 sau này.
Còn đối với phong trào 1936-1939 được coi là cuộc tập dượt lần hai. Lê Duẩn đã nhận xét không có thời kì vận động dân chủ 1936-1939 thì không có cách mạng tháng tám, giống như ở Nga, không có cách mạng tháng hai thì không có cách mạng tháng mười.
3.Lý giải sự khác nhau
     Sở dĩ có sự khác nhau giữa hai phong trào là do hoàn cảnh lịch sử từng thời kì khác nhau.
1930-1931 là do xuất phát từ chính sách áp bức, bóc lột cua thực dân Pháp, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; chính sách khủng bố trẳng của thực dân Pháp.
1936-1939: Do tác động của bối cảnh thế giới, bối cảnh trong nước
     Xuất phát tình hình lịch sử của mỗi thời kì, với năng lực nhạy bén, kịp thời, sang tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời đưa ra các chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp cho mỗi thời kì, đáp ứng được yêu cầu của quần chúng nhân dân, yêu cầu cấp thiết của cách mạng, của lịch sử, đưa đến phong trào lịch sử.
 Như vậy so với thờ kì 1930-1931chủ trương, sách lược,và hình thức đấu tranh trong thời kì này đều có nét khác. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do hoàn cảnh lịch sử thay đổi so với trước. Đặc biệt, Mặt trận nhân Pháp đã ban hành các chính sách về tự do dân chủ và ân xá tù chính trị cho các nước thuộc địa. Lợi dụng cơ hội này Đảng ta chủ trương đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ.
     Sự khác nhau giữa phong trào 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 cho thấy do hoàn cảnh thế giới và trong nước khác nhau nên chủ trương sách lược, hình thức tập hợp lực lượng và hình thức đấu tranh phải khác nhau mới phù hợp. 
- Chủ trương của Đảng trong thời kì 1936-1939 chỉ có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình mới, tạo ra cao trào đấu tranh sôi nổi.
Qua đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành, có khả năng đổi phó với mọi tình huống, đưa cách mạng tiến lên không ngừng.
C-KẾT LUẬN
     Qua những nội dung trên đây đã giúp chúng ta thấy được những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hai phong trào….Đồng thời qua đó, cũng giúp chúng ta hiểu sâu hơn về 2 pt và đặc biệt thấy được sự linh hoạt, sang tạo trong chủ trương, đường lối của Đảng đề ra nhiệm vụ, xác định mục tiêu và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh trong mỗi giai đoạn, thời kì khác nhau của lịch sử. Với đường lối, sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, ý chí đấu tranh của quần chúng nhân dân với ý nghĩa là các cuộc diễn tập, phong trào….đã đưa đến sự thành công vang dội của cuộc khởi nghĩa tháng 8 sau này, mở ra một bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam.

Related Post

Previous
Next Post »