Đã hơn bảy thập kỷ trôi qua nhưng trong lịch sử dân tộc ta, trong ký ức và
tình cảm sâu đậm của nhân dân ta chắc chắn vẫn mãi mãi ghi nhớ những hình ảnh không thể nào xóa
nhòa về Mặt trận Việt Minh – hình ảnh khiến ta
liên tưởng ngay đến những năm tháng chiến tranh hào hùng của dân tộc, đến một
chặng đường vẻ vang của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mặt trận Việt minh là
tên viết tắt của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. Mặt trận Việt minh
là tổ chức tiếp nối các mặt trận dân tộc thống nhất trước đó, trực tiếp thay thế
cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Mặt trận Việt minh ra đời với
mục đích tập hợp lực lượng cách mạng trong cả nước cũng như giúp đỡ các dân tộc
Lào và Campuchia thành lập mặt trận của mình . Tồn tại trong vòng 10 năm (1941
– 1951), Mặt trận Việt minh không những đã làm tốt nhiệm vụ đã được đề ra mà
còn có nhiều đóng góp to lớn cho Cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ trước,
trong và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Và để hiểu rõ thêm về tổ chức, hoạt
động cũng như là những đóng góp to lớn của Mặt Trận Việt Minh trong cách mạng
tháng Tám năm 1945 – một mốc son lịch sử không bao giờ có thể quên của cả dân tộc,
em đã lựa chọn đề tài: “ Vai trò của mặt trận Việt Minh trong cách
mạng tháng Tám năm 1945” để hoàn thành bài tập lớn học kỳ.
NỘI DUNG
I,
Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của mặt trận Việt Minh giai đoạn 1941 –
1945:
1,
Hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương Đảng (từ ngày 10 đến ngày 19 tháng
5 năm 1941) đưa đến sự ra đời của mặt trận Việt Minh:
Cuộc chiến tranh thế giới
thứ hai mỗi ngày một lan rộng ra oàn thế giói,tính ác liệt của nó ngày càng
tăng., phong trào giải phóng dân tộc và phong công nhân pt mạnh,
Trong tình hình đó Nguyễn
Ái Quốc tiếp tục về nước(28-1-1941) trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt
Nam. Ngày 8-2-1941 Người đặt cơ quan tại Pác Bó. từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5
năm 1941 người đã triệu tập hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung uong đảng.
Tham gia hội nghị có các đồng chí trong ban chấp hành Trung ương, một số đại biểu
của xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì và một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài.
Hội nghị đã phân tích
nguồn gốc đặc điểm tính chất của các cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó
nhận định phe phát xít nhất định sẽ thất bại, phe đồng minh chống phát xít chắc
chắn sẽ giành được thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong trào cách mạng
thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ.
Về tình hình Đông Dương
hội nghị nhận định từ khi bùng nổ chiến tranh, các tầng lớp nhân dân Đông Dương
đều bị điêu đứng, quyền lợi tất cả giai cấp đều bị cướp giật. Nhiệm vụ đánh
Pháp đuổi Nhật không phải là nhiệm vụ riêng của giai cấp công nhân và nông dân
mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương.
Về tính chất của cuộc
Cách mạng, “cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư
sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa,
àm là cuộc cách mạng chỉ giải quyết hai vấn đề cần kíp: “dân tộc giải phóng”; vậy
thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng
dân tộc giải phóng.
Hội nghị tiếp tục thực
hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”
thay bằng khẩu hiệu ‘tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho
dân cày nghèo”; chia lại ruộng đất công cho công bằng; giảm địa tô, giảm tức.
Hội nghị chủ trương
thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước Việt Nam, Lào,
Campuchia.
Hội nghị quyết định phải
xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Đó là nhiệm vụ trung tâm của Đảng
trong giai đoạn hiện tại. Trong quá trình chuẩn bị lực lượng cách mạng phát huy
tính tính cực, chủ động luôn luôn sẵn sàng để khi có thời cơ đến, với lực lượng
sẵn có “ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương,
cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa lớn”
Hội nghị đã đề ra nhiệm
vụ xây dựng Đảng, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân
tộc.
Hội nghị đã chính thức
bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới, bầu
đồng chí Trường Chinh làm tổng bí thư.
Hội nghị lần thứ 8 của
ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược cách mạng được đề ra từ hội nghị 6(11 – 1939). Những tư tưởng
và đương lối đó có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc ở nước ta, dẫn đến thắng lợi của cuộc cách mạng tháng tám
năm 1945.
Mặt trận Việt Nam độc lập
đồng minh ( gọi tắt là Việt Minh) đã ra đời từ hội nghị lần thứ 8 của ban chấp
hành Trung ương Đảng.
2,
Những nét chính về tổ chức và hoạt động của mặt trận Việt Minh từ tháng 5/1941
đến thng 3/1945:
2.1.Về
mặt tổ chức:
Giương cao ngon cờ giải
phóng dân tộc và thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 8, ngày
25 – 10 – 1941, Mặt trận Việt Minh công bố tuyên ngôn, chương trình và điều lệ.
Nêu cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh khẳng định
“Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy
các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái,
không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc
giải phóng và sinh tồn”. Coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh sẵn
sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc
tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh Nhật – Pháp để dựng lại một nước Việt
Nam tự do và độc lập”.
Về chương trình hoạt động,
chương trình cứu nước của mặt trận Việt Minh gồm 44 điểm, là một hệ thống các
chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục, xã hội, ngoại giao, những
chính sách cụ thể đối với các tầng lớp công nhân, nông dân, binh lính, trí thức,
công chức, học sinh, phụ nữ, thiếu nhi, tư sản, địa chủ, nhà buôn, người già, kẻ
tàn tật. Tinh thần cơ bản của chương trình này là “cốt thực hiện hai điều mà
toàn thể đồng bào đang mong ước:
1.
Làm
cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập;
2.
Làm
cho Việt Nam được sung sướng, tự do”.
Chương trình cứu nước của
mặt trận Việt Minh sau được đúc kết thành 10 chính sách lớn đem thực hiện ở khu
giải phóng Việt Bắc và được đại hội Quốc dân Tân Trào thông qua tháng 8 – 1945,
trở thành cơ sở quan trọng để đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân tộc và là
chính sách cơ bản sau này của nước Việt Nam dân chủ Công hòa.
Mặt trận Việt Minh có một
cơ chế tổ chức riêng, khác hẳn với cơ chế tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Về hệ thống tổ chức, ở các xã có Ban chấp hành Việt Minh do các đoàn thể Việt
Minh ở làng hay xã cử ra; tổng, huyện (hay phủ, châu, quận), tỉnh, kì có Ban chấp
ủy Việt Minh cấp ấy; Việt Minh toàn quốc có Tổng bộ. Ngoài những đoàn thể cứu
quốc có tính chất chính trị, cách mạng rõ rệt (như Hội công nhân cứu quốc,
Hội nông dân cứu quốc,
Hội phụ nữ cứu quốc,
Hội thanh niên cứu quốc,...);
Việt Minh còn kết nạp thêm những đoàn thể không có điều lệ, hoạt động công khai
và bán công khai như Hội cứu tế thất nghiệp, Hội tương tế, Hội hiếu hỉ, nhóm học
Quốc ngữ, nhóm đọc sách, xem báo,...Với chủ trương chính sách đúng đắn phù hợp
với quyền lợi và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, ngay sau khi ra đời, Mặt
trận Việt Minh đã thu hút ngày càng nhiều các tầng lớp nhân dân.
2.2.Về
mặt hoạt động:
Hoạt động chính của Mặt
trận Việt Minh là xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang,
xây dựng căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tiến tới cách mạng
tháng tám.
a. Xây dựng lực lượng
chính trị: Là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
- Mặt trân Việt Minh chủ trương thành lập các Hội cứu quốc như công nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lão cứu quốc, nhi đồng cứu quốc….
- Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội cứu quốc. Đến năm 1942 khắp 9 châu của tỉnh Cao Bằng đều có Hội cứu quốc.
- Mặt trân Việt Minh chủ trương thành lập các Hội cứu quốc như công nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lão cứu quốc, nhi đồng cứu quốc….
- Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội cứu quốc. Đến năm 1942 khắp 9 châu của tỉnh Cao Bằng đều có Hội cứu quốc.
b. Xây dựng lực lượng
vũ trang:
- Bộ phận nòng cốt ban
đầu là đội du kích Bắc Sơn, đến năm 1941 thống nhất các đội du kích ở Bắc Sơn
và Vũ Nhai thành cứu quốc quân.
- Ngày 22/12/1944 theo
chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng, Võ
Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 người do
Võ Nguyên Giáp làm đội trưởng
Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 người do
Võ Nguyên Giáp làm đội trưởng
- Ngày 15/5/1941 tại hội
nghị quân sự Bắc Kỳ đã thống nhất đội Việt Nam tuyên truyền giai phóng quân và
đội Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân.
c. Xây dựng căn cứ địa
cách mạng:
- Sau khởi nghĩa Bắc
Sơn thành lập căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai.
- Khi Bác mới về nước
thành lập căn cứ PăcPó - Cao Bằng.
-Tháng 6/1945 Khu giải
phóng Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Hà Giang, Bắc Cạn.
d. Chuẩn bị khởi nghĩa
vũ trang tiến tới Cách mạng tháng Tám:
- Ngày 7/5/1944, Tổng bộ
Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọi nhân dân
“sắm vũ khí đuổi thù
chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục.
- Ngày 22/12/1944 đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
Hai ngày sau đội đã hạ đồn Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng)
Hai ngày sau đội đã hạ đồn Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng)
- Ngày 9/3/1945 Nhật đảo
chính Pháp, tiếp theo chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành độnh của chúng ta” của
Đảng Mặt trận Việt Minh ra lệnh kêu gọi đồng bào toàn quốc đẩy mạnh cao trào
kháng Nhật cứu nước.
Như vậy đến đầu năm
1945 mọi sự chuẩn bị cho cách mạng tháng tám của Mặt trận Việt Minh cơ bản đã
hoàn thành, một bầu không khí tiền khởi nghĩa sôi sục khắp cả nước báo trước giờ
hành động sắp tới.
II,
Vai trò của mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng tám năm 1945:
3 PHẦN CHÍNH
NHÉ :
- Bối cảnh ra đời : Điều kiện lịch sử, xuất xứ (lí do) cơ sở ra đời, hội nghị nào chủ trương
- Vai trò : Đề ra đường lối chủ trương, tập hợp lực lượng, chuẩn bị (điều kiện), tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- Ý nghĩa
- Bối cảnh ra đời : Điều kiện lịch sử, xuất xứ (lí do) cơ sở ra đời, hội nghị nào chủ trương
- Vai trò : Đề ra đường lối chủ trương, tập hợp lực lượng, chuẩn bị (điều kiện), tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- Ý nghĩa
Mặt trận Việt Minh đã có vai trò lớn trong việc đề ra đường lối chủ
trương,
xây dựng và phát triển lực lượng chính trị cách mạng, lực lượng vũ trang cách mạng, chuẩn bị những điều kiện trực tiếp cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945.
·
Đề ra các đường lối, chủ trương, chính
sách phù hợp, đúng đắn để lãnh đạo lực lượng quần chúng nhân dân:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thông qua Mặt
trận Việt Minh, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh, tiểu
thương trong các năm 1941 – 1945 đã có những bước phát triển đáng kể.
Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước, việc
mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện chính sách đoàn kết, phân hóa
hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, lại càng trở nên cấp
thiết. Ngày 12/04/1945, mặt trận Việt Minh ra lời kêu gọi “Mấy lời tâm huyết ngỏ
cùng các vị quan chức Việt Nam” và mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị huynh thứ
ái quốc”. Các văn kiện này góp phần đẩy nhanh quá trình phân hóa và tranh thủ một
bộ phận quan lại ngụy quyền vào lúc cách mạng bùng nổ.
Để tập hợp đông đảo nhân dân tham gia
vào Cao trào kháng Nhật cứu nước, ngoài việc xác định rõ kẻ thù, mục tiêu cách
mạng, mở rộng và củng cố mặt trận dân tộc thống nhất, ban hành các chủ trương
chính sách đúng đắn, Đảng và mặt trận Việt Minh còn kịp thời đề ra khẩu hiệu đấu
tranh thích hợp, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng: “Phá kho thóc,
giải quyết nạn đói”. Phong trào “phá kho
thóc, giải quyết nạn đói” của quần chúng
không chỉ có ý nghĩa kinh tế trước mắt, mà còn có nội dung chính trị sâu sắc.
Qua đấu tranh, quần chúng nhân dân nhận rõ muốn giành quyền sống cho mình phải
đoàn kết đấu tranh đánh đổ quyền thống trị của phát xít Nhật và bè lũ bù nhìn
tay sai của chúng.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, Việt
Minh tiếp tục đề ra những biện pháp đấu tranh thích hợp lãnh đạo quần chúng
nhân dân khởi nghĩa dành chính quyền.
Tại Hà Nội chiều ngày
17/8/1945, đông đảo quần chúng trong các tổ chức cứu quốc thuộc nội, ngoại
thành, các đội tự vệ vũ trang chiến đấu, tuyên truyền xung phong được bí mật
huy động đến Nhà hát thành phố. Khi cuộc mít tinh vừa khai mạc thì cờ đỏ sao
vàng xuất hiện trước đám đông. Các đội tuyên truyền xung phong Việt Minh xông
lên giành lấy diễn đàn, thông báo tin Nhật đầu hàng và kêu gọi nhân dân ủng hộ
Việt Minh khởi nghĩa. Sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt
Minh. Quần chúng tự động xếp thành đội ngũ, có các đội viên đội tự vệ vũ trang
chiến đấu dẫn đầu đi từ Nhà hát lớn qua các phố trung tâm, hô vang khẩu hiệu: “Ủng
hộ Việt Minh”, “Đả đảo bù nhìn”, “Việt Nam độc lập”,…Khí thế mạnh mẽ của cách mạng
đã đưa tới thắng lợi hoàn toàn của Tổng khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội
vào tối tháng Tám năm 1945.
Tại các địa phương
khác, Việt Minh cũng đề ra nhiều chính sách đúng đắn lãnh đạo quần chúng nhân
dân đứng lên Tổng khởi nghĩa dành chính quyền thắng lợi.
·
Xây dựng lực lượng chính trị cách mạng,
tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng trong một mặt trận
thống nhất, tạo cơ sở quan trọng nhất về mặt lực lượng cho tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945 đi đến thắng lợi cuối cùng.
Ngay sau khi ra đời, Mặt
trận Việt Minh đã tích cực thu hút ngày càng nhiều các tầng lớp nhân dân vào tổ
chức của mình.
Từ cuối năm 1941 đến năm 1942, các hội Công
nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Quân nhân cứu quốc, Thanh
niên cứu quốc, Tự vệ cứu quốc,…đã được thành lập ở nhiều tỉnh miền Bắc, một số
tỉnh miền Trung và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Các tổ chức phản đế đều được
chuyển sang các tổ chức cứu quốc.
Cao
Bằng trở thành trung tâm của phong trào cứu nước trong cả nước. Tháng 6-1941,
Ban lâm thời Việt Minh tỉnh Cao Bằng được thành lập và đến cuối năm 1941 đã xuất
hiện một số xã và một số tổng hoàn toàn tham gia mặt trận Việt Minh. Sang năm
1942, Cao Bằng đã có 3 châu trong tổng số 9 châu là “châu hoàn toàn”. Ở các tỉnh
khác như Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang…Việt Minh cũng
phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng nông thôn và thị xã.
Từ
sau khi diễn ra hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (họp từ 25 – 28/02/1943 ở
Võng La - Đông Anh - Phúc Yên), mặt trận Việt Minh đã được mở rộng hơn nữa với
chủ trương liên minh với tất cả các đảng phái, các nhóm yêu nước chưa gia nhập
mặt trận Việt Minh. Nhờ vậy, mặt trận đã thu được nhiều thành tựu đáng kể trong
công tác đoàn kết, tập hợp lực lượng dân tộc. Trong hai năm 1943 – 1944, ở hầu
hết các địa phương vùng đồng bằng miền Bắc, công tác xây dựng và củng cố các
đoàn thể của mặt trận Việt Minh đã được đẩy mạnh. Không chỉ đoàn kết và tập hợp
công nhân, nông dân, Mặt trận Việt Minh còn ra sức đoàn kết, tập hợp các tầng lớp
khác. Năm 1943, Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam, một thành viên của mặt trận Việt
Minh ra đời, nhằm tập hợp các tri thức các nhà văn hóa. Tháng 6 – 1944, nhằm mở
rộng khối đại đoàn kết dân tộc của mặt trận Việt Minh, Đảng ta đã giúp các anh
em trí thức tiến bộ thành lập Đảng dân chủ Việt Minh để thu hút những thanh
niên trí thức và công chức Việt Nam và mau làm tan rã hàng ngũ bọn Đại Việt
thân Nhật.
Mặt
trận Việt Minh không những có cơ sở rộng khắp ở trong nước mà còn có cơ sở
trong đồng bào Việt kiều ở nước ngoài. Ngay sau khi Nhật vào Đông Dương, dưới sự
chỉ đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, đồng bào Việt kiều yêu nước của ta ở Vân
Nam (Trung Quốc) đã thành lập Hội giải phóng Việt Nam. Mục đích của hội là đoàn
kết tất cả Việt Kiều để đánh Nhật – Pháp và đòi Việt Nam độc lập. Cuối năm
1942, sau khi đã liên lạc với lực lượng cách mạng trong nước, Hội giải phóng Việt
Nam được coi như một bộ phận của mặt trận Việt Minh. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của chủ tịch Hồ Chí Minh, những cán bộ của Đảng và của Mặt trận Việt Minh còn sử
dụng mặt trận liên minh Trung – Việt làm hình thức hoạt động hợp pháp cho Việt
Minh ở nước ngoài, làm nơi tập hợp những người Việt Nam yêu nước, lựa chọn cán
bộ đưa về nước hoạt động, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước đồng minh
chống phát xít đồng thời vạch trần âm mưu của Tưởng Giới Thạch và bọn giả danh
cách mạng.
Chủ trương đoàn kết tập
hợp lực lượng của Đảng và của Mặt trận Việt Minh trong giai đoạn từ năm 1941 đến
trước Cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945 đã góp phần quan trọng vào việc chuẩn
bị lực lượng cách mạng, chuyển cách mạng Việt Nam sang thời kỳ cao trào và tiến
lên tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.
Đúng như Đảng ta dự
đoán, ngày 09/03/1945, Nhật bất ngờ đảo chính Pháp. Cuộc đảo chính đã kết thúc
nhanh chóng bằng sự sụp đổ thảm bại của chính quyền thực dân Pháp. Chỉ ba ngày
sau khi Nhật đảo chính Pháp, vào ngày 12 /03/1945, Ban thường vụ trung ương Đảng
đã ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị đã xác định
kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương sau cuộc
đảo chính là đế quốc phát xít Nhật và chỉ rõ phải thay khẩu hiệu “đánh đuổi
phát xít Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
Đi đôi với việc xác định
kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt, chỉ thị cũng đã nhấn mạnh đến việc phải
mở rộng cơ sở của Mặt trận Việt Minh, nhằm đoàn kết tập hợp mọi lực lượng nhân
dân vào Cao trào kháng Nhật cứu nước. Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, việc
mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện chính sách đoàn kết, phân hóa
hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ lại càng trở nên cấp
thiết. Chấp hành chủ trương chỉ đạo của Đảng, mặt trận Việt Minh đã tích cực mở
rộng hơn nữa cơ sở và quy mô của mình. Ảnh hưởng của mặt trận Việt Minh lan rộng
trong cả nước. Những tổ chức cứu quốc phát triển nhanh chóng. Hầu hết các tỉnh
đã có cơ sở Việt Minh. Ở Nha Trang, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và nhiều tỉnh
khác, cơ sở Việt Minh đã có ở trong các công sở và các đơn vị bảo an binh…
Thực tiễn của cao trào
kháng Nhật, cứu nước và chính sách đại đoàn kết của mặt trận Việt Minh đồng thời
cũng tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa sâu sắc trong một số tổ chức, đảng phái
chính trị ở nước ta lúc bấy giờ. Ngày 17 – 4 – 1945, nội các chính phủ bù nhìn
Trần Trọng Kim được thành lập với thành phần gồm nhiều trí thức có tên tuổi.
Ngay từ khi nội các này ra đời, Đảng và Mặt trận Việt Minh đã kiên quyết vạch
trần bản chất phản động của chúng, thức tỉnh những người có ảo tưởng vào bánh
xe độc lập của Nhật và vạch rõ chỉ có một con đường duy nhất là tiến tới thành
lập một chính quyền cách mạng của nhân dân như chỉ thị của tổng bộ Việt Minh đã
đưa ra ngay trước ngày nội các này thành lập. Trước thắng lợi của phong trào
cách mạng và chính sách đúng đắn của Đảng, của mặt trận Việt Minh, nội các Trần
Trọng Kim đã diễn ra sự phân hóa sâu sắc. Một số thành viên trong nội các này
đã đi theo cách mạng.
Gần một tháng sau khi nội
các của Trần Trọng Kim ra đời, ngày 16 – 5 – 1945, một tổ chức chính trị khác
là Hội Tân Việt Nam được thành lập, đã thu hút được khá nhiều tri thức có tên
tuổi và dùng tờ báo Thanh Nghị để cổ động ảnh hưởng trong giới tri thức, thanh
niên học sinh. Tổ chức này tồn tại được hơn một tháng, thì trước sự tác động mạnh
mẽ của cao trào cách mạng của quần chúng, của đường lối chính sách đúng đắn của
Đảng, của mặt trận Việt Minh, nên nhanh chóng bị phân hóa sâu sắc rồi tan rã, và một bộ phận
khá đông trí thức có tên tuổi tham gia tổ chức này đã trở thành những thành
viên của Mặt trận Việt Minh.
Cùng với sự ra đời của
Nội các Trần Trọng Kim, Hội Tân Việt Nam…ngày 26/05/1945, vua Bảo Đại ra đạo dụ
về việc thành lập “Hội nghị tư vấn Quốc gia”. Hoạt động của Hội nghị tư vấn quốc
gia ngay từ đầu đã bị tê liệt và nhiều thành viên của tổ chức này đã nhạnh
chóng thức tỉnh, ngả theo cách mạng, gia nhập hàng ngũ Việt Minh.
Những hoạt động xây dựng
lực lượng chính trị cách mạng của Đảng và Mặt trận Việt Minh trên đây đã góp phần
quan trọng vào việc giành chính quyền ở các huyện, các tỉnh, giúp Tổng khởi
nghĩa tháng Tám được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Ngày 13/8/1945, ngay
sau khi nhận được những thông tin Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng
bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. 23h cùng ngày, Ủy
ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “quân lệnh số một”, chính thức phát lệnh tổng
khởi nghiax trong cả nước. Cách mạng tháng Tám năm 1945 bắt đầu.
Trong cuộc Cách mạng
tháng Tám năm 1945, dưới sự chỉ đạo của Đảng,Mặt trận Việt Minh đã có vai trò rất
lớn trong việc tập hợp quần chúng nhân dân nhất loạt đứng lên khởi nghĩa giành
chính quyền.
Tại Hà Nội, Mặt trận Việt
Minh đã tập hợp quần chúng Cách mạng để từ đó tiến hành mít tinh tuần hành đòi
chính quyền, lật đổ bù nhìn tay sai tại các trung tâm đầu não của thành phố
như: Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Sở Mật thám, Sở cảnh sát Trung ương, Sở bưu điện, Trại
bảo an binh…Dưới sự tập hợp của Việt Minh và khí thế cách mạng sục sôi của quần
chúng nhân dân, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã kết thúc hoàn
toàn thắng lợi vào tối 19/8/1945.
Tại các tỉnh, thành phố
khác trong cả nước, Mặt trận Việt Minh cũng đã tập hợp quần chúng nhân dân nhất
loạt đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, lật đổ thực dân phong kiến và tay
sai.
Bên cạnh đó, trước sức
mạnh của quần chúng nhân dân, trước chính sách đúng đắn, mềm dẻo của Đảng và của
Mặt trận Việt Minh, một số không nhỏ những người làm việc trong bộ máy nguỵ quyền,
một số người cầm đầu của các tôn giáo, dân tộc thiểu số; một số phú nông, địa
chủ tư sản đã ngả theo cách mạng. Ở những nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh,
nhiều lý trưởng, chánh tổng, tri phủ, tri huyện và một số tỉnh trưởng ngụy tìm
cách liên lạc với cán bộ Việt Minh, thanh minh về thái độ chính trị của họ và tự
nguyện hứa sẵn sàng trao chính quyền cho cách mạng.
Với những chủ trương,
chính sách đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, Việt
Minh đã thu hút được mọi lực lượng yêu nước dân tộc không những công, nông, tiểu tư sản, trí thức mà cả giai cấp tư
sản dân tộc, bộ phận yêu nước trong giai cấp địa chủ, những người lầm đường lạc
lối trong hàng ngũ địch, các tôn giáo, các dân tộc đều tham gia mặt trận trong
các tổ chức thích hợp, phong phú như: Phụ lão cứu quốc, thanh niên cứu quốc, Phụ
nữ cứu quốc, Cồng nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc…hình
thành nên lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng;
động viên được sức mạnh cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc,
phân hóa và cô lập kẻ thù nhằm chĩa mũi nhọn đấu tranh đánh đổ chúng, kết quả
đã đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
·
Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng,
tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền thành công
ngay khi thời cơ đến.
Trên cơ sở lực lượng
chính trị đông đảo của quần chúng nhân dân do Mặt trận Việt Minh tập hợp, Đảng
đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng Cách mạng từng bước xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân. Với tinh thần đó, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền
Giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức và lãnh đạo đã được thành lập
trong khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ là
những người Cách mạng được tập hợp dưới lá cờ Việt Minh. Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân phát triển nhanh chóng.
Cuối tháng 4 năm 1945
Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa(Bắc
Giang) nhằm giải quyết một số vấn đề quân sự. Hội Nghị đã nhận định: “Tình thế
đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp lúc
này”. Hội nghị cũng quyết định phát triển lực lượng vũ trang, nửa vũ trang và
thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có thành Việt Nam giải phóng quân. Việt
Nam giải phóng quân được thành lập vào ngày 15/05/1945, tích cực củng cố, chuẩn
bị và hoạt động, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Ngay sau khi Ủy ban khởi
nghĩa ra quân lệnh số 1 vào 23 giờ ngày 13/08/1945, chính thức phát động Tổng
khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, sự chỉ đạo trực tiếp
của Ủy ban khởi nghĩa và Ủy ban lâm thời Khu giải phóng, ngày 16/08/1945, một
đơn vị Quân giải phóng đã tiến công thị xã Thái Nguyên, kết hợp với nhân dân
giành chính quyền. Ngày 17/08/1945, Quân giải phóng tiến vào giải phóng thị xã
Tuyên Quang.
Tại Hà Nôi, các đội tự
vệ vũ trang chiến đấu do Việt Minh tổ chức dẫn đầu và bọc lót cho các đoàn biểu
tình, tuàn hành của quần chúng nhân dân ta.
Tại các địa phương
khác, lực lượng vũ trang cũng phối hợp chặt chẽ và tích cực hỗ trợ nhân dân đứng
lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Trên cơ sở phát triển
các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng đã
từng bước hình thành và phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy khởi
nghĩa giành chính quyền ngay khi thời cơ đến. Mặt trận Việt Minh có công lao rất
lớn trong việc phát triển lực lượng vũ trang cách mạng của nước ta.
·
Việt Minh còn đóng vai trò rất lớn
trong việc xây dựng các căn cứ địa Cách mạng (Cao – Bắc – Lạng, Tân Trào, Bắc
Sơn – Võ Nhai,…), thực hiện thí điểm các chính sách và các yếu tố, tổ chức
trong việc xây dựng chính quyền Cách mạng mới(Khu căn cứ Việt Minh ở Cao Bằng,
chính sách mười điểm lớn của Việt Minh, tổ chức đại hội Quốc dân Tân Trào,…) tạo
ra những cơ sở vững chắc đảm bảo thắng lợi cho cuộc Cách mạng tháng Tám năm
1945.
Mặt trận Việt Minh đã tập
hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, hình thành nên lực lượng chính trị hùng
hậu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; động viên được sức mạnh cả dân tộc,
thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù nhằm chĩa
mũi nhọn đấu tranh đánh đổ chúng.Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc
trong Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng đã từng bước hình thành
và phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền
khi thời cơ đến. Mặt trận Việt Minh có công lớn trong việc phát triển lực lượng
vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền
đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, trong việc triệu tập và tiến hành thành
công Quốc dân Đại hội Tân Trào ngày 16 và 17/8/1945, huy động nhân dân tham gia
Tổng khởi nghĩa tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giành được thắng lợi. Trong
những ngày Tổng khởi nghĩa, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Mặt trận Việt Minh
tung bay trong cả nước và trở thành Quốc kỳ của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà,
được Quốc hội khoá I thông qua.Việc thành lập Mặt trận Việt Minh là một sáng tạo
của Đảng và Hồ Chí Minh, là một điển hình thành công trong công tác mặt trận của
Đảng ta.
III,
Ý nghĩa lịch sử:
Đứng trước bài toán thời
cuộc đầy phức tạp Đảng cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh đã tìm được lời
giải đúng đắn: Tổng khởi nghĩa tháng tám và thành lập chính quyền Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Từ đó có thể rút ra một vài bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, sự thành lập mặt
trận Việt Minh không phải là một hiện tượng đột biến trong cuộc đấu tranh chống
phát xít, Việt Minh là sự tiếp nối đường lối mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng
công sản đề ra từ năm 1930. Đó là sự tiếp tục mặt trận phản đế trên cơ sở hoàn
chỉnh bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng khi chiến tranh thế giới
bùng nổ. Đó là lý do chủ yếu làm cho Việt Minh xuất hiện khá sớm sau khi Phát
xít Nhật xâm lược Việt Nam
Hai là, vấn đề cốt lõi
được đặt lên hàng đầu là giải phóng dân tộc. Nhiệm vụ cơ bản được khẳng định là
đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng yêu nước để đấu tranh cho nền độc lập, giành lấy
chính quyền và thành lập nhà nước Dân chủ Cộng hòa. Với mục tiêu đó mọi lực lượng
cản trở nền độc lập đêỳ là kẻ thù của dân tộc; trước đây là Pháp, sau tháng 9 –
1940 là đế quốc phát xít Pháp - Nhật và sau cuộc đảo chính tháng 3 -1945 là Nhật.
Việc xác định một cách dứt khoát kẻ thù của nền độc lập làm cho việc chỉ đạo
cách mạng được tiến hành nhất quán, triệt để không một chút mơ hồ, không để cơ
hội cho thực hiện, không để cơ hội cho thực dân Pháp lập lại nền thống trị thực
dân.
Ba là, mặt trận dân tộc
thống nhất về nguyên tắc là sự liên kết rộng rãi các lực lượng có cùng một mục
tiêu đấu tranh. Mối quan hệ giữa các thành viên trong mặt trận phản ánh tương
quan lực lượng trong thực tế. Các nhóm phái hoặc cá nhân tham gia Mặt trận Việt
Minh, đều thừa nhận sự lánh đạo của Đảng cộng sản và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trên
thực tế, Việt Minh là người chủ thực sự của tình hình, là lực lượng đoàn kết
dân tộc, đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn.
Bốn là, trong cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai, nhiệm vụ giải phóng dân tộc gắn liền với nhiệm vụ đấu
tranh chống phát xít. Điều đó cho phép các mặt trận dân tộc các nước liên hệ và
tìm kiếm sự giúp đỡ của các lực lượng đồng minh; Miến Điện, Mã Lai nhờ vào Anh; Thái Lan, Philippin trông
vào Mỹ; Việt Minh cũng bắt liên lạc và tranh thủ được một vài sự giúp đỡ nào đó
về phương tiện kỹ thuật của Mỹ, đồng thời giữ thái độ thân thiện Tưởng. Nhưng
điều cơ bản là Đảng khẳng định phải tự thực hiện sự nghiệp cứu nước, không được
ỷ lại vào bên ngoài cũng như không mơ hồ về dã tâm của Mỹ - Tưởng trong ý đồ
xâm chiếm nước ta. Cho nên ở Việt Nam không diễn ra hiện tượng quân đồng minh
vào “giải phóng” cho ta mà ngược lại, sau khi thành lập chính quyền Dân chủ Cộng
hòa, ta đóng vai người dân chủ đón tiếp đồng minh vào giải phóng quân Nhật.
Năm là, Mặt trận Việt
Minh bằng công tác vận động quần chúng sâu rộng và phương pháp tổ chức chặt chẽ
đã sớm hình thành một Khu giải phóng ở Việt Bắc. Tại những nơi đó, Việt Minh đồng
thời thực hiện chức năng của một chính quyền nhân dân trên cơ sở 10 chính sách
được quần chúng hưởng ứng. Đó là một bước thực tập cần thiết để đến giữa tháng
tám, xây dựng được ngay một chính quyền cách mạng trên quy mô cả nước.
KẾT LUẬN
Việt Minh ra đời là kết
quả của một quá trình vận động cách mạng ở Việt Nam, kết quả thắng lợi của tư
tưởng độc lập, tự do và chiến lược đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh, của Đảng
ta; kết quả của một tư tưởng khoa học và sáng tạo, khắc phục tư tưởng ấu trĩ,
“tả khuynh”, giáo điều rập khuôn.
Cuộc tổng khởi nghĩa
tháng tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam bằng sức mạnh đoàn kết dân tộc đã
giành được thắng lợi, mục tiêu cứu nước của Việt Minh đã trở thành hiện thực.
Việt Minh đã trở thành một tổ chức mặt trận tiêu biểu, hoàn chỉnh, sáng chói
như một mốc son đánh dấu sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng
Việt Nam.