Ngân hàng câu hỏi thi vấn đáp Luật Hình sự 2

CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT TRONG BỘ ĐỀ THI VẤN ĐÁP
Môn: Luật hình sự HP2 năm học 2014 - 2015
Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Dấu hiệu hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội bức tử.
2. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu
3. Mọi trường hợp người mẹ giết con mới đẻ của mình đều bị xử lý theo Điều 94 BLHS.
4. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tội buôn lậu.
5. Nhanh chóng tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp giật tài sản.
6. Người phạm tội đưa hối lộ có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
7. Lỗi ở tội giết người chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
8. Đối tượng của tội buôn bán hàng cấm là tất cả các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh.
9. Hành vi mua bán người trong trường hợp nạn nhân đồng ý để mình là đối tượng bị mua bán thì không phạm tội mua bán người.
10. Mọi trường hợp chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có sự gian dối, thì đều bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
11. Mọi hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác đều bị coi là hành vi phạm tội cướp tài sản.
12. Người lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là phạm tội tham ô tài sản.
13. Tội cướp tài sản có thể có trường hợp phạm tội chưa đạt.
14. Mọi trường hợp buôn bán hàng giả đều bị xử lý về tội buôn bán hàng giả.
15. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình chỉ cấu thành tội hành hạ người khác.
16. Mọi trường hợp công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều bị coi là phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
17. Giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội giết người, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội giết người.
18. Hành vi cắt trộm cáp viễn thông đang sử dụng bị xử lý về tội trộm cắp tài sản.
19. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình có thể cấu thành tội bức tử.
20. Mọi trường hợp dùng vũ lực chống người thi hành công vụ, đều bị coi là phạm tội chống người thi hành công vụ.
21. Tội bức tử chỉ khác tội hành hạ người khác ở dấu hiệu hậu quả của tội phạm.
22. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép là tài sản đang có người khác quản lý.
23. Trong mọi trường hợp, cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạng thì đều được xác định là đối tượng của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
24. Tội cướp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản.
25. Người có hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em.
26. Người có hành vi đưa tiền của cho người lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi thì bị xử lý về tội đưa hối lộ theo Điều 289 BLHS.
27. Mọi trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến hậu quả chết người, người phạm tội đều bị xét xử theo khoản 3 Điều 104 BLHS.
28. Người có hành vi đào, khoan, xẻ trái phép công trình giao thông đường bộ có thể bị truy cứu TNHS về tội cản trở giao thông đường bộ.
29. Người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác làm thiệt hại dưới 11% sức khoẻ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 BLHS.
30. Tội trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản.
31. Trong mọi trường hợp, người có hành vi tước đoạt tính mạng người khác bằng bom, mìn, lựu đạn đều bị xét xử theo điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
32. Trường hợp nạn nhân trong vụ cướp tài sản bị chết, người phạm tội sẽ bị xét xử về tội cướp tài sản theo khoản 4 Điều 133 BLHS.
33. Hành vi khách quan của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng luôn được thể hiện dưới hình thức không hành động phạm tội.
34. Nhân viên bảo vệ của cơ quan nhà nước luôn có thể là chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.
35. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em đều có thể bị truy cứu TNHS về tội giao cấu với trẻ em.
36. Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp có thể là tài sản thuộc sở hữu của chính người phạm tội .
37. Hành vi khách quan của tội giết người luôn dưới hình thức hành động phạm tội.
38. “Tình tiết hành hung để tẩu thoát” ở điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS không đòi hỏi phải gây ra thương tích cho người bị hành hung.
39. Hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai thì bị xử lý về tội cướp giật tài sản.
40. Mọi trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội cướp tài sản mà có đều bị truy cứu TNHS về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
41. Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em phải là người đã thành niên.
42. Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trộm cắp mà có luôn luôn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản với vai trò người giúp sức.
43. Trường hợp người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội gián điệp.
44. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
45. Nữ giới không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.
46. Mọi hành vi đe doạ giết người có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện đều cấu thành tội đe doạ giết người theo Điều 103 BLHS
47. Hành vi vượt qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam trái phép để khai thác lâm sản, phát nương làm rẫy, thì không phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ.
48. Chỉ người có chức vụ, quyền hạn mới có thể bị truy cứu TNHS về tội nhận hối lộ.
49. Hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua dâm người chưa thành niên theo Điều 256 BLHS.
50. Hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả người đó chết có thể bị xét xử theo khoản 2 Điều 202 BLHS.
51. Nữ giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.
52. Trường hợp người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thì được miễn trách nhiệm hình sự.
53. Mọi trường hợp người mẹ có hành vi giết con do mình mới sinh ra đều bị coi là phạm tội giết con mới đẻ và bị xử lý theo Điều 94 BLHS.
54. Người không có chức vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản.
55. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em đều phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị xử lý theo khoản 4, Điều 112 BLHS.
56. Hành vi gây rối trật tự chỉ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 BLHS nếu nó được thực hiện ở nơi công cộng.
57. Tất cả các tội xâm phạm sở hữu đều có mục đích tư lợi.
58. Hành vi cố ý gây thương tích cho thầy giáo, cô giáo của mình chỉ bị xử lý theo khoản 1 Điều 104 BLHS.
59. Mọi trường hợp dùng lựu đạn để giết người đều được coi là phạm tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
60. Hậu quả mà tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản gây ra không thể ở dạng tài sản bị mất mát hoặc tài sản bị lãng phí.
61. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em phải là nam giới từ đủ 18 tuổi trở lên.
62. Đe doạ giết người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ thì bị xử lý về hai tội là tội đe doạ giết người và tội cướp tài sản.
63. Tội xúi giục người khác tự sát có thể được thực hiện dưới dạng không hành động.
64. Hành vi dụ dỗ người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản chỉ cấu thành tội dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp theo Điều 252 BLHS.
65. Hành vi buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới có thể bị xét xử về tội buôn lậu.
66. Hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ chỉ cấu thành tội đua xe trái phép khi đã gây thiệt hại cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác.
67. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là tài sản đang được quản lý.
68. Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị coi là tội phạm nếu đã gây thiệt thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.
69. Hành vi sử dụng tài sản (có giá trị trên 4 triệu đồng) đã mượn của người khác vào mục đích bất hợp pháp thì bị coi là phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
70. Hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng lớn qua biên giới có thể bị xử lý về tội buôn lậu
71. Mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân chỉ có ở tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
72. Mọi loại hàng hóa đều có thể là đối tượng của tội buôn lậu.
73. Hành hung để tẩu thoát là tình tiết xác định tội phạm chuyển hóa thành cướp.
74. Tội giết người có cấu thành tội phạm vật chất
75. Người chưa đủ 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em.
76. Trường hợp người phạm tội, sau khi lén lút chiếm đoạt tài sản mà lại bị phát hiện và bao vây bắt giữ, đã dùng vũ lực chống lại người truy đuổi thì bị coi là thực hiện tội trộm chuyển hóa thành cướp.
77. Nữ giới chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm với vai trò là người giúp sức.
78. Tội trộm cắp tài sản chỉ được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã cất giấu được tài sản vào trong người.
79. Lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ có thể là lỗi vô ý.
80. Tội bức tử có cấu thành tội phạm hình thức.
81. Tội giao cấu với trẻ em là tội phạm có chủ thể đặc biệt.
82. Người được thuê vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì phải chịu TNHS về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
83. Chỉ phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản trong trường hợp đã chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên.
84. Đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em là trẻ em nữ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
85. Nếu một người có hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng người khác, dù nhằm bất cứ mục đích gì, mà có căn cứ để người bị đe dọa tin rằng việc đe dọa sẽ được thực hiện thì người đe dọa sẽ phải chịu TNHS về tội đe dọa giết người.
86. Trẻ em là chủ thể đặc biệt của tội giao cấu với trẻ em.
87. Hàng cấm chỉ được quy định là đối tượng tác động của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
88. Tội giết người có cấu thành tội phạm vật chất.
89. Hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện dưới hình thức không hành động phạm tội.
90. Hành vi giao cấu có sự thuận tình của đối tượng thì không phải chịu TNHS.


Related Post

Previous
Next Post »