BỘ CÂU HỎI ÔN THI TỐ TỤNG HÌNH SỰ


DOWNLOAD TÀI LIỆU

CHƯƠNG 2: CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
1.      Tất cả các CQTHTT đều có quyền khởi tố VAHS và khởi tố bị can.
ð Sai, vì:
Theo Đ33 BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: CQĐT, Viện kiểm sát; Tòa án.
Theo Đ104 BLTTHS thì tất cả các cơ quan trên đều có quyền khởi tố vụ án hs. Tuy nhiên, về thẩm quyền khởi tố bị can, theo Đ126 BLTTHS thì Tòa án không có quyền khởi tố bị can.
Như vậy, không phải tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng đều có quyền khởi tố bị can.
2.      Tất cả những người có quyền giải quyết VAHS đều là những người tiến hành tố tụng.
ð Sai, vì:
Những cơ quan khác không phải cơ quan tiến hành tố tụng như: Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Hải quan, Cảnh sát biển và những cơ quan khác trong CAND và QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Đ111 BLTTHS cũng có quyền tham gia giải quyết vụ án hình sự theo những trường hợp luật định.
3.      Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong VAHS đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
ð Sai, tại vì:
Căn cứ vào Đ43 BLTTHS quy định những người có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng bao gồm: Kiểm sát viên; bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của haị; người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. Theo quy định trên thì những người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch…không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
Như vậy, không phải tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong vụ án hình sự đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
4.      Trong mọi trường hợp người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng.
NĐ sai, tại vì;
Căn cứ vào mục 1, phần II NQ 03 thì căn cứ vào thời điểm mà người bào chữa tham gia để quyết định thay đổi hoặc không thay đổi. Nếu người bào chữa không tham gia trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu mà có quan hệ thân thích với người đã và đang tiến hành tố tụng thì sẽ  từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó. Còn nếu người bào chữa tham gia trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận người bào chữa và người bị thay đổi trong trường hợp này là người tiến hành tố tụng có mối quan hệ thân thích với người bào chữa.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến hành tố tụng.
5.      Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố vụ án hình sự đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại K2 Đ57 BLTTHS.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ vào điểm a mục 3 phần II NQ 03  quy định thì trường hợp khi phạm tội là người phạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2 điều 57 BLTTHS.
6.      Trong trường hợp bào chữa bắt buộc quy định tại điểm b K2 Đ57 BLTTHS, khi bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu thay đổi người bào chữa thì yêu cầu đó luôn được chấp nhận.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm c.1 mục 3 phần II NQ03 quy định trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa thì thẩm phán được phân công làm chủ tòa phiên tòa căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 56 BLTTHS, hướng dẫn tại mục 1 phần II nghị quyết để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận.
7.      Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.
NĐ đúng, tại vì:
Theo quy định tại K2 Đ55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê người thân thích của bị can bị cáo. Căn cứ theo khoản 1 Đ55 BLTTHS, nếu người thân thích của bị can bị cáo biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
8.      Người dưới 14 tuổi không được làm chứng.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K2 Đ55 BLTTHS không liệt kê người dưới 14 tuổi không được làm chứng. Và căn cứ theo Khoản 1 Điều 55 BLTTHS nếu người dưới 14 tuổi biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làn chứng.
9.      Người giám định có thể là người thân thích của bị can bị cáo.
NĐ sai, tại vì:
Điểm a Khoản 4 Điều 60 và căn cứ vào Khoản 1 Điều 42 BLTTHS thì khi người giám định là người thân thích của bị can, bị cáo thì người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi.
10. Người phiên dịch có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 61 và Khoản 1 Điều 42 BLTTHS thì khi người phiên dịch là người thân thích của bị can, bị cáo thì phải từ chối hoặc bị thay đổi.
11. Trong mọi trường hợp, thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đã được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm vụ án đó.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm b Mục 6 Phần I NQ03, đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong vụ án là đã tham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Nếu thẩm phán, hội thẩm được  phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhưng chỉ tham gia ra các quyết định: trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, hủy quyết định đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa thì vẫn được tiếp tục giải quyết vụ án.
12. Những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án đều có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại chương IV BLTTHS về người tham gia tố tụng, thì chỉ có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa bởi họ là người bị buộc tội, còn những người tham gia tố tụng khác không có quyền này.
13. Khai báo là quyền của người làm chứng.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 4 Điều 55 BLTTHS quy định: khai báo là nghĩa vụ của người làm chứng.
14. Người thân thích của thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tu cách là người làm chứng trong vụ án đó.
NĐ sai. tại vì:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 BLTTHS về những người không được làm chứng đã không liệt kê về người thân thích của thẩm phán. Do đó căn cứ vào Khoản 1 Điều 55 BLTTHS nếu người than thích của thẩm phán biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
15. Thẩm phán và hội thẩm đều phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích với nhau trong cùng một vụ án.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 46 BLTTHS nếu thẩm phán, hội thẩm trong cùng một hội đồng xét xử là người thân thích với nhau thì phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi. Và theo hướng dẫn tại điểm a, mục 6 phần I NQ03 thì khi có hai người thân thích với nhau thì chỉ có một ngừơi phải từ chối hoặc bị thay đổi.
16. Chỉ có kiểm sát viên viện kiểm sát thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 51 BLTTHS, trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 BLTTHS thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
17. Người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án sẽ không được làm chứng nếu là người bảo vệ quyền  lợi ích của người bị hại.
NĐ đúng, tại vì:
 Căn cứ vào Khoản 2 Điều 55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại.Tuy nhiên đây là một điểm thiếu sót trong phần quy định về người không được làm chứng của BLTTHS. Bởi nếu cho phép người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại làm chứng thì khi họ đưa ra những tình tiết sự thật mà tình tiết đó có thể không có lợi chống  lại người bị hại thì không phù hợp với chức năng công việc của họ. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về người bảo vệ quyền lợi của đương sự thì người làm chứng trong vụ án không được chấp nhận làm người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Như vậy, người biết các tình tiết liên quan đến vụ án sẽ không được làm chứng nếu là người bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại.
I)      Bài tập.
1.      BT 1: Ban đêm A và B cùng đến cơ quan X để trộm cắp tài sản của cơ quan. Trên đường đi A và B gặp C (C 17t, con ông H) và đã rủ C cùng tham gia phi vụ. C đồng ý cùng đi. Đến nơi, C được A và B phân công đứng ngoài canh gác, còn chúng thì thực hiện kế họach đã định. Sau khi trộm được một số tài sản, chúng trộm thêm chiếc xe máy của anh N để chở tài sản trộm được đi tiêu thụ. Sáng hôm sau, C ăn năn, hối cải nên đã đến cơ quan công an tự thú.
Xác định tư cách tố tụng của những người nói trên:
Thứ nhất, tư cách tố tụng của C: Trường hợp 1,theo quy định tại Khoản 1 Điều 86 BLTTHS, C tự thú thì có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ do đó tư cách tố tụng của C trong trường hợp này là người bị tạm giữ. Và tùy vào từng giai đoạn tố tụng tiếp theo mà tư cách của C khác nhau (đã bị khởi tố hình sự C là bị can, còn đã  bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử thì C là bị cáo)
Thứ hai, tư cách tố tụng của A, B: Tùy vào từng giai đoạn tố tụng mà tư cách của A, B lại thay đổi. Nếu A, B đã bị khởi tố hình sự thì tư cách của A, B là bị can; nếu A, B đã bị tòa án đưa ra xét xử thì tư cách của A, B là bị cáo.
Thứ ba, tư cách tố tụng của N: Thiệt hại về vật chất của N là hậu quả của tội phạm do đó N là người bị hại.
Thứ tư, tư cách tố tụng của H: Do C con của H là người chưa thành niên (17 tuổi), nếu C không có tài sản riêng để bồi thường thì H có trách nhiệm bồi thường thay cho con. Trong trường hợp này H là bị đơn dân sự.
Còn đối với cơ quan X, nếu cơ quan X có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cơ quan X tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự.
2.      BT2 :Nguyễn Văn H (20t) đã thực hiện hành vi cướp xe máy của anh B đang đi trên đường và bi bắt quả tang. H bị CQĐT khởi tố về tội cướp tài sản. Ông A (là cha của H) hiện là luật sư tham gia tư cách tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho H.
Xác định tư cách tố tụng của A, B, H;
Thứ nhất, tư cách tố tụng của A: A hiện đang là luật sư tham gia để bảo vệ quyền lợi cho H, vậy tư cách tố tụng của A là người bào chữa.
Thứ hai, tư cách tố tụng của B: B là người bị hại.
Thứ ba, tư cách tố tụng của H: H đã bị khởi tố về tội cướp tài sản, do vậy tư cách tố tụng của H là bị can. Và khi bị tòa án đưa ra xét xử thì tư cách tố tụng của H là bị cáo.
Tình tiết bổ sung: Trong quá trình điều tra, CQĐT cho biết được rằng chiếc xe máy mà B sử dụng là xe của cơ quan X giao cho B đi công tác.
Hỏi: Tư cách tố tụng của người nào có thể bị thay đổi? Có tư cách tố tụng nào mới xuất hiện khi phát hiện tình tiết này hay không?
Trong trường hợp này, tư cách tố tụng của B có thể bị thay đổi. Nếu B có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì tư cách tố tụng của B là nguyên đơn dân sự, nếu b không có đơn yêu cầu thì tư cách tố tụng của B là người có quyền lợi liên quan.
3.      BT3: A rủ B đi “mua dâm”, sau khi tìm được cô C và thỏa thuận giá, cô C gọi thêm cô D đi khách. Khi đang “vui vẻ” thì X và Y xuất hiện, xin đểu A và B, nhưng A và B không cho. X và Y xông vào, dùng gạch, đá ném và quăng A và B xuống hồ nước. Vì không biết bơi nên A chết còn B thì bơi sang được bờ bên kia và nghĩ rằng bạn mình đã thoát chết, B ung dung về nhà. Sau đó, CQĐT ra quyết định KTVA và quyết định KTBC về tội giết người theo quy định tại Đ93 BLHS.
Xác định tư cách tố tụng của những người tham gia tố tụng trong vụ án:
Thứ nhất, tư cách tố tụng của X, Y: X, Y đã bị khởi tố về tội giết người nên căn cứ vào Khoản 1 Điều 49 BLTTHS tư cách tố tụng của X, Y là bị can.
Thứ hai, tư cách tố tụng của B: B là người biết tình tiết của vụ án B có thể được triệu tập tham gia với tư cách là người làm chứng.
Thứ ba, tư cách tố tụng của C, D: nếu C, D biết được tình tiết của vụ án có thể được triệu tập tham gia với tư cách là người làm chứng.
Thứ tư, tư cách tố tụng của người đại diện cho người bị hại đã chết là A

CHƯƠNG 3. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH
1.      Mọi sự vật tồn tại khách quan mà có liên quan đến VAHS thì là chứng cứ.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Khoản 1Điều 64 BLTTHS: “chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án dung làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Như vậy, theo quy định trên thì chứng cứ phải bao gồm tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Nếu một sự vật tồn tại khách quan có liên quan đến vụ án hình sự nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định (tính hợp pháp) thì không được coi là chứng cứ.
2.      Kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ (trinh sát, đặc tình, sổ đen) là chứng cứ.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 64 BLTTHS thì chứng cứ phải có đầy đủ các đặc điểm: phải tồn tại khách quan, có tính liên quan và tính hợp pháp. Đối với kết quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ ( trinh sát, đặc tình, sổ đen), đặc điểm của hoạt động nghiệp vụ này là bí mật, lén lút nên không thỏa mãn được tính hợp pháp (được thu thập theo trình tự thủ tục luật định). Do vậy, kết quả thu được tù hoạt động nghiệp vụ ( trinh sát, đặc tình, sổ đen) không được sử dụng làm chứng cứ mà chỉ là căn cứ để định hướng giải quyết vụ án.
3.      Tất cả những người THTT đều là những người có nghĩa vụ chứng minh VAHS.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 BLTTHS những người tiến hành tố tụng gồm có: Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên; chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án. Nhưng không phải tất cả những người trên đều có nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự, như thư ký tòa án, theo quy định tại Điều 41 BLTTHS về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thư ký tòa án không quy định về nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự. Và căn cứ vào Điều 66 BLTTHS quy định về việc đánh giá chứng cứ_ một hoạt động quan trọng trong chứng minh vụ án cũng không đề cập đến nghĩa vụ của thư ký tòa án.
4.      Kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ Khoản 2 Điều 73 và Điều 159 BLTTHS thì cơ quan THTT có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc chưa đầy đủ. Do đó, kết luận giám định là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.
5.      Kết luận giám định là chứng cứ trong tố tụng hình sự.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 64 BLTTHS thì kết luận giám định là nguồn dùng để xác định chứng cứ chứ không phải là chứng cứ. Kết luận chỉ được coi là chứng cứ khi: thông tin trong kết luận là có thật, được tiến hành theo trình tự thủ tục theo pháp luật quy định và được cơ quan có thẩm quyền dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
6.      Lời khai của người bào chữa không phải là nguồn chứng cứ trong TTHS.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ Khoản 2 Điều 64 BLTTHS quy định về nguồn của chứng cứ không liệt kê lời khai của người bào chữa. Do vậy, lời khai của người bào chữa không phải là nguồn của chứng cứ trong TTHS.
7.      Lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ có thể thay thế được.
NĐ sai, tại vì:
Lời khai của người tham gia tố tụng có thể xem là duy nhất, chính họ là người biết tình tiết sự thật của vụ án do đó không thể lấy lời khai của người này thay thế cho lời khai của người khác. Do đó, lời khai của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được. Và theo quy định của BLTTHS thì chỉ có một nguồn chúng cứ duy nhất có thể thay thế được đó là kết quả giám định.
8.      Vật chứng là nguồn chứng cứ không thể thay thế được.
NĐ đúng, tại vì:
Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS thì “vật chứng: là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu hiệu tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”. Như vậy, vật chứng chứa đựng sự thật của vụ án do đó không thể thay thế được.
9.      Vật chứng chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được giải quyết xong.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 76 BLTTHS thì trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền có quyền quyết định trả lại những vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án.
Như vậy, vật chứng không chỉ có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được giải quyết xong mà có thể trả lại trong qua trình điều tra, truy tố, xét xử.
10. Thư ký tòa án có quyền chứng minh trong vụ án hình sự.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ Điều 41 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thư ký tòa án không quy định về quyền chứng minh của thư ký trong VAHS và căn cứ vào Điều 66 BLTTHS quy định về đánh giá chứng cứ, một hoạt động quan trọng trong quá trình chứng minh VAHS cũng không quy định về quyền của thư ký tòa án trong hoạt động này.
I)      Bài tập:
BT 1: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tình cờ biết được một số tình tiết của vụ án mà mình đang xét xử. Những tình tiết này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án chuyển từ VKS qua.
Hỏi: Khi thực hiện hoạt động xét xử, Thẩm phán có được sử dụng những thông tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án không? Tại sao?
Trong trường hợp này, khi thực hiện hoạt động xét xử, thẩm phán không được sử dụng những thông tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án. tại vì: Những tình tiết của vụ án mà thẩm phán tình cờ biết được không đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ:
Thứ nhất là không thỏa mãn tính hợp pháp của chứng cứ, bởi những tình tiết của vụ án mà thẩm phán biết được không được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định ( không được phản ánh trong hồ sơ vụ án chuyển từ VKS qua).
Thứ hai là không thể xác minh được tính khách quan của những tình tiết này.
Do vậy, khi thực hiện hoạt động xét xử, thẩm phán không được sử dụng những thong tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án.
BT 2: Trinh sát hình sự trong quá trình phá án đã nắm được một số thông tin về tội phạm. Những thông tin này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án.
Hỏi: Tòa án có quyền sử dụng các thông tin này bằng cách mời các trinh sát hình sự tham gia với tư cách là người làm chứng không? Tại sao?
Trong trường hợp này, căn cứ vào khoản 2 Điều 55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê trinh sát hình sự. Và căn cứ vào Khoản 1 Điều 55 BLTTHS thì trinh sát hình sự nếu biết được những tình tiết liên quan đến vụ án có thể được triệu tập đến làm chứng và nếu các thông tin mà trinh sát nắm được thỏa mãn các dấu hiệu chứng cứ thì tòa án có thể sử dụng những thông tin này làm chững cứ. Tuy nhiên, theo lý luận thì trinh sát là những người chủ động tiến hành thu thập thông tin, nếu họ phát hiện được tình tiết của vụ án thì họ phải có biên bản ghi nhận những thông tin này. Nếu những thông tin mà trinh sát nắm được không được phản ánh trong hồ sơ vụ án thì không thỏa mãn tính hợp pháp của chứng cứ do vậy tòa án không được sử dụng những thông tin này.
BT 3:  Ông H trình bày với CQĐT là ông được con trai là X kể lại đã nhìn thấy A và B cãi nhau rồi dẫn đến xô xát với nhau, đột nhiên B đấm vào mặt A, A liền rút dao ra. B quay người bỏ chạy liền bị A đâm 1 nhát vào lưng.
CQĐT yêu cầu X trình bày, kết quả cung tương tự như lời khai của ông H. Hỏi cung A thì A khai “vì B to khỏe hơn và lại đánh A trước nên A mới dùng dao đâm để tự vệ”.
CQĐT tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án và đã thu được 1 con dao, 1 chiếc xe đạp. Kết luận giám định cho biết trên cán dao có dấu vân tay của A và máu trên cán dao thuộc nhóm máu của nạn nhân. Nạn nhân chết do bị đâm. Về chiếc xe đạp, qua quá trình điều tra xác định được đó là xe đạp của A.
        Hỏi:
a)     Xác định các loại nguồn chứng cứ?
b)     Xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng cứ trên?
Trả lời:
a) Các loại nguồn của chứng cứ:
-         Vật chứng là con dao ở hiện trường vì nó được dung làm công cụ phương tiện phạm tội đồng thời mang những dấu vết của tội phạm như: dấu vân tay, vết máu của nạn nhân.
-         Lời khai của người làm chứng là lời khai của X và ông H
-         Lời khai của bị can A.
-         Kết luận giám định.
-         Ngoài ra, những biên bản trong hoạt động điều tra như: bắt người, khám nghiệm hiện trường, khám xét, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng…cũng được coi là nguồn của chứng cứ.
b) Xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng cứ trên.
Khoa học pháp luật tố tụng hình sự phân chia chứng cứ thành nhiều loại dựa vào những tiêu chí khác nhau;
-         Xét trong mối quan hệ giữa chứng cứ và đối tượng chứng minh, chứng cứ bao gồm: chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp
-         Xét trong mối quan hệ giữa chứng cứ với nơi xuất xứ của nó thì bao gồm: chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại (thuật lại).
-         Trong mối quan hệ giữa chứng cứ với ý nghĩa pháp lý hình sự, chứng cứ được chia thành: chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội.
Từ các căn cứ trên, có thể xác định các loại chứng cứ trong các loại nguồn chứng cứ trên bao gồm:
-         Dấu vân tay của A và vết máu của nạn nhân trên con dao mà cơ quan điều tra đã thu thập trên hiện trường:
+ Là chứng cứ gián tiếp vì từ dấu vân tay và vết máu kết hợp với kết luận giám định, lời khia của người làm chứng cơ quan điều tra mới xác định được A là người phạm tội.
+ Là chứng cứ gốc vì được thu thập mà không thong qua một khâu trung gian nào.
+ Là chứng cứ buộc tội vì nó thể hiện rõ việc phạm tội, sự kiện phạm tội và lỗi của A.
-         Những thong tin trong lời khai của X và A:
+ Là chứng cứ trực tiếp vì cho biết những nguồn tin quan trọng và cơ bản nhất của hành vi phạm tội, phục vụ trực tiếp cho việc làm rõ những yếu tố cấu thành tội phạm.
+ Là chứng cứ gốc vì được hình thành từ nguyên bản.
+ Là chứng cứ buộc tội.
-         Những thong tin trong lời khai của ông H.
+ Là chứng cứ trực tiếp.
+ Là chứng cứ sao chép ( thuật lại) vì ông H nghe con trai là X kể lại.
+ Là chứng cứ buộc tội/
-         Những thông tin trong kết luận giám định:
+ Là chứng cứ gián tiếp vì không trực tiếp xác định tội phạm mà phải kết hợp với những yếu tố khác mới xác định được đối tượng chứng minh.
+ Là chứng cứ gốc.
+ Là chứng cứ buộc tội.
-         Những thông tin trong biên bản hoạt động ĐT: là chứng cứ gián tiếp, chứng cứ gốc.

CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN (BPNC)
1.      Biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo.
NĐ sai, tại vì :
Căn cứ Điều 79 BLTTHS các BPNC được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như cần đảm bảo thi hành án.
Theo quy định này thì trường hợp áp dụng BPNC để kịp thời ngăn chặn tội phạm thì đối tượng bị áp dụng BPNC không phải là bị can, bị cáo. Cụ thể, đối với BPNC bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì đối tượng bị áp dụng không phải là bị can, bị cáo mà khi các chủ thể thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 81 BLTTHS thì có thể bị áp dụng BPNC này. Và đối với các BPNC khác như : bắt người phạm tội quả tang, biện pháp tạm giữ cũng có thể áp dụng đối với người chưa phải là bị can, bị cáo.
2.      VKS có quyền áp dụng tất cả các biện pháp ngăn chặn trong TTHS.
NĐ sai, tại vì :
Theo quy định tại Đ79 BLTTHS thì BPNC bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Trong tất cả các biện pháp ngăn chặn trên không phải biện pháp nào VKS cũng có quyền áp dụng. Theo quy định tại K2 Đ81 BLTTHS quy định về thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì VKS không có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Và căn cứ vào k2 Đ86 BLTTHS quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ thì VKS cũng không có quyền áp dụng biện pháp này.
3.      VKS không có quyền hủy bỏ BPNC trái pháp luật của Tòa án.
NĐ đúng, tại vì :
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 94 BLTTHS thì đối với những BPNC do VKS phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do VKS quyết định. Theo quy định về thủ tục áp dụng trong các BPNC được quy định tại chương VI BLTTHS thì các BPNC do Tòa án áp dụng không cần có sự phê chuẩn của VKS. Do vậy VKS không có quyền hủy bỏ BPNC trái pháp luật của Tòa án.
4.      Biện pháp tạm giữ vẫn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo.
NĐ đúng, tại vì :
Căn cứ K1 Đ86 BLTTHS thì biện pháp tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội đầu thú, tự thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Đối với trường hợp người phạm tội đã có quyết định khởi tố VAHS hoặc bị tòa án quyết định đưa ra xét xử nhưng bỏ trốn sau đó cơ quan có thẩm quyền quyết định ra lệnh truy nã và bị bắt thì có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ. Như vậy, đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ trong trường hợp này là bị can, bị cáo. Do đó, biện pháp tạm giữ có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo.
5.      Biện pháp tạm giữ là biện pháp ngăn chặn duy nhất có thể được áp dụng ngay sau khi bắt được người đang bị truy nã.
NĐ sai, tại vì ;
Căn cứ vào điểm a K2 Đ88 BLTTHS thì bị can bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã thì cũng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam. Và căn cứ vào K2 Đ83 thì biện pháp tạm giam có thể được áp dụng ngay sau khi bắt được người đang bị truy nã. Cụ thể là sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi ngay lệnh tạm giam đã được VKS cùng cấp phê chuẩn cho CQĐT nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, CQĐT nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.
Như vậy, biện pháp tạm giữ không phải là biện pháp ngăn chặn duy nhất có thể được áp dụng ngay sau khi bắt được người đang bị truy nã.
6.      Thời hạn tạm giữ không được tính vào thời hạn tạm giam.
NĐ sai, tại vì :
Căn cứ K4 Đ87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
7.      Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có quyền ra quyết định tạm giữ.
NĐ sai, tại vì :
Căn cứ Khoản 2 Điều 86 BLTTHS quy định về những chủ thể có quyền ra quyết định tạm giữ bao gồm: những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại k2 Đ81 BLTTHS, chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển. Và trong các chủ thể quy định tại k2 Đ81 BLTTHS không quy định thẩm quyền của VTVKSND các cấp.
8.      Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam.
NĐ sai, tại vì :
Theo quy định tại K1 Đ91 BLTTHS thì biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú có thể được áp dụng đối với bị can bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS, Tòa án. Như vậy, việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không căn cứ vào bị can, bị cáo là người Việt Nam hay là người nước ngoài. Do đó, nếu người nước ngoài phạm tội mà có nơi cư trú rõ ràng thì cũng có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
9.      Biện pháp bảo lĩnh chỉ áp dụng cho bị cáo là người chưa thành niên.
NĐ sai, tại vì :
Theo quy định tại K1 Đ92 BLTTHS thì biện pháp bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn được áp dụng thay thế cho biện pháp tạm giam. Và căn cứ vào Đ88 BLTTHS thì biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng; bị can bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Như vậy, biện pháp bảo lĩnh có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo nêu trên chứ không phải chỉ áp dụng cho bị cáo là người chưa thành niên.
10. Biện pháp bảo lĩnh chỉ áp dụng cho bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng.
NĐ sai, tại vì :
Giải thích tương tự câu 9.
11. Không được áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
NĐ sai, tại vì :
Giải thích tương tự câu 9.
12. Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo được áp dụng không phụ thuộc vào việc bị can, bị cáo phạm loại tội gì.
NĐ đúng, tại vì :
Căn cứ K1 Đ93 BLTTHS thì biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm được áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam mà căn cứ vào K1 Đ88 BLTTHS thì biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với mọi loại tội phạm. Do đó biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo được áp dụng không phụ thuộc vào việc bị can, bị cáo phạm loại tội gì.
13. Mọi quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm đều phải được Viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
NĐ sai, tại vì :
Theo k2 Đ93 BLTTHS thì có nhiều chủ thể có quyền quyết định việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, bao gồm những người quy định tại K1 Đ80 BLTTHS, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa. Tuy nhiên, chỉ có quyết định của những người quy định tại Điểm d, K1 Đ80 BLTTHS bao gồm: thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT mới phải được VKS cùng cấp phê chuẩn.
Do đó, không phải mọi quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm đều phải được Viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
14. Biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm.
NĐ đúng, tại vì :
Căn cứ Đ88 BLTTHS thì biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng; bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Mặt khác, theo quy định của BLHS thì tất cả các loại tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) đều có khung hình phạt trên hai năm. Do đó đối với loại tội nghiêm trọng ít nghiêm trọng mà có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì có thể áp dụng biện pháp tạm giam.
Do đó, biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm.
15. Lệnh bắt người của CQĐT trong tất cả các trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành.
NĐ sai, tại vì :
Theo quy định tại Đ81 BLTTHS thì lệnh bắt người của cơ quan điều tra trong trường hợp khẩn cấp thì không cần có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành.
16. Lệnh bắt người của CQĐT trong tất cả các trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của Viện trưởng VKS cùng cấp.
NĐ đúng, tại vì :
Theo quy định của BLTTHS thì có hai trường hợp bắt người CQĐT phải ra lệnh bắt người đó là: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điểm d K1 Đ80 BLTTHS và bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Điểm a K2 Đ81 BLTTHS. Và cả hai trường hợp này đều phải có sự phê chuẩn của Viện trưởng VKS cùng cấp (bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành còn bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì phải thông báo ngay cho VKS và phê chuẩn sau khi thi hành)
17. Tất cả các trường hợp bắt người đều phải có lệnh.
NĐ sai, tại vì :
Theo quy định tại Đ82 BLTTHS về bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền. Do đó trong trường hợp bắt người này không cần phải có lệnh.
18. Tất cả các lệnh tạm giam đều phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
NĐ sai, tại vì :
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 88 BLTTHS thì những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 BLTTHS thì có quyền ra lệnh tạm giam. Tuy nhiên, không phải tất cả các lệnh tạm giam do những người có thẩm quyền trên ra lệnh đều phải được VKS phê chuẩn trước khi thi hành mà chỉ lệnh tạm giam của những người được quy định tại Điểm d K1 Đ80 BLTTHS mới phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
19. Biện pháp tạm giam không được áp dụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên.
NĐ sai, tại vì :
Bị can, bị cáo là người chưa thành niên vẫn có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại K1, K2 Đ303 và Đ88 BLTTHS, cụ thể là :
-         Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại Đ88 BLTTHS nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
-         Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại Đ88 BLTTHS nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
20. Biện pháp tạm giam không được áp dụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng.
NĐ đúng, tại vì :
Căn cứ vào Đ303 BLTTHS thì không có trường hợp nào người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng bị áp dụng biện pháp tạm giam.
21. Biện pháp tạm giam không được áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ đang mang thai, người già yếu.
NĐ sai, tại vì :
Căn cứ vào K2 Đ88 BLTTHS thì bị can, bị cáo là phụ nữ có thai, người già yếu mà có nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng BPNS khác ngoại trừ những trường hợp :
-         bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã ;
-         Bị can, bị cáo được áp dụng BPNC khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử.
-         Bị can, bị cáo phạm tội an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Như vậy, biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ đang mang thai, người già yếu.
22. Biện pháp tạm giam được áp dụng đối với mọi loại tội phạm.
NĐ sai, tại vì :
Theo quy định tại Đ88 BLTTHS thì đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng ; phạm tội rất nghiêm trọng thì có thể được áp dụng trong mọi trường hợp. Còn đối với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng thì chỉ có thể được áp dụng khi thỏa mãn điều kiện : phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Như vậy, không phải biện pháp tạm giam được áp dụng đối với mọi loại tội phạm mà đối với loại tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng phải thỏa mãn được các điều kiện trên mới được áp dụng.
Lưu ý : Nếu biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với mọi loại tội phạm thì nhận định này là đúng.
23. Người chưa thành niên chỉ bị tạm giam khi họ phạm tội rất nghiêm trọng.
NĐ sai, tại vì :
Căn cứ vào Đ303 BLTTHS thì người chưa thành niên cũng có thể bị tạm giam khi phạm tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, cụ thể :
-         Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại Đ88 BLTTHS nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
-         Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại Điều 88 BLTTHS nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
24. Tất cả các trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang đều phải ra quyết định tạm giữ.
NĐ sai, tại vì :
Theo quy định tại k1 Đ83 BLTTHS sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang không phải trong mọi trường hợp cơ quan điều tra đều phải ra quyết định tạm giữ mà còn có thể trả tự do cho người bị bắt.
25. Trong mọi trường hợp việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng đều phải do viện kiểm sát quyết định.
NĐ sai, tại vì :
Theo quy định tai K2 Đ94 BLTTHS thì chỉ đối với những biện pháp ngăn chặn do viện kiểm sát phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế mới phải do viện kiểm sát quyết định. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng đều phải do viện kiểm sát quyết định như trường hợp biện pháp ngăn chặn ( bắt bị can, bị cáo để tam giam ; tạm giam ; cấm đi khỏi nơi cư trú..) do tòa án áp dụng không cần có sự phê chuẩn của viện kiểm sát thì khi hủy bỏ hoặc thay thế không do viện kiểm sát quyết định mà do tòa án quyết định.
Bài tập 1 : Xí nghiệp dược liệu tỉnh A báo cho CQĐT biết: đêm qua kho của xí nghiệp đã bị kẻ gian đột nhập lấy đi một số dược liệu quý. Cùng ngày có 1 người ở gần kho dược liệu cho biết: đã nhìn thấy 1 người lạ mặt đã lảng vảng ở khu vực kho vào thời điểm xảy ra vụ trộm. Theo sự mô tả của người này, CQĐT đã nhận diện được 1 người lạ mặt ở bến xe ôtô. Qua kiểm tra hành chính, thấy người này mang 3kg thuốc phiện.
        Hỏi:
a) Theo quy định ccảu PLTTHS thì CQTHTT có quyền bắt người đó trong trường hợp nói trên hay không? Nếu có thì đó là bắt người trong trường hợp nào?
b) Gỉa định người đó mang 3 kg dược liệu quý và xác định đó là số dược liệu lấy từ kho của xí nghiệp thì phải giải quyết như thế nào?
Trả lời:
a) Theo quy định của PLTTHS thì trong trường hợp trên CQTHTT có quyền bắt người này theo trường hợp bắt người phạm tội quả tang được quy định tại K1 Đ82 BLTTHS bởi theo tình tiết mô tả thì người này mang 3kg thuốc phiện, theo quy định của BLHS thì người này đang thực hiện hành vi phạm tội.
b) Nếu phát hiện người đó mang 3kg dược liệu quý và xác định là số dược liệu lấy từ kho của xí nghiệp thì căn cứ vào Đc, K1 Đ81 BLTTHS CQĐT có quyền ra lệnh bắt người đó ( bắt người trong trường hợp khẩn cấp).
Bài tập 2 : Trong khi tuần tra, anh A (cảnh sát khu vực) phát hiện B và C đang trộm cắp tài sản của ông H. A bắt được B, còn C thì bỏ chạy không bắt được. Mấy ngày sau, trên đường đi đến trụ sở cơ quan, anh A phát hiện C đang ngồi trong quán cà phê. Anh A đã cùng đồng đội bắt  được C.
         Hỏi: Việc bắt B và C là đúng hay sai? Tại sao?

+ Việc A bắt B là đúng, tại vì : trong trường hợp này, B đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản và bị A phát hiện. Căn cứ theo Điều 82 BLTTHS về bắt người phạm tội quả tang thì «  bất kỳ người nào cũng co quyền bắt và giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền ». Do đó, A bắt B là đúng theo quy định của pháp luật.
+ Việc A bắt C là sai, tại vì : Theo tình tiết trong trường hợp trên thì sau vài ngày, A phát hiện C đang ngồi trong quán cafe có nghĩa là đã có sự gián đoạn về mặt thời gian giữa việc đuổi bắt và việc bỏ trốn nên không còn gọi là bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang nữa. Do đó , A không được bắt mà phải báo cho cơ quan có thẩm quyền biết để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Đb, K1 Đ81 BLTTHS « khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đụng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn ». Vì thế, A cùng đồng đội bắt C là không đúng theo quy định của pháp luật bởi bắt C trong trường hợp này phải có lệnh bắt.
 Bài tập 3 : A thực hiện hành vi cướp giật, ngay sau đó đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt được. A bị dẫn giải đến trụ sở Công an quận vào lúc 10h sáng. Sau khi xem xét trường hợp phạm tội của A, Thủ trưởng cơ quan CSĐT công an quận đã ra Quyết định tạm giữ A vào lúc 16h cùng ngày.
   Hỏi 1:
a) Theo quy định PLTTHS VN, thủ tục “Tạm giữ” A được thực hiện như thế nào?
b) Thời hạn tạm giữ A được tính từ thời điểm nào? A có thể bị tạm giữ tối đa là bao lâu?
Hỏi 1 :
a)     Thủ tục tạm giữ A được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, K3 Đ86 BLTTHS.
b)     Theo quy định tại K1 Đ87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ tính từ ngày cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Do đó, trong trường hợp này thời hạn tạm giữ A  tính từ lúc 10h sáng ngày A bị dẫn giải đến trụ sở công an quận.
Theo quy định tại K2 Đ87 BLTTHS thì A có thể bị tạm giữ tối đa 9 ngày.
Hỏi 2: CQĐT ra Quyết định khởi tố Bị can đối với A theo K1 Đ136 BLHS (có mức phạt tù từ 1 năm -> 5 năm) thì CQĐT có thể ra Lệnh Tạm giam A được không?
Căn cứ vào Điểm B Khoản 1 Điều 88 BLTTHS thì biện pháp tạm giam có thể được áp dụng với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Trong trường hợp này, tội mà A phạm có khung hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm và nếu có thêm căn cứ cho rằng A có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội thì cơ quan điều tra có thể ra lệnh tạm giam A.
Hỏi 3: Gỉa sử trong quá trình tạm giam, phát hiện A là người bị bệnh nặng và có nơi cư trú rõ ràng thì Thủ trưởng CQĐT có thể ra Quyết định hủy bỏ Lệnh tạm giam để thay thế bằng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được không? Vì sao?
Trong trường  hợp này thủ trưởng cơ quan điều tra không thể ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giam để thay thế bằng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, tại vì: Căn cứ vào Khoản 3 Điều 88 BLTTHS thì quyết định tạm giam của thủ trưởng cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành nên căn cứ vào Khoản 2 Đ94 BLTTHS thì biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do viện kiểm sát quyết định.
Hỏi 4: Nếu A được tại ngoại mà bỏ trốn, sau khi bắt được A theo Lệnh truy nã CQĐT có được quyền tạm giam A hay không? Vì sao ?
Việc cơ quan điều tra có được quyền tạm giam A hay không có thể xét hai trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: CQĐT bắt A không đồng thời là cơ quan ra lệnh truy nã thì trong trường hợp cơ quan ra lệnh truy nã không thể đến nhận người bị bắt ngay thì sau khi lấy lời khai CQĐT nhận người bị bắt phải ra quyết định tạm giữ và thong báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã.
+ Trường hợp 2: CQĐT bắt A đồng thời là cơ quan ra quyết định truy nã thì sau khi bắt được A, cơ quan này phải ra ngay quyết định tạm giam.
Hỏi 5: Gỉa sử sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa thấy cần phải xét xử A theo K2 Đ136 BLHS (có mức phạt tù từ 3 năm -> 10 năm) nhưng lại có người đủ điều kiện đứng ra bảo lĩnh cho A. Trong trường hợp này có thể áp dụng biện pháp “Bảo lĩnh” đối với A không?
Trong trường hợp này có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với A.
Theo quy định tại K1 Đ92 BLTTHS thì biện pháp bảo lĩnh được áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, CQĐT, VKS, TA có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. Trong trường hợp này, A đã thỏa mãn điều kiện tạm giam được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 88 BLTTHS là đã phạm tội rất nghiêm trọng và nếu A thỏa mãn điều kiện được bảo lĩnh quy định tại Điều 92 BLTTHS thì có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với A.
Bài tập 4: A thực hiện hành vi cướp giật nhưng ngay sau đó đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt được. A bị dẫn giải đến trụ sở Công an phường vào lúc 7h sáng. Sau khi tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, A được giải lên trụ sở công an quận vào lúc 16h cùng ngày.
   Hỏi:
a)       Theo quy định hiện hành của BLTTHS, thủ tục tạm giữ A được thực hiện như thế nào?
Thủ tục tạm giữ A được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, K3 Đ86 BLTTHS.
b)       Thời hạn tạm giữ A được tính vào thời điểm nào? A có thể bị tạm giữ tối đa là bao lâu?
Theo quy định tại K1 Đ87 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ được tính từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Do đó, thời hạn tạm giữ A được tính từ lúc 16h ngày A được giải lên trụ sở công an quận. Và căn cứ vào k2 Đ87 BLTTHS thì A có thể bị tạm giữ tối đa 9 ngày.
c)       CQĐT ra QĐ KTBC đối với A theo K1 Đ136 BLHS thì CQĐT có thể ra Lệnh tạm giam A được không?
CQĐT ra QĐKTBC đối với A theo K1 Đ136 BLHS thì cơ quan điều tra có thể ra lệnh tạm giam A. Tại vì: A bị khởi tố theo K1 Đ136 BLHS có mức hình phạt tối đa là 5 năm tù thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng theo quy định tại Đièu 8 BLHS. Và căn cứ theo đb k1 Đ88 BLTTHS thì A phạm tội nghiêm trọng và có căn cứ cho rằng A có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì cơ quan điều tra có thể ra lệnh tạm giam A.
d)     Gỉa sử trong quá trình tạm giam, phát hiện A là người bị bệnh nặng và có người đủ điều kiện bảo lĩnh thì Thủ trưởng CQĐT có thể ra quyết định thay thế bằng biện pháp bảo lĩnh không? Tại sao?
Trong trường hợp này thủ tưởng cơ quan điều tra không thể ra quyết định thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp bảo lĩnh. Tại vì: Căn cứ vào K3 Đ88 BLTTHS thì quyết định tạm giam của thủ trưởng cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành nên căn cứ vào Khoản 2 Điều 94 BLTTHS thì biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do viện kiểm sát quyết định.

CHƯƠNG 5. KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ (KTVA)
1.      Tố giác của công dân là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K1 Đ100 BLTTHS thì tố giác của công dân không phải là căn cứ để khởi tố VAHS mà là cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm.
2.      Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án là cơ quan tiến hành tố tụng.
NĐ sai, tại vì:
Ngoài CQTHTT thì một số cơ quan khác cũng có thẩm quyền KTVA như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác trong CAND, QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 111.
3.      Mọi hành vi phạm tội do cán bộ thuộc cơ quan tư pháp thực hiện đều do cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC khởi tố vụ án.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại K1 Đ18 Pháp lệnh số 23 về tổ chức điều tra hình sự quy định về thẩm quyền điều tra của VKSNDTC thì CQĐT VKSNDTC điều tra các VAHS về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Như vậy, hành vi phạm tội do cán bộ tư pháp thực hiện không thuộc các loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp và các tội này không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì CQĐT thuộc VKSNDTC không có quyền điều tra và do đó cũng không có quyền khởi tố vụ án.
4.      Trong mọi trường hợp việc KTVAHS không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điều 105 BLTTHS thì những vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 171 BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Và trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
5.      KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại k1 Đ105 BLTTHS thì KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại được áp dụng đối với những vụ án án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 171 BLHS. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 111 có mức hình phạt tù tối đa là 7 năm và khoản 1 Điều 113 có mức hình phạt tù tối đa là 5 năm đã thuộc loại tội nghiêm trọng được quy định tại Điều 8 BLHS .
Như vậy, KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại không chỉ được áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng mà còn đối với tội nghiêm trọng.
6.      Trong mọi trường hợp khi người bị hai rút yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì vụ án phải được đình chỉ.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ K2 Đ105 BLTTHS: trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố một cách hợp pháp thì cơ quan có thẩm quyền phải đình chỉ vụ án. NĐ sai, tại vì: tùy vào giai đoạn mà người bị hại rút yêu cầu để ra quyết định. Nếu trong giai đoạn điều tra thì ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại đa k2 Đ164 BLTTHS. Nếu trong giai đoạn truy tố thì ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại k1 Đ169 BLTTHS. Nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 180 BLTTHS.
7.      HĐXX có thể thực hiện đồng thời việc yêu cầu VKS khởi tố và tự mình khởi tố vụ án đó.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ đoạn 3 k1 Đ104 BLTTHS thì HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu viện kiểm sát KTVAHS nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Như vậy, Tòa án chỉ có thể thực hiện một trong hai hành vi là yêu cầu VKS khởi tố hoặc tự mình khởi tố chứ không được đồng thời thực hiện hai hành vi trên.
8.      Tất cả các hoạt động chứng minh tội phạm chỉ được thực hiện sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan có thẩm quyền.
NĐ sai, tại vì:
Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động chứng minh tội phạm và căn cứ vào k2 Đ150 thì hoạt động khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi KTVAHS.
9.      Trong mọi trường hợp, căn cứ khởi tố vụ án hình sự là dấu hiệu tội phạm.
NĐ sai, tại vì:
Đối với trường hợp KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Đ105 thì căn cứ để KTAHS không chỉ là dấu hiệu tội phạm mà còn có căn cứ là yêu cầu khởi tố của người bị hại.
10. Khi thực hiện chức năng công tố, VKS có quyền hủy bỏ mọi quyết định không khởi tố không có căn cứ của các cơ quan có thẩm quyền.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ khoản 1 Điều 108 BLTTHS thì HĐXX có quyền ra quyết định không KTVA và căn cứ vào khoản 3 Điều 109 BLTTHS thì cũng tương tự như quyết định KTVA không có căn cứ thì đối với quyết định không KTVA không có căn cứ của HĐXX thì VKS không có quyền hủy bỏ mà chỉ được kháng nghị lên Tòa án cấp trên.
Tuy nhiên, trên thực tế HĐXX không ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
11. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì có quyền thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án không có căn cứ.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ Điều 104 BLTTHS thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định KTVAHS bao gồm: CQĐT, VKS, HĐXX và ngoài ra căn cứ vào Điều 111 BLTTHS thì các cơ quan như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của CAND, QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có quyền ra quyết định KTVA. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định KTVA nhiều như vậy nhưng không phải tất cả các cơ quan trên đều có quyền thay đổi bổ sung mà theo quy định tại Điều 106 BLTTHS thì chỉ có CQĐT và VKS mới có quyền thay đổi, bổ sung quyết định KTVAHS.
 Mặt khác, theo quy định tại Điều 109 BLTTHS thì đối với các quyết định KTVA không có căn cứ của HĐXX thì VKS kháng nghị với TA cấp trên còn đối với các quyết định khởi tố không có căn cứ của các chủ thể còn lại thì VKS ra quyết định hủy bỏ đối với các quyết định khởi tố đó chứ không phải thay đổi, bổ sung. Việc thay đổi bổ sung chỉ áp dụng đối với những quyết định khởi tố có căn cứ nhưng khởi tố không đúng với hành vi phạm tội được quy định tại Điều 106 BLTTHS.

Bài tập:
Bài tập 1: Nêu hường giải quyết của VKS khi:
a)     Phát hiện dấu hiệu tội phạm.
Khi phát hiện dấu hiệu tội phạm, căn cứ vào K1 Đ 103 BLTTHS VKS có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin về dấu hiệu tội phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và kiến nghị khởi tố theo quy định tại k4 Đ103 BLTTHS.
Lưu ý: VKS chỉ được khởi tố vụ án trong hai trường hợp là hủy quyết định không khởi tố không có căn cứ và trong trường hợp hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.
b)     Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT không có căn cứ.
Căn cứ vào k 2 Đ109 BLTTHS thì trong trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra không có căn cứ thì VKS hủy quyết định không khởi tố đó và ra quyết định khởi tố vụ án.
c)     Khi nhận được yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của HĐXX  thì Viện Kiểm Sát sẽ xem xét nếu có căn cứ thì VKS sẽ ra quyết định khởi tố vụ án theo quy định tại K1 Đ104 BLTTHS và trong 24 h kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự VKS phải gửi quyết định đó đến cơ quan điều tra để tiến hành điều tra theo quy định tại k3 Đ104 BLTTHS.
Bài tập 2:
A là bị cáo trong một vụ trộm cắp tài sản. Biết được B sẽ là thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa xét xử A. Người nhà A đã mang tiền đưa hối lộ cho B ( 10 triệu đồng) với ý định nhờ B xem xét, xử theo hướng có lợi cho A. Hãy xác định thẩm quyền KTVAHS trong những trường hợp sau:
+ Trường hợp B không nhận tiền: Chỉ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với người nhà của A. Trong trường hợp này căn cứ vào k1 Đ110 BLTTHS thuộc thẩm quyền điều tra trong công an nhân dân do đó cơ quan điều tra trong công an nhân dân có thẩm quyền khỏi tố vụ án đối với người nhà của A.
+ Trường hợp B nhận tiền nhưng xét xử đúng người đúng tội: Trong trường hợp này khởi tố vụ án đối với B và người nhà của A. Căn cứ vào k1 Đ110 BLTTHS trường hợp này thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong công an nhân dân do đó cơ quan điều tra trong công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án đối với B và người nhà của A.
+ Trường hợp B nhận tiền và xét xử theo yêu cầu của người nhà của A: Trong trường hợp này B phạm tội nhận hối lộ thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong công an nhân dân, B vừa phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp này chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc phân định thẩm quyền, trên thực tế thuộc thẩm quyền điều tra trong công an nhân dân.
Bài tập 3:
A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của B, tài sản trị giá 3 triệu đồng. B đã tố giác hành vi phạm tội của A với công an.
a)     Xác định trình tự khởi tố vụ án hình sự.
Căn cứ vào Đ103, Đ104 BLTTHS trình tự khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp trên như sau:
-         Khi B tố giác hành vi phạm tội của A với cơ quan công an, cơ quan công an có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác do B báo.
-         Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác của B về hành vi phạm tội của A, cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
-         Trong trường hợp sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết ohuwcs tạp hoặc phải kiểm tra xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn nhưng không quá hai tháng.
-         Kết quả giải quyết tố giác của cơ quan điều tra phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan công an phải thong báo cho B biết.
-         Cơ quan công an phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ B.
-         Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố đối với A theo quy định tại k1 Đ104 BLTTHS.
b)     Sau khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố, trong quá trình điều tra A và B đã tự thỏa thuận phần bồi thường. B làm đơn yêu cầu CQĐT đình chỉ điều tra. Hướng giải quyết:
Trong trường hợp này cơ quan điều tra vẫn tiếp tục điều tra vì căn cứ vào Điều 164 BLTTHS quy định về đình chỉ điều tra thì đơn yêu cầu của B không phải là căn cứ để cơ quan điều tra đình chỉ vụ án.
Bài tập 4:
A gây thương tích cho B, hành vi gây thương tích ứng với K1 Đ104 BLHS. B đã làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền KT A, và CQĐT đã KTVAHS đối với A về tội danh trên. Trong khi VKS đang lập bản cáo trạng để truy tố bị can A thì Btự nguyện rút đơn yêu cầu khởi tố với lý do hai bên đã tự thỏa thuận để giải quyết sự việc. Tuy nhiên, VKS nhận thấy phải tiếp tục tiến hành truy tố và xét xử A để phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Do vậy VKS vẫn giữ nguyên cáo trạng và tòa án đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm tuyên A một năm tù giam.
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc làm trên của VKS và TA là sai, tại vì:
+Căn cứ vào k2 Đ105 BLTTHS trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Trong trường hợp trên, khi VKS đang lập cáo trạng để truy tố bị can A thì B tự nguyện rút đơn yêu cầu khởi tố với lý do hai bên đã tự thỏa thuận để giải quyết vụ việc. Theo quy định trên thì vụ án phải được đình chỉ nhưng TA đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm tuyên A một năm tù là sai.
+ Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, B mới rút yêu cầu khởi tố vụ án thì TA vẫn tiến hành xét xử bình thường. Tại vì theo quy định của BLTTHS thì TA không có căn cứ để tạm đình chỉ, đình chỉ hay hoãn phiên tòa.
+ Giả sử thay vì rút đơn yêu cầu, B đã gửi đơn bãi nại cho vks đồng thời yêu cầu viện kiểm sát không tiếp tục giải quyết vụ án nữa thì trong trường hợp này VKS vẫn tiến hành giải quyết vụ án bình thường vì đơn bãi nại không phải là hình thức rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự do vậy VKS vẫn tiến hành giải quyết vụ án bình thường.
Bài tập 5:
A gây thương tích cho B, đánh giá ban đầu cho thấy hành vi gây thương tích tương ứng với K1 Đ104 BLHS, B đã làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền KT A và CQĐT đã khởi tố vụ án hình sự đối với A về tội danh trên. Trong quá trình điều tra, CQĐT đã thực hiện công tác giám định, kết quả tỷ lệ thật tật của B lên đến 37%. Đồng thời lúc này, B đã làm đơn rút yêu cầu KTVAHS
Hướng giải quyết của CQĐT trong trường hợp này:
Trong trường hợp này, qua công tác giám định cho thấy kết quả tỷ lệ thương tật của A lên đến 37% do đó A đã phạm vào tội quy định tại k2 Đ104 BLHS. Do đó, căn cứ vào Điều 105 BLTTHS thì tội này không thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Do vậy, khi cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố A thì việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của B không là căn cứ để vụ án phải đình chỉ. Và căn cứ vào Điều 106 và Điều 127 BLTTHS thì cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự và thay đổi quyết định khởi tố bị can.

CHƯƠNG 6. ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.      Mọi trường hợp thường dân phạm tội đều do CQĐT thuộc lực lượng CAND điều tra.
NĐ sai, tại vì: Căn cứ vào K2 Đ3 PLTCTAQS thì trường hợp thường dân phạm tội nhưng phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội thì TAQS có thẩm quyền xét xử. Và căn cứ vào K2 Đ110 BLTTHS quy định: “CQĐT trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS. Do đó trong trường hợp thường dân phạm tội nhưng phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội thì do CQĐT trong QĐND điều tra. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp thường dân phạm tội đều do CQĐT thuộc lực lượng CAND điều tra,
2.      Trong mọi trường hợp, quân nhân phạm tội đều do CQĐT trong QĐND tiến hành điều tra.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Đ4 PL TCTAQS thì đối với trường hợp người đang phục vụ trong quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trước khi vào quân đội nhưng tội phạm mà họ thực hiện không liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội thì thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Do đó căn cứ Khoản 2 Điều 110 BLTTHS quy định “CQĐT trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS” thì trong trường hợp này mặc dù là quân nhân phạm tội nhưng CQĐT trong QĐND không có thẩm quyền điều tra.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, quân nhân phạm tội đều do CQĐT trong QĐND tiến hành điều tra.
3.      Trong mọi trường hợp khi Cán bộ ngành tư pháp thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp đều do CQĐT trong VKSNDTC thực hiện việc điều tra.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ Điều 18 PLTCĐTHS thì VKSNDTC điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Do đó, nếu cán bộ ngành tư pháp thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp nhưng tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS thì cơ quan điều tra trong VKSNDTC không có thẩm quyền điều tra.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp khi cán bộ ngành tư pháp thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp đều do CQĐT trong VKSNDTC thực hiện điều tra.
4.      Tất cả các cơ quan có thẩm quyền KTVA đều có thẩm quyền điều tra vụ án.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại Đ104 và Đ111 BLTTHS có nhiều cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án: VKS, TA, CQĐT, Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Hải quan…Tuy nhiên, căn cứ vào K1 Đ5 PLTCĐTHS thì chỉ CQĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được tiến hành điều tra các VAHS. Do đó, không phải tất cả các cơ quan có thẩm quyền KTVAHS đều có thẩm quyền điều tra vụ án.
5.      Tất cả các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án đều có quyền khởi tố bị can.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K1 Đ5 PLTCĐTHS thì CQĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền điều tra VAHS. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 111 BLTTHS thì trong một số trường hợp cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt dộng điều tra không có thẩm quyền khởi tố bị can. Do đó không phải tất cả các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án đều có thẩm quyền khởi tố bị can.
6.      Các cơ quan khác của CAND được giao một số hoạt động điều tra có quyền khởi tố bị can.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K2 Đ111 BLTTHS thì cơ quan khác của CAND được giao một số hoạt động điều tra không có quyền khởi tố bị can mà sau khi khởi tố vụ án, tiên hành những hoạt động điều tra ban đầu thì phải chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định KTVA.
7.      VKS không được quyền ra quyết định khởi tố bị can.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K5 Đ126 BLTTHS thì sau khi nhận được hồ sơ và kết luận điều tra mà VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì VKS quyết định khởi tố bị can.
8.      Tất cả các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định KTVA
NĐ sai, tại vì:
Khám nghiệm hiện trường là một trong những hoạt động điều tra quan trọng. Căn cứ K2 Đ150 thì hoạt động khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi KTVAHS.
Như vậy, không phải tất cả các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự.
9.      Việc ủy thác điều tra chỉ được tiến hành giữa các CQĐT với nhau.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ vào Đ118 BLTTHS quy đinh “khi cần thiết, cơ quan điều tra có thể ủy thác cho cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra”. Như vậy, việc ủy thác điều tra chỉ được tiến hành giữa các cơ quan điều tra với nhau.
10. Trong một số trường hợp cần thiết, CQĐT được ủy thác có quyền từ chối việc ủy thác.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Đ118 BLTTHS thì CQĐT được nhận ủy thác có trách nhiệm thực hiện đầy đử những việc được ủy thác theo thời hạn mà cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu. Đây là nghĩa vụ của CQĐT nhận ủy thác do đó không được thừ chối việc ủy thác.
11. Trong mọi trường hợp kết thúc điều tra, CQĐT phải ra bản kết luận điều tra.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ K2 Đ32 BLTTHS quy định về điều tra theo thủ tục rút gọn thì khi kết thúc điều tra, CQĐT không phải làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định đề nghị truy tố và gủi hồ sơ vụ án cho VKS. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp kết thúc điều tra, CQĐT phải ra bản kết luận điều tra.
12. Mọi hoạt động điều tra đều phải có người chứng kiến.
NĐ sai, tại vì:
Trong một số hoạt động điều tra như khởi tố bị can được quy định tại Đ126 BLTTHS, hỏi cung được quy định tại Đ131 BLTTHS thì không cần phải có người chứng kiến.
13. Người chứng kiến là người biết được tình tiết vụ án nhưng không được triệu tập để trở thành người làm chứng.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Đ123 BLTTHS thì người chứng kiến không phải là người biết được tình tiết của vụ án nhưng không được triệu tập để trở thành người làm chứng, mà tư cách của người chứng kiến được hiểu là người được mời tham dự hoạt động điều tra trong một số trường hợp do BLTTHS quy định. Trách nhiệm của người chứng kiến là xác nhận nội dung và kết quả công việc mà điều tra viên đã tiến hành trong khi mình có mặt.
14. Mọi hoạt động điều tra đều phải lập thành biên bản.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ vào K1 Đ95 và K1 Đ125 BLTTHS thì mọi hoạt động điều tra phải lập thành biên bản do tính chất quan trọng của nó là một trong những loại nguồn của chứng cứ được quy định tại Đ d, K2, Đ64 BLTTHS.
15. Trong mọi trường hợp, khi khám xét phải có lệnh.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K3 Đ142 BLTTHS thì trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ thì có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh.
16. Lệnh khám xét bao giờ cũng phải được VKS phê chuẩn
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K1 Đ141 BLTTHS thì chỉ lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d K1 Đ80 BLTTHS thì mới phải được VKS phê chuẩn.
17. Đối chất chỉ được áp dụng với những người có tư cách tố tụng giống nhau.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại K1 Đ138 BLTTHS thì đối chất không phụ thuộc vào việc người có tư cách tố tụng có giống nhau hay không mà khi có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì ĐTV tiến hành đối chất. Do vậy, đối chất không chỉ được áp dụng với những người có tư cách tố tụng giống nhau.
18. Hoạt động khám nghiệm hiện trường chỉ do CQĐT thực hiện.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Đa K1 Đ19 BLTTHS thì mặc dù bộ đội biên phòng không phải là cơ quan điều tra nhưng cũng có thẩm quyền tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường. Do đó, không phải hoạt động khám nghiệm hiện trường chỉ do CQĐT thực hiện.
19. Những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét thì có quyền ra lệnh kê biên tài sản.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại Đ141 BLTTHS thì những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét là những người được quy định tại K1 Đ80 và K2 Đ81 BLTTHS nhưng theo quy định tại K1 Đ146 BLTTHS thì người có quyền ra lệnh kê biên tài sản là những người được quy định tại K1 Đ80 BLTTHS. Do đó những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét quy định tại K2 Đ81 BLTTHS sẽ không có quyền ra lệnh kê biên tài sản.
Như vậy, không phải những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét thì có quyền ra lệnh kê biên tài sản.
20. KSV có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn truy tố.
?
21. Trong mọi trường hợp thời hạn tạm giam để điều tra luôn ngắn hơn thời hạn điều tra.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào khoản 1 Đ119 và K1 Đ120 BLTTHS thì trong trường hợp không gia hạn thì thời hạn tạm giam để điều tra bằng thời hạn điều tra. Do đó, không phải mọi trường hợp thời hạn tạm giam để điều tra luôn ngắn hơn thời hạn điều tra.
22. Trong mọi trường hợp, CQĐT phải ra quyết định phục hồi điều tra khi có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K1 Đ165 BLTTHS thì CQĐT chỉ ra quyết định phục hồi điều tra khi có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Do đó, nếu có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ diều tra nhưng hết thời hiệu truy cứu TNHS thì CQĐT không thể ra quyết định phục hồi điều tra. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, CQĐT phải ra quyết định phục hồi điều tra khi có căn cứ hủy bỏ quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài tập 1: Nêu hướng giải quyết của cơ quan điều tra
a.           Phát hiện có dấu hiệu tội phạm
Căn cứ vào K1 Đ104 BLTTHS thì khi phát hiện dấu hiệu tội phạm cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
b.          Có đủ căn cứ xác định được tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội
Căn cứ vào K1 Đ126 BLTTHS thì khi có đủ căn cứ xác định được tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
c.      Có căn cứ xác định bị can phạm một tội khác.
Căn cứ vào K1 Đ127 BLTTHS thì khi tiến hành điều tra nếu có căn cứ xác định bị can phạm một tội khác thì cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can.
Bài tập 2: Hãy nêu hướng giải quyết khi VKS
a.           Khi phát hiện Điều tra viên là người thân thích của bị can
Chia làm hai trường hợp:
Thứ nhất: Nếu VKS phát hiện ĐTV là người thân thích của bị can trong giai đoạn điều tra thì căn cứ vào Khoản 3 Đ112 VKS yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên theo quy định tại điểm a K1 Đ44 BLTTHS.
Thư hai: Nếu VKS phát hiện ĐTV là người thân thích của bị can khi đã điều tra xong cơ quan điều tra đã gửi bản kết luận điều tra cho VKS thì căn cứ vào K3 Đ168 BLTTHS VKS ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng theo quy định tại điểm i, K2 Đ4 TT01/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ điều tra bổ sung.
b.          Có căn cứ cho rằng có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong cùng vụ án chưa bị khởi tố.
Căn cứ vào K5 Đ126 BLTTHS thì chia làm hai trường hợp:
Thứ nhất: Đang trong giai đoạn điều tra mà VKS phát hiện có căn cứ cho rằng có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong cùng vụ án chưa bị khởi tố thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can.
Thứ hai: Kết thúc giai đoạn điều tra, sau khi nhận được hồ sơ và bản kết luận điều tra mà VKS phát hiện có căn cứ cho rằng đã có người khác thực hiện hành vi phạm tội trong cùng vụ án chưa bị khởi tố thì VKS ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời han 24h, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, VKS phải gửi cho CQĐT tiến hành điều tra.
c.           Khi phát hiện hoạt động thực nghiệm điều tra không có sự tham gia của người chứng kiến sau khi nhận hồ đề nghị truy tố.
Căn cứ vào K3 Đ168 BLTTHS VKS ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được quy định tại K2 Đ153 BLTTHS khi tiến hành thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Đa K3 Đ4 TT01/2010 thì VKS sẽ không trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhưng không ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.
Bài tập 3:
Nguyễn Văn A là quân nhân thuộc đơn vị Q được về nghỉ phép tại huyện X. Khi nghỉ phép, A đã rủ B là dân thường trong cùng huyện X đi cướp tài sản của C là người trong cùng huyện X.
Hỏi: Vụ án này do cơ quan nào có thẩm quyền điều tra?
- B không cùng thực hiện hành vi cướp tài sản với A. Biết hành vi của A rơi vào khoản 1 Điều 133 BLHS.
Trong trường hợp này tiến hành điều tra đối với hành vi cướp tài sản của A. Căn cứ vào k1 Đ3 PLTCTAQS thì A là quân nhân thực hiện hành vi phạm tội sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS. Và căn cứ vào K2 Đ110 BLTTHS quy định: “ CQĐT trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS. Do đó trong trường hợp này thẩm quyền điều tra thuộc về cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân.
- B đồng ý và cùng thực hiện hành vi cướp tài sản với A. Hành vi của A rơi vào khoản 1 Điều 133 BLHS.
Trong trường hợp này cả A và B đều thực hiện hành vi phạm tội do đó tiến hành điều tra đối với cả A và B.
+ Đối với A như đã xem xét ở trên thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong quân dội nhân dân.
+ Đối với B là dân thường không phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội nên không thuộc thẩm quyền của TAQS nên không thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong QĐND và CQĐT của VKSNDTC. Do đó căn cứ vào K1 Đ110 BLTTHS thì B thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong CAND.
Căn cứ vào Đ5 PLTCTAQS, trường hợp này vừa có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS vừa có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì: trong trường hợp có thể tách vụ án thì TAQS xét xử A, TAND xét xử B, do đó CQĐT trong QĐND sẽ điều tra A, CQĐT trong CAND sẽ điều tra B. Còn trong trường hợp không thể tách vụ án thì TAQS xét xử toàn bộ vụ án, do đó thẩm quyền điều tra đối với cả A và B sẽ thuộc CQĐT trong QĐND.
Bài tập 4. Giữa A và  C có mâu thuẩn từ  lâu. Chiều  ngày 10/1/2010, A rủ B đã chặn đường C để đánh. Sự việc đánh nhau này được D nhìn thấy nhưng vì còn nhỏ (14 tuổi) nên không  dám nhảy vào can. Vụ án được khởi tố, thuộc k1 Đ104 BLTTHS theo sự yêu cầu của người bị hại (C), trong quá trình điều tra, phát hiện A bị mắc bệnh hiểm nghèo và có giấy chứng nhận của hội đồng giám định pháp y. B là người bình thường và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Hỏi:
a.      Cơ quan điều tra sẽ giải quyết như thế nào  trong trường hợp này.
Trả lời:
Trong trường hợp này do A mắc bệnh hiểm nghèo có giấy chứng nhận của hội đồng giám định pháp y do đó căn cứ vào K1 Đ160 BLTTHS thì cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ đối với A. Đối với B tiến hành điều tra bình thường. Đối với D thì có thể triệu tập D đến làm chứng, lấy lời khai của D và khi lấy lời khai của D phải mời cha mẹ của D hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự.
Tình tiết bổ sung thứ nhất
Trong quá trình điều tra vụ án, khi tiến hành lấy lời khai của D, Điều tra viên đã không mời cha mẹ D tham dự. Nhưng sau đó, Điều tra viên lại yêu cầu cha mẹ D ký tên vào biên bản lấy lời khai.
b.      Giả sử trong quá trình cứu hồ sơ vụ án, VKS phát hiện được tình tiết trên. Hỏi VKS sẽ xử lý như thế nào?
Trả lời:
Trong trường hợp này, căn cứ vào K3 Đ168 BLTTHS VKS ra quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung vì đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được quy định tại K5 Đ135 BLTTHS “ khi lấy lời khai của người làm chứng dưới 16t phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự” nhưng trong trường hợp trên khi tiến hành lấy lời khai của D, đtv đã không mời cha mẹ của D đến tham dự.
Tuy nhiên, VKS có thể không trả hồ sơ điều tra bổ sung nếu sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đó không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng ( K3 Đ4 TT01)
Tình tiết bổ sung thứ hai
CQĐT gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ để quyết định việc truy tố, VKS phát hiện B còn phạm thêm tội cướp tài sản.
c.      Anh (Chị) hãy nêu hướng giải quyết của VKS khi gặp trường hợp này?
Trong trường hợp này, sẽ chia thành hai hướng giải quyết:
Căn cứ vào K2 Đ2 TT01/2010 thì nếu tách được vụ án để giải quyết thì VKS sẽ không trả hồ sơ để diều tra bổ sung.
Còn nếu không tách được vụ án để giải quyết thì VKS căn cứ vào K2 Đ168 BLTTHS ra quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung vì có căn cứ để khởi tố B về một tội phạm khác là tội cướp tài sản.
Tình tiết bổ sung thứ ba
Sau khi quyết định truy tố bị can bằng bảng cáo trạng, thì A chết, B bỏ trốn và không biết đang ở đâu.
d.Hãy nêu hướng giải quyết?
B bỏ trốn, căn cứ vào Đb K2 Đ 169 VKS ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với B và yêu cầu cơ quan điều tra truy nã B
A chết, căn cứ vào K1 Đ169 và K7 Đ107 BLTTHS VKS ra quyết định đình chỉ vụ án đối với A.

CHƯƠNG VII. XÉT XỬ SƠ THẨM
1.      Tòa án cấp huyện có quyền xét xử tất cả các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào quy định tại K1 Đ170 BLTTHS thì tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tộ phạm rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, những tội phạm: các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia,các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; các tội phạm quy định tại các Đ 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322, và 323 BLHS mặc dù những tội phạm này có thể thuộc vào những loại tội phạm trên nhưng  tòa án cấp huyện không có quyền xét xử.
2.          TAND cấp huyện không được tuyên bị cáo quá 15 năm tù;
NĐ sai, tại vì:
Mặc dù theo quy định tại Điều 170 BLTTHS thì đối với loại tội cao nhất mà tòa án cấp huyện có thể xét xử là tội phạm rất nghiêm trọng có mức hình phạt tối đa là 15 năm tù nhưng giới hạn 15 năm tù này chỉ giới hạn đối với một tội. Do đó, nếu tổng hợp nhiều tội thì mức phạt tù có thể quá 15 năm tù.
3.          Tòa án nhân dân chỉ xét xử dân thường phạm tội.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Đ4 PLTCTAQS thì TAND có thể xét xử quân nhân phạm tội trong trường hợp hành vi phạm tội của quân nhân thực hiện trước khi vào quân nhân và tội mà quân nhân vi phạm không xâm phạm đến bí mật quân sự, không xâm phạm đến tài sản quân đội.
4.         Trong mọi trường hợp nếu có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, có bị cáo thuộc thẩm quyền của TAND thì để đảm bảo bí mật quân sự, TAQS xét xử toàn bộ
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ Đ5 PLTCTAQS thì trong trường hợp có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, có bị cáo thuộc thẩm quyền của TAND nếu có thể tách được vụ án thì TAQS xét xử bị cáo thuộc thẩm quyền của mình, TAND xét xử bị cáo thuộc thẩm quyền của mình. Còn nếu không tách được vụ án thì TAQS mới xét xử toàn bộ vụ án. Do đó không phải trong mọi trường hợp nếu có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS vừa có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử xủa TAND thì TAQS xét xử toàn bộ.
5.          Tòa án cấp sơ thẩm không được quyền xét xử bị cáo theo tội danh khác với tội danh VKS đã truy tố.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào quy định tại đoạn 2 Đ196 BLTTHS và mục 2.2 phần II NQ 04 thì TA có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố.
6.          Tòa án cấp sơ thẩm được quyền xét xử bị cáo theo tội danh khác nặng hơn tội danh VKS đã truy tố.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào quy định tại đoạn 2 Đ196 BLTTHS và mục 2.2 phần II NQ 04 thì TA chỉ có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố.
7.          Tòa án cấp sơ thẩm không được quyền xét xử bị cáo theo khoản khác nặng hơn khoản mà VKS đã truy tố.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào đoạn 2 Đ196 BLTTHS và mục 2.1 phần II NQ04 thì tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật.
8.          Mọi trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác chỉ áp dụng khi vụ án chưa được đưa ra xét xử.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào đoạn 2 Đ174 BLTTHS thì trong trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS hoặc tòa án cấp trên thì mặc dù vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho tòa án có thẩm quyền.
9.          Trong mọi trường hợp, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử tính từ ngày nhận hồ sơ vụ án.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào điểm b, điểm c mục 2.2 Phần I NQ04 thì trong một số trường hợp thời hạn tạm giam không tính từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Đó là các trường hợp:
Trường hợp bị can đang tạm giam mà thời hạn tạm giam đang còn, thì khi thời hạn tạm giam gần hết cần phải xem xét có cần thiết tiếp tục tạm giam nữa hay không. Nếu thấy cần thiết tiếp tục tạm giam thì đề nghị chánh án hoặc phó chánh án ra quyết định tạm giam. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó.
Trường hợp bị can đang được tại ngoại, nếu sau khi nhận hồ sơ vụ án hoặc trong thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án thấy cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ thì đề nghị chánh án hoặc phó chánh án ra lệnh bắt và tạm giam ngay. Trong trường hợp này thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày bắt bị can để tạm giam.
10. Tòa án có quyền xét xử vắng mặt bị cáo trong một số trường hợp luật định.
NĐ đúng, tại vì:
Căn cứ K2 Đ187 BLTTHS thì TA có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp:
+ Bị cao trốn tránh và việc truy nã không có kết quả
+ Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa
+ Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ
11. Trong mọi trường hợp khi thành viên của HĐXX vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
NĐ sai. tại vì:
Theo tinh thần của Đ186 BLTTHS nếu có thành viên dự khuyết thì không phải hoãn
12. Trong mọi trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà người bào chữa vắng mặt, HĐXX phải hoãn phiên tòa
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ tinh thần tại  điểm d mục 3 phần II NQ03 thì không phải trong mọi trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại K2 Đ57 BLTTHS mà người bào chữa vắng mặt thì HĐXX phải hoãn phiên tòa mà căn cứ vào từng trường hợp: nếu người bào chữa vắng mặt mà bị cáo và người đại diện yêu cầu từ chối người bào chữa thì HĐXX không phải hoãn phiên tòa. Nếu người bào chữa vắng mặt mà bị cáo, người đại diện không có yêu cầu từ chối người bào chữa thì HĐXX phải hoãn phiên tòa.
* Thực tiễn: Trong trường hợp bắt buộc nếu người bào chữa vắng mặt mà có gửi bản bào chữa trước thì TA vẫn tiến hành xét xử bình thường. Nếu không gửi bản bào chữa trước thì tùy vào từng trường hợp như trên.
13. Đối với bị cáo không bị tam giam nhưng bị xử phạt tù thì HĐXX bắt buộc phải ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K2 Đ228 BLTTHS thì đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì chỉ bắt tạm giam để chấp hành hình phạt tù khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.
13. Trong mọi trường hợp khi VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì Tòa án phải đình chỉ vụ án.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào mục 1 phần III TT01/1988 thì không phải trong mọi trường hợp khi VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì TA phải đình chỉ vụ án mà chỉ khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố thì hội đồng xét xử mới ra quyết định đình chỉ vụ án, còn nếu rút một phần thì HĐXX chỉ xét xử phần không bị rút truy tố.
14. Trong mọi trường hợp, nếu thẩm phán không thể tiếp tục tham gia xét xử mà có thẩm phán dự khuyết thì tòa án vẫn tiếp tục xét xử.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ khoản 2 Điều 186 thì không phải trong mọi trường hợp nếu thẩm phán không thể tiếp tục tham gia xét xử mà có thẩm phán dự khuyết thì tòa án vẫn tiếp tục xét xử mà tòa án vẫn tiến hành xét xử chỉ khi thẩm phán dự khuyết có mặt tại phiên tòa ngay từ đầu.
15. Trong trường hợp bị cáo chưa nhận được bản cáo trạng thì HĐXX phải hoãn phiên tòa.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào mục 1.5 phần III NQ 04 thì không phải trong mọi trường hợp bị cáo chưa nhận được bản cáo trạng thì HĐXX phải hoãn phiên tòa mà phải tùy vào từng trường hợp:
Nếu trong trường hợp bị cáo chưa được giao nhận bản cáo trạng và quyết định vụ án ra xét xử hoặc đã nhận được quyết định vụ án đưa vụ án ra xét xử tù 9 ngày trở xuống trước khi mở phiên tòa, thì phải hỏi bị cáo có đồng ý để TA tiến hành xét xử vụ án hay không. Nếu bị cáo đồng ý thì ghi vào biên bản phiên tòa và tiến hành xét xử vụ án theo thư tục chung. Nếu bị cáo không đồng ý thì HĐXX mới hoãn phiên tòa.
16. Chỉ có những người tiến hành tố tụng mới có quyền xét hỏi tại phiên tòa.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K2 Đ207 BLTTHS thì không chỉ có những người tiến hành tố tụng mới có quyền xét hỏi tại phiên tòa mà người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người giám định cũng có quyền xét hỏi tại phiên tòa.
17. Khi tuyên án, tất cả những người có mặt trong phòng xử án đều phải đứng dậy.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào mục 3.1 phần III NQ04 thì khi tuyên án không phải tất cả những người có mặt trong phòng xử án đều phải đứng dậy mà đối với những người vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi tại chỗ thì không phải đứng dậy
Bài tập 1: Nêu hướng giải quyết của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử trong những trường hợp sau:
a. Khi có căn cứ xác định hành vi của Bị can không cấu thành tội phạm.
TA trao đổi với VKS trước khi mở phiên tòa nếu TA va VKS thống nhất việc rút quyết định truy tố theo quy định tại Đ181 BLTTHS căn cứ theo quy định tại K2 Đ107 BLTTHS hành vi không cấu thành tội phạm thì sau khi VKS rút quyết định truy tố thì TA ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại Đ180 BLTTHS. Còn nếu không thống nhất thì TA vẫn tiến hành xét xử và tuyên bị cáo vô tội.
b. Khi phát hiện điều tra viên là người thân thích với người bị hại.
Căn cứ vào điểm c K1 Đ179 và điểm a K1 Đ44 BLTTHS thì thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung vì có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là không tiến hành thay đổi điều tra viên khi điều tra viên là người than thích của người bị hại.
Tuy nhiên, căn cứ vào diểm a khoản 3 Đ4 TT01/2010 thì tòa án có thể không trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.
c.      Khi có căn cứ xác định bị can chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Căn cứ vào Đ180 và K3 Đ107 BLTTHS thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án vì có căn cứ bị can chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
d.      Khi có căn cứ xác định bị can phạm tội nặng hơn so với bản cáo trạng
Căn cứ vào điểm b K1 Đ179 BLTTHS và điểm a K1 Đ3 TT01/2010 và phần V TT01/1988 thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung
e.      Khi có căn cứ xác định bị can phạm tội khác.
Trong tình huống này phải chia làm hai trường hợp:
Thứ nhất: có căn cứ xác định bị can phạm một tội khác khác với tội mà VKS truy tố thì trường hợp tội khác này nặng hơn tội mà VKS truy tố, Căn cứ vào điểm b K1 Đ179 BLTTHS và điểm a K1 Đ3 TT01/2010 và phần V TT01/1988 thì thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung. Còn nếu tội khác này nhẹ hơn hoặc bằng tội mà VKS đã truy tố thì căn cứ vào điểm a K2 Đ3 TT01/2010 thẩm phán không quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà vẫn tiến hành xét xử bình thường.
Thứ hai: có căn cứ xác định bị can phạm một tội khác ( ngoài tội phạm đã bị truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án còn có căn cứ cho thấy bị can phạm một tội khác) thì trong trường hợp đã có quyết định tách vụ án hoặc chưa có quyết định tách vụ án của cơ quan điều tra nhưng có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại K2 Đ117 BLTTHS thì căn cứ vào điểm b K2 Đ3 TT 01/2010 thẩm phán sẽ không trả hồ sơ điều tra bổ sung mà tiến hành xét xử bình thường đối với tội mà VKS đã truy tố. Còn nếu không tách được vụ án thì căn cứ vào điểm b K1 Đ3 TT01/2010 thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
 Bài tập 2: A là quân nhân được đơn vị cho nghỉ phép về huyện X. A đã rủ B là người cùng huyện trộm cắp tài sản của C. Vụ án bị phát hiện, A và B bị bắt và bị VKS đưa ra truy tố trước tòa. Hãy xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án nếu: - C là sĩ quan quân đội;
Trả lời :
Thứ nhất, căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi phạm tội để xác định thẩm quyền xét xử của TAQS hay TAND. Đối với A là quân nhân thực hiện hành vi phạm tội căn cứ vào K1 Đ3 PLTCTAQS thuộc thẩm quyền xét xử xủa TAQS. Đối với B là dân thường phạm tội và hành vi phạm tội của B không liên quan đến bí mật quân sự, không gây thiệt hại cho quân đội do đó thẩm quyền xét xử B thuộc TAND. Trong trường hợp này vừa có bị can thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS vừa có bị can thuộc thẩm quyền xét xử của TAND do đó căn cứ vào Đ5 PLTCTAQS nếu tách được vụ án thì TAQS xét xử A, TAND tiến hành xét xử B. Nếu không tách được vụ án thì TAQS xét xử toàn bộ.
Thứ hai, căn cứ vào loại tội mà chủ thể thực hiện để xác định thẩm quyền giữa tòa án các cấp. Căn cứ vào k1 Đ170 BLTTHS Trong trường hợp không tách được vụ án do TAQS xét xử toàn bộ thì trường hợp này thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự quân khu. Trường hợp tách vụ án, thì Thẩm quyền xét xử A thuộc TAQS quân khu, thẩm quyền xét xử B thuộc tòa án nhân dân cấp huyện.
Thứ ba xác định thẩm quyền theo lãnh thổ. Căn cứ vào K1 Đ171 BLTTHS hành vi phạm tội thực hiện ở huyện X do vậy thuộc thẩm quyền của TA huyện x.
- C là dân thường ;
Xác định thẩm quyền như trên.
- C là dân thường, A đã có quyết định xuất ngũ ngay khi phạm tội.
Trường hợp này, A và B đều là dân thường phạm tội và hành vi phạm tội của A, B không liên quan đến bí mật quân sự, không gây thiệt hại cho quân đội do vậy thuộc thẩm quyền xét xử của TAND huyện X.
Bài tập 3: TAND quận 3 thuộc Tp. HCM đã thụ lý vụ án hình sự đối với A về tội cướp tài sản. Trong khi chuẩn bị xét xử thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa thấy vụ án này không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND quận 3 nên cần chuyển vụ án cho Tòa án khác.
Hãy xác định thẩm quyền quyết định chuyển vụ án nói trên thuộc về ai và Tòa án cấp nào nếu:
-         Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND quận 5 của Tp. HCM
Căn cứ vào đoạn 1 Đ174 và điểm b, K2 Đ38 K3 Đ38 BLTTHS thì nếu thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa là chánh án thì chính thẩm phán đó có quyền ra quyết định chuyển vụ án. Nếu thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa không phải là chánh án thì thẩm phán đó không được ra quyết định chuyển vụ án mà phải do chánh án quyết định. Và trường hợp này thuộc thẩm quyền của TAND quận 3, TP HỒ CHÍ MINH.
-         Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND Tp. HCM.
Xác định như trên.
-         Vụ án thuộc thẩm quyền của TAND huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
Căn cứ vào đoạn 1 Đ174 BLTTHS và điểm b, K2 Đ38 BLTTHS thì trong trường hợp này thẩm quyền quyết định thuộc về chánh án TAND TPHCM
-         Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TA tỉnh Đồng Nai.
Xác định như trên.
Bài tập 4: TAND huyện K mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với H về tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 BLHS. Sau khi xét hỏi, VKS huyện K rút toàn bộ quyết định truy tố đối với H. Hãy nêu hướng giải quyết của Hội đồng xét xử nếu:
-         Khi nghị án thấy có căn cứ xác định bị cáo vô tội.
Căn cứ vào đoạn 3 mục 2 phần III TT01/1988 thì khi nghị án nếu có căn cứ xác định bị  không có tội thì HĐXX tuyên án là bị cáo không phạm tội
-         Khi nghị án thấy có căn cứ xác định bị cáo có tội.
Căn cứ vào đoạn 3 mục 2 phần III TT01/1988 thì khi nghị án nếu có căn cứ xác định bị cáo có tội thì HĐXX ra quyết định tạm đình chỉ việc xét xử vụ án và kiến nghị với VKS cấp trên xem xét việc rút quyết định truy tố của VKS cấp dưới. Tòa án xóa sổ thụ lý và chuyển hồ sơ vụ án cho VKS cấp trên ( cấp trên trực tiếp của VKS cùng cấp)

CHƯƠNG VII: XÉT XỬ PHÚC THẨM, TÁI THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM, THỦ TỤC RÚT GỌN
1.      Phúc thẩm là thủ tục đương nhiên đối với việc giải quyết vụ án hình sự.
NĐ sai, tại vì : Căn cứ vào Đ230 BLTTHS thì phúc thẩm không phải là thủ tục đưuong nhiên đối với việc giải quyết vụ án hình sự mà thủ tục phúc phẩm chỉ diễn ra khi bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị hợp pháp.
2.      Trong mọi trường hợp, người kháng cáo vắng mặt thì HĐXX phúc thẩm phải hoãn phiên tòa.
NĐ sai, tại vì :
Căn cứ vào K2 Đ245 BLTTHS thì trong trường hợp người kháng cáo vắng mặt nhưng có lý do chính đáng thì HĐXX có thể tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt.
3.      Quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm không bị ràng buộc bởi nội dung kháng cáo, kháng nghị.
NĐ SAI. Điều 241 BLTTHS quy định về phạm vi của Tòa án cấp phúc thẩm : Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án.
4.      Hội thẩm nhân dân có thể tham gia xét xử phúc thẩm tại Tòa phúc thẩm TANDTC khi cần thiết.
NĐ sai, tại vì :
Căn cứ vào K2 Đ2 BLTTHS thì hội thẩm nhân dân chỉ cơ cấu ở TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện còn trong TANDTC không có hội thẩm.
5.     TA cấp phúc thẩm có quyền tăng hình phạt cho bị cáo có kháng cáo, kháng nghị theo hướng giảm nhẹ.
NĐ sai, tại vì :
Căn cứ vào K3 Đ249 BLHS và điểm c mục 5 phần VI TT01/1988 thì TA cấp phúc thẩm chỉ có quyền tăng hình phạt cho bị cáo khi thỏa mãn điều kiện: phải có kháng cáo hoặc kháng nghị hợp pháp theo hướng tăng nặng đối với  bị cáo và phải có căn cứ để sửa bản án theo hướng tăng nặng.
6.     Khi Sửa bản án theo hướng giảm nhẹ, quyền hạn của HĐXX phúc thẩm không phụ thuộc vào hướng kháng cáo, kháng nghị.
NĐ đúng, tại vì :
Kháng cáo kháng nghị có thể theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Tuy nhiên căn cứ vào K3 Đ249 BLTTHS thì ngay cả khi kháng cáo hoặc kháng nghị theo hướng tăng nặng nhưng có căn cứ để giảm nhẹ thì HĐXX vẫn có quyền sửa bản án theo hướng giảm nhẹ. Do vậy mà khi sửa bản án theo hướng giảm nhẹ, quyền hạn của HĐXX phúc thẩm không phụ thuộc vào hướng kháng cáo, kháng nghị.
7.     HĐXX phúc thẩm có quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung.
NĐ sai, tại vì :
Theo quy định K2 Đ248 BLTTHS thì HĐXX phúc thẩm không có quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung mà khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được thì TA cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại theo quy định tại K1 Đ250 BLTTHS.
8.      Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xét xử theo nội dung kháng cáo, kháng nghị.
NĐ sai, tại vì :
Căn cứ theo Đ241 BLTTHS và mục 4 phần VI TT01/1988 thì ngoài nội dung kháng cáo kháng nghị thì nếu xét thấy cần thiết TA cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo kháng nghị của bản án. Trường hợp cần thiết là trường hợp ở phần không bị kháng cáo hoặc kháng nghị có điểm cần được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
Lưu ý : Nếu bỏ từ ‘chỉ’ sẽ đúng.
9.      Tòa án cấp phúc thẩm được quyền xét xử bị cáo theo tội danh khác nặng hơn tội danh mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng.
NĐ sai, tại vì :
Căn cứ vào K3 Đ249 BLHS và điểm c mục 5 phần VI TT01/1988 thì TA cấp phúc thẩm chỉ có quyền tăng hình phạt cho bị cáo khi thỏa mãn điều kiện : phải có kháng cáo hoặc kháng nghị hợp pháp theo hướng tăng nặng đối với  bị cáo và phải có căn cứ để sửa bản án theo hướng tăng nặng.

Bài tập 1: Hãy nêu hướng giải quyết của HĐXX trong việc xét xử phúc thẩm
a.                  Hành vi không cấu thành tội phạm.
Căn cứ vào Đ251 và K2 Đ107 BLTTHS thì khi hành vi không cấu thành tội phạm thì TA cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.
b.            Chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào Đ251 và K3 Đ107 BLTTHS thì TA cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
c.      Xác định được căn cứ giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo đã bị kháng cáo kêu oan.
Căn cứ điểm c K1 Đ249 BLTTHS TA cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt cho bị cáo
d.                  Trước khi bắt đầu phiên tòa, người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố VAHS.
Bài tập 2: Hãy nêu hướng giải quyết và quyết định tố tụng được đưa ra của VKS sau khi nhận hồ sơ và đề nghị truy tố trong vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn thì phát hiện:
- Bị can thực hiện tội nặng hơn tội phạm đề nghị truy tố.
Căn cứ vào K2 Đ168 và Đb K1 Đ323 BLTTHS VKS ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung và ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung.
- Bị can bị bệnh nặng.
Căn cứ vào điểm a K2 Đ169 và điểm c K1 Đ323 BLTTHS VKS ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án và ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung.
Bài tập 3:Nguyễn Văn A bị truy tố và đưa ra xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS. TA cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 104 BLHS tuyên phạt A 5 năm tù giam và buộc bồi thường 15 triệu đồng về tội cố ý gây thương tích.
- VKS cùng cấp kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt.
- Người bị hại kháng cáo yêu cầu giảm hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm, VKS cùng cấp và người bị hại bổ sung kháng nghị, kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại.
Hãy nêu cách giải quyết của HĐXX phúc thẩm trong trường hợp này.
K1 Đ238 có quyền bổ sung nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Trong trường hợp trên yêu cầu tăng mức btth là làm xấu hơn tình trạng của bị cáo do đó HĐXX sẽ không chấp nhận bổ sung kháng cáo kháng nghị.

Related Post

Previous
Next Post »

1 nhận xét:

Write nhận xét