1.
Những
tranh chấp nào có thể giải quyết được bằng trọng tài thương mại
Tranh
chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Tranh
chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
Tranh
chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
(Điều
2 Luật Trọng tài thương mại).
2.
Có
thể ký kết thoả thuận trọng tài với nội dung khác các quy định của Luật Trọng
tài hay không?
Có
– một phần. Hầu hết các quy định trong Luật Trọng Tài là bắt buộc. Những
quy định không bắt buộc thường được nhận biết bởi các cụm từ như:“trừ khi các
bên liên quan có thỏa thuận khác” hoặc các cụm từ tương tự khác.
Đối
với những quy định không bắt buộc, các bên được quyền tự do thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, đối với những quy định bắt buộc, các bên không được phép thỏa thuận
khác.
3.
Có
bao nhiêu trọng tài viên trong một Hội đồng trọng tài?
–
Các bên được tự do thỏa thuận về số lượng trọng tài viên cũng như thủ tục chỉ định
các trọng tài viên đó.
–
Nếu các bên không thỏa thuận về số lượng trọng tài viên, Hội đồng trọng tài sẽ
bao gồm 3 trọng tài viên.
–
Nếu vì lý do nào đó mà có một trọng tài viên không được chỉ định, thì trọng tài
viên đó có thể được Chủ tịch trung tâm trọng tài (trong trường hợp trọng tài
quy chế) hoặc Tòa án có thẩm quyền (trong trường hợp trọng tài vụ việc) chỉ định.
(Điều
39, 40, 41 Luật Trọng tài Thương mại).
4.
Thỏa
thuận trọng tài có còn hiệu lực hay không khi hợp đồng chính bị vô hiệu?
–
Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy
bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu
lực của thoả thuận trọng tài.
–
Việc xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài sẽ được thực hiện bởi hội đồng
trọng tài hoặc tòa án có thẩm quyền.
(Khoản
1, 2 Điều 31 Luật Trọng tài thương mại)
5.
Điều
gì sẽ xảy ra nếu các trọng tài viên bị cho là không có thẩm quyền?
–
Các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài bởi vì Hội đồng trọng tài có
quyền quyết định đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của chính Hội đồng trọng
tài.
–
Nếu một bên vẫn tiếp tục nghi ngờ về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì bên
đó có thể đệ đơn lên Tòa án có thẩm quyền yêu cầu xem xét về thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài.
–
Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là cơ sở để 1 bên
yêu cầu tòa án có thẩm quyền xem xét yêu cầu hủy quyết định trọng tài, trừ trường
hợp bên dó mất quyền phản đối do phát hiện thấy có vi phạm luật hoặc thỏa thuận
trọng tài nhưng vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những
vi phạm đó trong thời gian quy định.
–
Cơ sở để không thi hành hoặc không công nhận cho thi hành phán quyết trọng tài
nước ngoài
(Điều
35, 43, 44 Luật Trọng tài Thương mại 2010)
6.
Có
thể làm gì nếu một bên tranh chấp bỏ qua thỏa thuận trọng tài và bắt đầu khởi
kiện tại tòa án?
–
Nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả
thuận trọng tài được Toà án xác định là vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không
thể thực hiện được.
–
Trong trường hợp tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu
dùng, người tiêu dùng được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết
tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng
tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.
(Điều
6, Điều 17 Luật Trọng tài Thương mại)
7.
Nhiệm
vụ của các trọng tài viên là gì?
–
Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi
phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
–
Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp
luật.
–
Hội đồng trọng tài có nghĩa vụ tạo điều kiện để các bên thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình
–
Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
–
Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung
cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
–
Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
Tuân
thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp
(Điều
4, Điều 21 Luật Trọng tài thương mại)
8.
Nghĩa
vụ của các bên đối với việc giải quyết tranh chấp theo trọng tài là gì?
–
Các bên phải tuân thủ theo các quy định của luật trọng tài thương mại 2010, quy
tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài (trong trường hợp trọng tài quy chế), bất
cứ quyết định, chỉ thị nào của Hội đồng trọng tài và quyết định của Tòa án có
thẩm quyền.
–
Các bên cũng được khuyến khích tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài
(Điều
65 Luật Trọng tài Thương mại)
Thẩm
quyền của các trọng tài viên trong việc tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài là
gì?
–
Trọng tài viên có quyền chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp, và nhận
thù lao
–
Đối với cá tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất 1 bên là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mà các bên không có thỏa thuận thì Hội đồng
trọng tài có quyền quyết định ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài, pháp luật
áp dụng giải quyết tranh chấp mà hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
–
Hội đồng trọng tài cũng có quyền quyết định địa điểm giải quyết tranh chấp
trong trường hợp các bên không có thỏa thuận
–
Hội đồng trọng tài có thẩm quyền, trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, xem
xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài có thực hiện được
hay không, và xem xét thẩm quyền của mình.
–
Hội đồng trọng tài có quyền chủ động hoặc do yêu cầu của các bên, sửa những lỗi
rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫm hoặc tính toán sai, hoặc ra phán quyết
bổ sung. Trường hợp cần thiết, hội đồng trọng tài có thể gia hạn việc sửa chữa,
bổ sung phán quyết.
–
Đặc biệt, hội đồng trọng tài có các thẩm quyền:
+
Xác minh sự việc
+
Thu thập chứng cứ
+
Triệu tập người làm chứng
+
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thay đổi bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng
được quy định trong điều 49- LCA.
9.
Điều
gì sẽ xảy ra nếu một bên vắng mặt hoặc không tuân theo chỉ thị của trọng tài
viên?
Nếu
nguyên đơn vắng mặt mà không có lý do chính đáng nào thì sẽ được xem như là rút
đơn kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp
nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại
Trong
trường hợp bị đơn vắng mặt mà không có lý do chính đáng nào hoặc rời phiên họp
giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận, Hội đồng trọng
tài vẫn ra tiếp tục giải quyết tranh chấp;
Luật
Việt Nam không trao cho các trọng tài viên quyền ban hành các lệnh cưỡng chế
cũng như những quy định cụ thể trong trường hợp một bên không tuân thủ các yêu
cầu, chỉ thị của mình. Tuy nhiên, việc không tuân thủ các yêu cầu, chỉ thị của
trọng tài viên sẽ có thể dẫn đến những hậu quả sau:
–
Đối với các yêu cầu liên quan đến nộp (tạm ứng) phí trọng tài bởi nguyên đơn
thì đơn kiện và/hoặc đơn kiện lại, đơn kiện hoặc đơn kiện lại có thể bị từ chối
thụ lý;
–
Đối với các yêu cầu liên quan đến việc cung cấp các biện pháp bảo đảm cho việc
áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời, trọng tài viên có thể từ chối áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời;
–
Các trọng tài viên có thể đi đến một phán quyết dựa trên cơ sở những tài liệu
và chứng cứ được đưa ra với suy luận theo hướng không có lợi cho bên không tuân
thủ các yêu cầu, chỉ thị của mình; và/hoặc
–
Các trọng tài viên có thể đưa ra các quyết định về việc phân bổ chi phí trọng
tài mà họ cho là phù hợp.
(Khoản
1, 2 điều 56, Khoản 3 điều 34 Luật Trọng tài Thương mại)
10.
Dựa
trên luật nào để các trọng tài viên quyết định giải quyết vụ tranh chấp?
–
Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật
Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
–
Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật
do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng
trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
–
Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định
cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập
quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp
dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
(Điều
14 Luật Trọng tài thương mại).
11.
Các
trọng tài viên có thể đưa ra phán quyết về những vần đề gì?
Các
trọng tài viên có thể đưa ra các phán quyết phù hợp với thỏa thuận của các bên
và với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Phán
quyết về thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài, về hiệu lực của thỏa thuận
trọng tài.
Mặt
khác, trọng tài viên có thể ban hành phán quyết:
–
Công nhận sự hòa giải thành của các bên
–
Yêu cầu thực hiện những nghĩa vụ cụ thể được quy định trong hợp đồng;
–
Quyết định buộc thanh toán nợ, lệ phí trọng tài;
–
Quyết định nộp tiền phạt và/hoặc tiền bồi thường thiệt hại;
–
Một quyết định khác về việc bồi hoàn hoặc trả lại tài sản, v..v.
–
Phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng
nhưng không được ghi trong phán quyết
(Điều
43, điều 58 Luật Trọng tài Thương mại).
12.
Chi
phí pháp lý và phí trọng tài được quyết định như thế nào trong trọng tài?
Phí
trọng tài còn có thể được ấn định theo:
–
Biểu phí do các trung tâm trọng tài ấn định; và/hoặc
–
Hội đồng trọng tài vụ việc.
Các
bên có thể tự mình thỏa thuận vè chi phí pháp lý hoặc yêu cầu hội đồng trọng
tài quyết định về vấn đề này.
(Khoản
2, khoản 3 điều 34 Luật Trọng tài Thương mại).
13.
Một
phán quyết trọng tài được thi hành như thế nào?
Phán
quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực đối với các bên, trừ trường hợp bị
hủy hoặc bì từ chối thi hành;
Một
phán quyết của Hội đồng trọng tài trong nước sẽ được thi hành phù hợp với luật
thi hành án dân sự bởi các cơ quan thi hành án dân sự của Việt Nam mà không cần
thông qua các thủ tục chấp thuận hay cho phép của tòa án;
Phán
quyết của trọng tài vụ việc phải đăng kí theo quy định tại điều 62, trước khi
thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền
Một
phán quyết của Hội đồng trọng tài nước ngoài chỉ có thể được công nhận và thi
hành bởi quyết định của tòa có thẩm quyền của Việt Nam theo những quy định tại
phần VI của bộ luật tố tụng dân sự, Công ước New York 1958 và/hoặc trên
cơ sở có đi có lại.
14.
Cơ
sở yêu cầu hủy một phán quyết trọng tài?
Đối
với phán quyết của trọng tài trong nước, cơ sở để hủy phán quyết trọng tài là:
vKhông
có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
–
Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.
–
Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định
của Bộ luật dân sự.
–
Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của
LCA
–
Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận
trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
–
Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật
vThành
phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận
của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
–
Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài
quy định tại Điều 2 của Luật này. Cụ thể là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ
hoạt động thương mại, giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động
thương mại, giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.
vVụ
tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết
trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội
dung đó bị huỷ;
vChứng
cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là
giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một
bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng
tài;
vPhán
quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
vĐối
với phán quyết của trọng tài nước ngoài, Đ. 356 bộ luật tố tụng dân sự quy định
các phán quyết, quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và thi
hành ở Việt Nam trong các trường hợp sau:
–
chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Toà án đã ra
bản án, quyết định đó.
–
Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại
phiên toà của Toà án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.
–
Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án Việt Nam.
–
Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của
Toà án Việt Nam hoặc của Toà án nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận hoặc
trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Toà án Việt Nam đã thụ lý
và đang giải quyết vụ án đó.
–
Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Toà án đã ra bản án,
quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật Việt Nam.
–
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài
tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
(Điều
68 Luật Trọng tài thương mại).
15.
Trọng
tài và hòa giải khác nhau như thế nào?
Trong
trọng tài, trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp và ra quyết định chung thẩm.
Một khi quyết định trọng tài đã được tuyên sẽ có giá trị ràng buộc các bên cho
dù các bên có đồng ý hay không.
Đối với hòa giải, hòa giải viên không quyết định vụ tranh chấp mà có vai trò giúp các bên giải quyết vụ tranh chấp thông qua một quá trình thương lượng và thu hẹp những điểm bất đồng. Hòa giải viên sẽ giúp các bên đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, khác với quyết định trọng tài, thỏa thuận của các bên không mang tính ràng buộc. Trong trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện thỏa thuận hòa giải, bên kia có thể khởi kiện ra trọng tài hoặc tòa án tùy theo thỏa thuận của các bên.
Đối với hòa giải, hòa giải viên không quyết định vụ tranh chấp mà có vai trò giúp các bên giải quyết vụ tranh chấp thông qua một quá trình thương lượng và thu hẹp những điểm bất đồng. Hòa giải viên sẽ giúp các bên đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, khác với quyết định trọng tài, thỏa thuận của các bên không mang tính ràng buộc. Trong trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện thỏa thuận hòa giải, bên kia có thể khởi kiện ra trọng tài hoặc tòa án tùy theo thỏa thuận của các bên.
16.
Vai
trò của Tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài?
Tạo
điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho quá trình tố tụng trọng tài
–
Chỉ định trọng tài viên, hoặc thay đổi trọng tài viên của hội đồng trọng
tài vụ việc
–
Chỉ định chủ tịch hội đồng trọng tài trong trường hợp các trọng tài viên được
chỉ định không thể thống nhất với nhau;
–
Chỉ định trọng tài viên duy nhất trong trường hợp các bên tranh chấp không thể
thống nhất với nhau;
–
Thay đổi trọng tài viên đã được chỉ định;
–
Thu thập chứng cứ liên quan đến vụ việc và buộc nhân chứng tham gia vào các buổi
gặp, phiên xét xử.
–
Thi hành các biện pháp tạm thời trước khi hội đồng trọng tài được thành lập;
Quyết
định về việc không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu
hoặc không thể thực hiện được; Xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;
Đăng
kí phán quyết trọng tài vụ việc