Gia đình là nơi
“chôn rau cắt rốn”, là chốn dừng chân của
mỗi cá nhân sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nơi ấy chứa đựng biết bao tình cảm
thiêng liêng và sâu sắc mà chắc hẳn sẽ không ai quên. “ Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà
mỗi cảnh” tuy khác nhau nhưng gia đình
là tế bào của xã hội. Gia đình có vững mạnh thì xã hội mới văn minh. Không ai
có thể phủ nhận được vai trò của gia đình đối với cá nhân và xã hội. chính vì
những lí do đó nên em xin chon đề tài: “phân tích chức năng cơ bản của gia đình? Thực
tiễn của việc nghiên cứu xã hội học gia đình đối với lĩnh vực pháp luật?” cho
bài học kỳ lần này.
Do thời gian và
điều kiện không cho phép, kiến thức của em còn hạn chế nên bài làm chắc hẳn sẽ
còn thiếu sót. Vì vậy rất mong có sự đóng góp ý kiến từ quý thầy (cô) để bài
làm được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
I.
CHỨC NĂNG
CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH
1.
KHÁI
NIỆM GIA ĐÌNH.
Từ lâu người ta đã coi gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào gia đình khỏe
mạnh, xã hội sẽ lành mạnh, mọi người đều có cơ hội phát triển và hưởng hạnh
phúc. Tế bào gia đình lỏng nẻo, không đảm đương tốt các vai trò và chức năng của
mình, xã hội có nguy cơ xáo động ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất và
tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Củng cố nền tảng gia đình luôn là mối
quan tâm của các quốc gia trên thế giới.
Vậy gia đình là gì?
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm
sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các
thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với
khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa
gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người
luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở
con người. Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn
mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội
học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người.
Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học,
tâm lý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội
nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình
đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu
phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình.
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy,
có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã
hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Gia
đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của
nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con
nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng
những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của
xã hội về tái sản xuất con người. (8.wikipedia)
Theo TS Ngọ Văn
Nhân trong cuốn “tập bài giảng Xã hội học” cho biết:
Dưới góc độ là một thiết chế xã hội: “ Gia đình là thiết chế xã hội,
trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống). Gia
đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tộc và
thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể
xã hội”
Dưới góc độ là một nhóm xã hội nhỏ (đơn vị xã hội): “gia đình là hình thức
tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các
quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống
và có kinh tế chung”
2.
CHỨC
NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
Gia đình là yếu tố cấu thành cơ bản của cơ cấu xã hội tổng thể, gia đình
phản ánh chân thực mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Gia đình lúc đầu như
Mac và Ăng ghen nói, “ là quan hệ xã hội duy nhất” gia đình là cộng đồng lao động
và cộng đồng sinh hoạt, là khuôn khổ tồn tại và là thế giới của con người. Nếu xem xét gia đình như một thiết chế xã hội
thì cần hướng tới các chức năng, việc định hướng giá trị và nghĩa vụ mà gia
đình phải giải quyết với tư cách là một đơn vị xã hội đặc biệt. gia đình được
sinh ra tồn tại và phát triển chính là do nó sứ mệnh được đảm đương những chức
năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã trao cho, không thiết chế xã hội nào có
thể thay thế được. Gia đình có những chức năng cơ bản sau:
- Chức năng kinh tế: Gia đình
là một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là
đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là
tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Đặc
điểm: Chức năng kinh tế của gia đình Việt Nam truyền thống có những đặc điểm
sau:
+ Gia đình Việt
Nam truyền thống là một đơn vị kinh tế độc lập, tự sản tự tiêu
+ Người chồng, người cha trong gia đình đóng vai trò là trụ cột kinh tế, họ đồng thời nắm toàn bộ quyền kiểm soát về kinh tế gia đình
+ Người chồng, người cha trong gia đình đóng vai trò là trụ cột kinh tế, họ đồng thời nắm toàn bộ quyền kiểm soát về kinh tế gia đình
+ Sự trì trệ,
máy móc và bảo thủ trong hoạt động kinh tế gia đình luôn biểu hiện cùng cơ chế
tổ chức và quản lý mang tính gia trưởng
- Chức năng sinh sản: Chức
năng này vốn dĩ nó tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi
hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì. Chức năng này được coi là một giá trị của
gia đình mà từ cổ chí kim loài người phải thừa nhận. Bản thân F. Engel, một nhà
duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch
sử suy cho cùng là... sự tái sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi
giống. Chức năng sinh sản của gia đình là một giá trị trường tồn.
Đặc điểm: Chức năng tái sản xuất
xã hội của gia đình Việt Nam truyền thống có đặc điểm là
+ Đông con là một giá trị cơ bản của gia đình và
xã hội truyền thống, Từ xa xưa, con người Việt Nam đã đề cao việc duy trì nòi
giống gia đình. “đông con hơn nhiều của”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”,
“con gái là con người ta”. Con cái là thứ đáng giá hơn hết trong gia đình..
- Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa
các thành viên trong gia đình (chức năng tình cảm):
Thoả mãn tình cảm tinh thần và thể xác giữa hai vợ chồng; thỏa mãn tình cảm
giữa cha mẹ và con cái (sống vì nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia đình
(thương yêu, đùm bọc lẫn nhau). Phần đông mọi người trong xã hội đều coi gia
đình là “tổ ấm”, nơi người ta đi về, nơi người ta chia sẻ với nhau về niềm vui,
nỗi buồn, tức là nơi tình cảm của con người được thỏa mãn.
Đặc điểm: Chức năng tình cảm,
tâm lí của gia đình Việt Nam truyền thống có đặc điểm:
+ Đề cao vai trò
của các giá trị đạo đức và các giá trị đó chi phối hầu hết các mối quan hệ của
gia đình.
+ Sự thương yêu, chăm sóc con cái hết lòng của
cha mẹ đối với con cái, sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ; sự gắn bó và yêu
thương nhau giữa anh chị em, sự thuỷ chung, hoà thuận trong tình nghĩa vợ chồng
+ Những tình cảm
đối với gia đình cũng là cội nguồn của tình làng xóm quê hương và xa hơn là
tình yêu đất nước: "cáo chết ba năm quay đầu về núi". Gia đình là nơi
sẻ chia, cảm nhận, của mỗi thành viên trong gia đình. Là nơi dừng chân sau một
ngày làm việc mệt mỏi. Là sự gắn kết yêu thương của con người.
- Chức năng xã hội hóa – giáo dục:
+ Chức năng giáo dục: Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của xã hội,
là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ phận
trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục: “Dạy con từ thưở còn thơ”. Trong
môi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là
nhân sinh quan. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn
tới tương lai của đứa trẻ: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
+ Chức năng xã hội hoá: Có thể
coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi thành viên là một tính cách. Việc va chạm
các tính cách khác nhau trong một gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ em học
cách hoà hợp với cộng đồng.
Đặc điểm: Chức năng xã hội hóa
- giáo dục của gia đình truyền thống Việt Nam có đặc điểm sau:
+ Nhắc đến nhiều
nhất trong nội dung giáo dục của gia đình là đạo đức và cách sống làm người
+ Sự đánh giá của
xã hội với gia đình luôn lấy tiêu chí nhìn vào con cái
+ Mục đích giáo dục trong gia đình truyền thống khác nhau theo loại hình gia đình, những nhà nghèo khó vẫn cố gắng cho con học đến nơi đến chốn
+ Người cha thường giáo dục bằng sự nghiêm khắc, người mẹ thường giáo dục bằng sự nhân từ, "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi"
"con hư tại mẹ, cháu hư tại bà"
+ Mục đích giáo dục trong gia đình truyền thống khác nhau theo loại hình gia đình, những nhà nghèo khó vẫn cố gắng cho con học đến nơi đến chốn
+ Người cha thường giáo dục bằng sự nghiêm khắc, người mẹ thường giáo dục bằng sự nhân từ, "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi"
"con hư tại mẹ, cháu hư tại bà"
Có thể tóm lại rằng, gia đình có 2 chức năng cơ bản nhất, là 2 sứ mệnh lịch
sử vĩnh hằng được xã hội trao cho, đó là: sứ mệnh tái tạo ra một thế hệ mới (bao
gồm chức năng sinh sản và chức năng và giáo dục đào tạo của gia đình); sứ mệnh
nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình (bao gồm 2 chức năng: chức
năng kinh tế,và chức năng thoả mãn những nhu cầu tâm - sinh lý tình cảm). Hai sứ mệnh cũng là 2 chức năng cơ bản này
chi phối toàn bộ các chức năng khác của gia đình như: chức năng giao tiếp tinh
thần; Chức năng tổ chức thời gian rỗi; Chức năng thu nhận các phương tiện; Chức
năng giáo dục bảo trợ; Chức năng đại diện; Chức năng nghỉ ngơi, giải trí...
3.
NHẬN
XÉT:
Gia đình là một thực thể xã hội. Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận.
Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của
gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ
bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia
đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội
Nhiều người cho rằng, các chức năng gia đình đang chuyển từ môi trường nhỏ
sang môi trường lớn hơn. Cũng nhiều nhà nghiên cứu về gia đình đã phải thừa nhận
rằng: khi xã hội có những thay đổi thì gia đình luôn có sự thích nghi, có thể
là chậm hơn, thể hiện sự thủ cựu và tân tiến của nó
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC PHÁP
LUẬT
1.
XÃ HỘI
HỌC LÀ GÌ?
Xã hội học gia đình là một nhánh của xã hội học chuyên biệt; xã hội học
gia đình là bộ môn khoa học nghiên cứu sự sinh ra, phát triển và sự hoạt động của
gia đình như là một trong những hạt nhân đầu tiên của xã hội trong các điều kiện
văn hóa, kinh tế - xã hội cụ thể, cũng như nghiên cứu về cơ cấu của chức năng
gia đình trong xã hội; là một bộ môn xã hội học nghiên cứu về gia đình với tư
cách là một thiết chế xã hội và một nhóm nhỏ. (http://vi.wikipedia.org)
2.
ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như
tâm lí học, dân tộc học, dân só học, luật học.... Tuy nhiên khi nghiên cứu về
gia đình thì các ngành khoa học có tác động tới đối tượng chung này ở những
khía cạnh khác nhau, có sự tác động bổ sung và làm phong phú cho nhau. Trong
đó, xã hội học cũng là một trong những ngành khoa học nghiên cứu về gia đình. Xã
hội học gia đình chú ý đến tất cả các sự kiện hiện tượng, các vấn đề xảy ra
xung quanh đời sống gia đình hiện đại, nghiên cứu những sự kiện hiện đại được lặp
đi lặp lại mang tính quy luật có khuynh hướng. Đó là những sự kiện hiện tượng,
những vấn đề mang tính xã hội. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia
đình chính là những vấn đề xã hội của gia đình hiện đại.
Xã hội học nghiên cứu gia đình những hiện tượng xã hội trên hai phương diện:
Một là, các mối quan hệ bên
trong gia đình. Bao gồm quan hệ giữa các thành viên và quan hệ giới tính.
Hai là, các mối quan hệ và sự
tác động qua lại giữa gia đình và xã hội. Bao gồm có quan hệ gia đình với họ
hàng, làng xã, các tổ chức sản xuất, các tổ chức chính trị và các tổ chức văn
hóa....
3.
Ý
NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC PHÁP LUẬT.
Nghiên cứu xã hội học gia đình không những có ý nghĩa đối với việc xây dụng
pháp luật mà còn có vai trò lớn trong việc thực hiện pháp luật trong thực tế.
a) ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
Xã hội học gia đình là môn koa học nghiên cứu về những sự kiện mang tính
chất xã hội của gia đình như mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,
quan hệ giữa gia đình với xã hôi.... đó cũng là những đối tượng nghiên cứu của
ngành luật học. Dựa trên những mối quan hệ đó, pháp luật đưa ra những quy phạm
điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ nêu trên, đưa ra quyền,
nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh, chị em trong gia đình, giữa vợ và chồng...
Kinh tế của gia đình là một trong những nguồn quan trọng để pháp luật điều
chỉnh. Ngay trong thời kì đất nước còn chiến tranh, việc nghiên cứu xã hội học
gia đình có vai quan trọng trong những chính sách pháp luật của nhà nước ta:
Chiến tranh làm cho cơ cấu và quy mô gia đình thay đổi, hầu hết nam nữ thanh
niên ra chiến trường đánh giặc bảo vệ tổ quốc. Trước thực trạng đó, chính sách
kinh tế của Đảng chủ trương nền kinh tế bao cấp, làm ăn tập thể, các gia đình
hình thành nên các hợp tác xã....ngoài mục đích tạo ra hậu phương vững chắc cho
tiền tuyến thì còn nhằm làm cho các chiến sỹ ngoài mặt trận yên tâm chiến đấu.
Không phải lo lắng về cuộc sống gia đình ở quê..
Sau khi chiến tranh kết thúc, vai trò hậu phương của gia đình không còn
quan trọng như xưa, nhiêm vụ quan trọng của đất nước không phải là chống ngoại
xâm mà là phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, cơ chế bao cấp không còn phù hợp với
nền kinh tế hiện nay. Kinh tế gia đình ngày càng có vai trò quan trọng. Vì vậy,
Nhà nước ta chủ động đưa ra những chính sách nhằm phát triển kinh tế cá thể,
chính sách khoán 10, khoán 100... được áp dụng triệt để. Như vậy, dựa vào chức
năng của gia đình trong những điều kiên cụ thể mà pháp luật đưa ra những chính
sách phù hợp nhất.
Chức năng giáo dục trong gia đình được xã hội bảo trợ và được pháp luật
thừ nhận. Trên cơ sở điều kiện của các gia đình, các chính sách về giáo dục đối
với con em của các hội gia đình là khác nhau. Ví dụ: về các chính sách đóng học
phí đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, dân tộc miền núi sẽ khác so với con
em của gia đình thành thị, gia đình buôn bán.... ngoài ra còn liên quan đến những
chính sách về khám chữa bệnh, chế độ nhà trẻ, ưu tiên việc làm...
b) ĐỐI VỚI
VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT:
Gia đình là hạt nhân của xã hội, để xã hội phát triển thì gia đình phải giàu
mạnh và văn minh. Kinh tế có tác động quan trọng tới lợi ích và do đó tác động
đến tư tưởng, thái độ, niềm tin của nhân dân đén pháp luật. Kinh tế là nền tảng
của sự nhận thức hiểu biết pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực
hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Cụ thể: khi kinh tế phát triển thì
con người có điều kiện mua sắm các điều kiện nghe, nhìn có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin pháp
luật đa dạng và cập nhật. các chương trình phổ biến giáo dục sẽ dễ dàng đến với
người dân, đến với mỗi gia đình. Từ đó nhu cầu tìm hiểu pháp luật trở thành nhu
cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hành động của con người.
Vai trò giáo dục gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành
thói quen thực hiện pháp luật trong mỗi con người. “Dạy con từ thuở lên ba” Trẻ
em là những mần non tương lai của đất nước. Việc dạy dỗ con trẻ phụ thuộc nhiều
vào gia đình. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy việc tự giác thực hiên pháp luật
trong thực tế nếu gia đình có phương pháp dạy tốt.
Ngoài ra, văn hóa - lối sống cũng
là một yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật. những hành vi, cách sử sự
của cá nhân đối với cá nhân trong gia đình, cá nhân với xã hội, giữa gia dình với
xã hội... là những thành phần hình thành nên các phong tục tập quán, lối sống,
đạo đức của con người, xã hội. Đó là nguồn để xây dựng pháp luật mà cũng là những
hành vi trực tiếp thực hiện pháp luật hoặc là vi phạm pháp luật.
KẾT LUẬN
Gia đình là một cộng đồng
người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia
đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực
tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.
Gia đình là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người, nó biểu hiện mối quan hệ giữa người với người. Đó
là tồn tại khách quan không thể xóa bỏ được. Vấn đề vô cùng quan trọng là lịch
sử phát triển của xã hội của gia đình có liên quan đến nhiều vấn đề của xã hội
và các mối quan hệ trong xã hội cho nên cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ của
gia đình vì đó là chỗ dựa tinh thần cho con người (tr.331.tập bài giảng Xã hội
học gia đình, TS.Ngọ Văn Nhân.