VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

      
          Nhân cách là một trong những vấn đề quan trọng trong Tâm lý học được các nhà tâm lý cũng như các tác giả ở các lĩnh vực khoa học khác quan tâm nghiên cứu. Từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, con người chúng ta trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, chúng ta đều để lại những dấu ấn mang tính đặc trưng, khác biệt so với mọi người và được xã hội nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể. Tổ hợp những đặc trưng đó còn được gọi là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý (nhân cách). Sau đây em xin trình bày về đề tài “ Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ với thực tiễn
I.Khái niệm về nhân cách
Nhân cách được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau thuộc nhiều nghành khoa học xã hội khác nhau, trong đó có khoa học tâm lý. Ta có thể định nghĩa nhân cách như sau: “Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị của người ấy”.
Từ định nghĩa trên cho ta thấy,chỉ có thể dùng nhân cách cho con người và chỉ từ một giao đoạn phát triển nhất định nào đó. Vì thế người ta không nói “ nhân cách của con vật” hay “ nhân cách của một đứa trẻ sơ sinh, một trẻ hai tuổi”. Nhưng lại có thể nói đến nhân cách của 1 học sinh tiểu học, nhân cách của 1 sinh viên. Con người được sinh ra chua phải đã là một nhân cách, mà trong quá trình sinh sống và hoạt , giao lưu của mình trong xã hội, con người mới trở thành một nhân cách.
II. Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Theo quan điểm tâm lý học Mácxít thì nhân cách không có sẵn và cũng không  phải nó được bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy. Nhân cách là cấu tạo tâm lí mới được hình thành trong quá trình sống, giao tiếp, vui chơi, lao động…của mỗi con người. Như V.I Lênin đã khằng định “ Cùng dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên”[1]. Trong quá trình hình thành, nhân cách bị chi phối bởi nhiều yếu tố : yếu tố bẩm sinh -  di truyền, môi trường, giáo dục, giao tiếp, hoạt động.
1. Yếu tố bẩm sinh - di truyền có vai trò tạo tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách
Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằng xương bằng thịt mà nhân cách của một con người cụ thể sống trong xã hội cụ thể. Theo sinh vật học hiện đại, Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.
Trong khi đó những đặc điểm giải phẫu sinh lí của cá thể ngoài những yếu tố do di truyền tạo nên, còn có những yếu tố riêng tự tạo do sự vận động và phát triển của cá thể. Những yếu tố đó đối với con người có ngay từ trong môi trường bào thai của mẹ. Chính vì vậy, một cá thể vừa mang đặc điểm giải phẫu sinh lí của cha mẹ vừa có những cái riêng của nó.
Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm  giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của các giác quan và não.
Ví dụ: Một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ là ca sỹ, nhạc sỹ thì nó sẽ có cơ hội và khả năng trở thành một người hoạt động nghệ thuật khi trưởng thành, cộng với việc bố mẹ nó phát triển và bồi dưỡng từ nhỏ khả năng tiềm tàng của bộ máy phân tích âm thanh, phát triển giọng.
Theo quan điểm tâm lí học Mácxít “di truyền và những đặc điểm sinh học của nó không quyết định chiều hướng cũng như giới hạn phát triển của nhân cách. Mắc dù có thể nó ảnh hưởng mạnh tới quá trình hình thành tài năng, xúc cảm… trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển con người nhưng nó chỉ đóng vai trò tạo nên tiền đề cho sự phát triển nhân cách[2]
2. Yếu tố môi trường
Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Môi trường chia thành 2 loại: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
2.1 Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Để hình thành nên nhân cách của con người thì trước tiên vẫn phải trải qua các yếu tố của hoàn cảnh tự nhiên, nó như là các nền vốn có quy định ít nhiều tính cách của con người.
Như chúng ta đã biết, mỗi dân tộc sống trên một vùng lãnh thổ nhất định, có cái đọc đáo của hoàn cảnh địa lí : ruộng đồng và khoáng sản, núi và sông, trời và biển, mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh…Những điều đấy quy định về đặc điểm của các dạng, các nghành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp( tức là phương thức hoạt động của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Cho nên có thể nói rằng, tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thông qua khâu trung gian là phương thức sống.
Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồ gốc điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh sống tự nhiên. Một số nét tâm lí nào đó của bản địa, của nghề nghiệp cũng có thể được hiểu theo lôgic ấy. Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp – những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó.
Ví dụ: Người dân vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nước ta có truyền thống trồng lúa nước, cây lúa nước không đơn thuần là một cây nông nghiệp mà từ xa xưa nó đã trở thành biểu tượng của nền nông nghiệp 2 vùng này. Người dân không chỉ có kinh nghiệm trồng lúa nước, tâm lý gắn bó với cây lúa nước mà còn có những hoạt động văn hóa, nghệ thuật liên quan đến cây lúa nước. Sở dĩ có điều này là bởi nơi đây có điều kiện tự nhiên cho việc trồng lúa nước ( có 2 cong sông lớn chay qua, địa hình bằng phẳng…)
2.2 Môi trường xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lí nhân cách
Nếu không có sự tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc trong một xã hội quá đơn điệu thì cơ thẻ sẽ lớn lên và phát triển trong trạng thái của động vật hoặc sẽ nghèo nàn về tâm lí, kém sự linh động. Chẳng hạn, bác sĩ Sing người Ấn Độ có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đem đén thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi bằng 2 chân nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng 4 chân khá nhanh. Người ta dạy nói Kamala trong4 năm nhưng cô chỉ nói được 2 từ. Cô khổng thể thành người thực sự và 18 tuổi thì cô qua đời. Sự thực đó đã khẳng định tính đúng đắn trong nhận xét của C.Mác “ trong tính hiện thức của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội ” hay “ hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sang tạo ra hoàn cảnh” [3]
Như vậy, nhân cách là một sản phẩm của xã hội. Đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để lắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại.
Quan hệ sản xuất: Quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách. Tâm lý nhân cách phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật. Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này mức độ khác trong vai trò xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lí tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò ấy. Ví dụ:Người có địa vị cao như các chính trị gia, các nhà nghiên cứu, lãnh đạo…sẽ có nhu cầu, hứng thú khác với nông dân, sinh viên…
Đặc tính của quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị pháp luật biểu hiện qua hệ tư tưởng đạo đức và ở những mức độ khác nhau qua phong tục và tập quán.
Trong môi trường xã học ta còn thấy những hiện tượng tâm lý xã hội quần chúng khác ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí nhân cách. Dư luận và tâm trạng chung, đó là sự phán xét đánh giá của sự đông người về sự kiện đời sống xã hội của hoạt động tập thể của hành vi các nhân. Dư luận được hình thành thầm lặng hoặc có ý thức. Có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực trong đời sống được bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh, phát triển trên tâm trạng xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.
Tâm trạng chung: Bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan – sức phấn đấu chung của nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó. Ví dụ: lời nói, cử chỉ, việc làm, cách nhìn, nếp nghĩ… ta có thể thấy tâm trạng chung của một gia đình, nhóm bạn thế hệ dân tộc…
Thi đua: Là phương thức tác động qua lại giữa 2 cá nhân, nhóm và tập thể làm tăng kết quả hoạt động của nhau. Nhiều phẩm chất nhân cách, tập thể được phát triển qua thi đua. Ví dụ: Thi đua trong lớp học nhằm đạt kết quả cao trong học tập, thúc đẩy mỗi thành viên cần nỗ lực học tập.
Bắt trước: Thể hiện ra trong mọi lĩnh vực cuat đời sống( vui chơi, học tập, lao động, giao tiếp) bắt trước diễn ra một cách có ý thức hay không có ý thức, bắt trước trong cách giao tiếp, ngôn ngữ, trong ăn mặc…
3. Yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách
Môi trường xã hội tác động đến mỗi cá nhân một cách tự phát và tự giác nhưng chủ yế bằng con đường tự giác là giáo dục.
Theo quan điểm của tâm lí học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.
Giáo dục là một hoạt động chuyên môn nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. 
Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ được thể hiện ở những điểm sau:
- Giáo dục vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo hướng đó.
- Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được.
   - Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người.
   - Giáo dục uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tắc động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
   - Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng tới cá nhân ở mức độ hiện có của nó.
        Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học hiện đại đã chứng minh rằng : Sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục. Điều này được chứng mình bằng cả lịch sử phát triển của loài người: Trên thế giới chưa từng có một nhà bác học, một danh nhân, một thiên tài nào lại chưa hề qua giáo dục của nhà trường cả. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục. Giáo dục không phải là vạn năng, bởi vì giáo dục cũng chỉ vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo hướng đó.
        Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, mặt khác hình thành trong nhân cách học những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội.
4. Hoạt động là con đường quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
         Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ trở nên không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự vận động, về động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Chừng nào cá nhân nhận thức được ý nghĩa của hoạt động cá nhân trong sự phát triển, hoàn thiện bản thân mình thì hoạt động của cá nhân sẽ trở thành hoạt động tự giác giáo dục.
       Hoạt động để lại dấu ấn của mình lên chính bản thân con người. Tâm lý không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành trong hoạt động. Chính nhân cách của con người cũng được hình thành trong hoạt động: con người trở lên can đảm, quả quyết, cứng rắn…Hãy quan sát những người xung quanh, bạn sẽ thấy hoạt động nghề nghiệp là thay đổi vẻ ngoài và thế giới tinh thân họ như thế nào? Đồng thời qua cung cách cư xử, lời ăn tiếng nói…của họ ta cũng biết họ làm nghề gì.
          Chúng ta đã biết, hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạt đông có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Vì vậy mỗi loại hoạt động có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lý nhất đinh. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành những phẩm chất đó. Vì thế, nhân cách của học được hình thành và phát triển.
           Thông qua 2 quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân mình để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.
          Hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động và nhân cách nên hoạt động phải được coi là phương tiện giáo dục cơ bản. Nhưng không phải là ở tất cả các giai đoạn hay thời kỳ phát triển và cũng không phải các dạng hoạt động đều có tác động như nhau đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách của con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, nhất là vai trò của hoạt động chủ đạo.
          Hoạt động của con người khác với hoạt động của động vật ở chỗ con người hoạt động có mục đích, có ý thức. Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức. Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ của con người với sự vật mà còn cả trong mối quan hệ với người khác. Vì thế hoạt động của con người luôn mang tính chất xã hội, tính cộng đồng.
         Tóm lại, hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách, vì vậy trong công tác giáo dục cần chú ý việc tổ chức hoạt động sao cho phong phú hấp dẫn. Đặc biệt, cần chú ý tổ chức hoạt động chủ đạo ở mỗi lứa tuổi, vì hoạt động đấy quyết định sự hình thành cấu trúc tâm lý – nhân cách đặc trưng của lứa tuổi đó.
5. Giao tiếp là con đường quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách
     Liên quan đến vấn đề này nhà tâm lý học Xôviết B.F.Lômôp đã viết “ khi chung ta nghiên cứu lối sống của cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó làm cái gì và như thế nào, mà chúng ta còn phải nghiên cứu xem nó giao tiếp với ai như thế nào” [4] .Khác với hoạt động, đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý sống động, những nhân cách hoàn chỉnh. Ở đây diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể với chủ thể.
      Giao tiếp là điều kiện để tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Không thể có xã hội nếu không có giao tiếp, vì xã hội là một cộng đồng người chư không phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều người.Mỗi cá nhân sẽ không thể phát triển bình thường theo kiểu người và không thể trở thành nhân cách nếu không được giao tiếp với cá nhân khác. Giao tiếp là nhu cầu xã hộc cơ bản và xuất hiện sớm. C.Mác viết “ Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với họ ” ( C.Mác, Ănghen , toàn tập – tập 3)[5]. Chằng vậy mà có câu ngạn ngữ rằng : “ Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào ”.
      Nhờ có giao tiếp con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại.
      Trong khi giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhân thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách.
      Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người – người, là một yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Song mọi hoạt động và giao tiếp của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong nhóm và trong tập thể.
III. Liên hệ với thực tiễn
      Mỗi thời đại, mỗi đất nước đều có những chuẩn mực nhân cách của riêng mình và sự tác động của các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của nhân cách cũng không giống thời đại nào, đất nước nào cũng có những vĩ nhân, những nhân cách lớn. Việt Nam tự hòa có vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
       Ở nước ta hiện nay đang trong quá trình đổi mới kinh tế, phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Có thể nói xã hội Việt Nam hiện nay là một xã hội của những sự chuyển đổi toàn diện sau sắc. Điều đó tác động tới mỗi thành viên trong xã hội, làm phong phú đa dạng thêm đồng thời cũng phức tạp thêm lối sống của mỗi người, đặc biệt ảnh hưởng tới sự hình thành của lớp trẻ. Thực tiễn cho thấy những năm qua, thang giá trị của xã hội đang có sự thay đổi nhanh chóng. Chính sự thay đổi một số giái trị dẫn đến sự thay đổi đặc điểm nhân cách của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì mới. Những giá trị truyền thống gia đình, tình nghĩa, đề cao cái tâm, chữ tín và đạo hiếu, lễ nghĩa vẫn được duy trì nhằm hạn chế, khắc phục tính ích kỉ, thờ ơ thậm chí lạnh lung của một số người dưới cơ chế thị trường.Mục tiêu, yêu cầu của mô hình nhân cách tuổi trẻ Việt Nam cần phải có sự kết hợp những giá trị chuẩn mực truyền thống và mô hình phát triển của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
          Chúng ta hiện nay rất cần những nhân cách có đủ đức và tài để đạt được mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”. Bác Hồ cũng đã từng dạy: “ Có tài mà không có đức là đồ vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ” Vì thế một nhân cách hoàn thiện phải có đủ “ đức ” và “ tài ”. Để đạt được điều ấy thì cần có sự tác động vào các yếu tố ấy cần có sự tác động vào các yếu tố hình thành và phát triển nhân cách một cách thích hợp.
          Việc nhận thực được vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách là vô cùng cần thiết đặc biệt là thê hệ trẻ, những con người mong muốn vươn tới sự hoàn thiện hoàn mỹ của nhân cách. Từ việc hiểu biết về nhân cách, về vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, kết hợp với những kiến thức về thực tế đời sống xã hội ta có thể liên hệ với bản thân và xác định phương hướng phát triển cho phù hợp.
               Khi đã có sự hiểu biết về vai trò của yếu tố sinh thể với nhân cách ta có thể có những biện pháp để phát triển những mặt mạnh, kiềm chế những yếu tố không tốt thuộc về mặt bẩm sinh di truyền trong khả năng có thể.
       Đồng thời ta cũng cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tìm hiểu các kiến thức về xã hội để xác định được những yêu cầu chuẩn mực của thời đại mới, từ đó có sự rèn luyện bản thân theo hương đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu đó.
       Tích cực giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người tạo mối quan hệ rộng lớn, thu nhập nhiều kiến thức lịch sử - xã hội giúp nhân cách được phát triển toàn diện.
       Cần có sự năng động, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Làm một sinh viên, kiến thức về chuyên môn là cần thiết nhưng kiến thức và kinh nghiệm đời sống cũng quan trọng không kém. Vì thế để có đúc nhiều kinh nghiệm sống thì chúng ta cần hoạt bát hơn, năng động hơn.
        Tạo mội trường hoạt động tốt với những phương pháp học sáng tạo cũng là một giải pháp tốt thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
        Cuối cùng phải luôn luôn nhìn nhận lại bản thân đánh giái đúng sai những việc đã làm, vạch ra mục tiêu cần vươn tới, luôn luôn phải nghiêm khắc với chính mình, nhìn nhận, đánh giá cuộc sống để giảm bớt nhưng hành vi sai lệch. Quá trình tự giáo dục phải được xác định là thường xuyên liên tục thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

KẾT LUẬN

Tóm lại, qua những phân tích trên ta thấy các yếu tố này luôn là những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, giữa chúng có mối liên hệ với nhau để tác động lên quá trình hình thành và phát triển nhân cách của một con người. Vì vậy, mỗi cá nhân phải nhận thức được một cách đúng mực vai trò của các yếu tố đó, biết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố để tác động đối với quá trình phát triển nhân cách, xây dựng các kế hoạch cho bản thân, tự thân vận động, không ngừng học tập, rèn luyện, không ngừng tham gia vào các hoạt động xã hội, gio tiếp cộng đồng…để hoàn thiện dần nhân cách của mình

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Đặng Thanh Nga ( chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Công an nhân dân, Hà nội, 2006
2. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2008
3. Nguyễn Xuân Thức( chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2008



[1] Nguyễn Xuân Thức( chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học sư phạm, Hà nội, 2008, trang 250
[2] Nguyễn Xuân Thức( chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2008, Trang 251
[3] Nguyễn Xuân Thức( chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2008, Trang 252
       [4] Nguyễn Xuân Thức( chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2008, Trang 257

[5] Nguyễn Quang Uẩn( chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cướng, Nxb Đại học sư phạm, Hà nội, 2008, trang 219

Related Post

Previous
Next Post »