Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh

Hợp đồng BCC và hợp đồng liên doanh đều có mục đích và nội dung chung là hướng đến sự thỏa thuận phân chia quyền lợi, trách nhiệm trong quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, có một vài sự khác biệt giữa 2 loại hợp đồng này, cụ thể:


Tiêu chí
Hợp đồng BCC
Hợp đồng liên doanh

Chủ thể ký kết hợp đồng
Không giới hạn các nhà đầu tư, có thể là nhà đầu tư trong nước kí kết hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc các nhà đầu tư trong nước kí kết hợp đồng với nhau.
Bắt buộc phải có sự tham gia của một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước với một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Bản chất hợp đồng
Là sự thỏa thuận của các bên để tiến hành hợp tác kinh doanh với nhau và là một hình thức đầu tư, tồn tại độc lập với các hình thức đầu tư khác.
Không được coi là hình thức đầu tư, chỉ là cơ sở pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư. Là văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Hình thành pháp nhân mới
Không hình thành tổ chức kinh tế mới.
Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, các nhà đầu tư phải thỏa thuận việc dùng dấu và danh nghĩa của một bên tiến hành giao dịch;
Hình thành doanh nghiệp mới; tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, nhân danh chính doanh nghiệp mới thành lập trong các giao dịch.

Nội dung hợp đồng
Việc kí kết hợp đồng không dẫn đến thành lập một pháp nhân mới. Do đó, trong hợp đồng, các bên chủ yếu thỏa thuận những nội dung liên quan đến: thể thức góp vốn, quản lý, phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh,…
Việc kí kết hợp đồng dẫn đến thành lập pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp nên nội dung thỏa thuận phải có: loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, điều kiện chấm dứt và giải thể doanh nghiệp,…
Thực hiện hợp đồng
Các nhà đầu tư phải tự tiến hành hoạt động đầu tư với quy chế do chính họ đặt ra và thỏa thuận trong hợp đồng.
Việc thực hiện hợp đồng sẽ được phản ánh qua tình hình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh đó.
Quyền quản lý
Các bên có quyền quản lý điều hành ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn 2 bên đóng góp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Bên nào có lượng vốn góp lớn hơn thường chiếm nhiều quyền quản lý điều hành hơn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Phân chia lợi nhuận và rủi ro
Theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng BCC.
Theo thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh và theo Điều lệ của pháp nhân mới thành lập.
Tính minh bạch trong hoạt động
Do không có pháp nhân riêng nên khó kiểm soát được hoạt động của mỗi bên trong kinh doanh, vì 2 bên sử dụng 2 con dấu. Đặc biệt là trong việc hạch toán chi phí.
Pháp nhân mới thành lập có quy chế tổ chức, hoạt động chặt chẽ, nên dễ dàng kiểm soát trong vấn đề quản lý điều hành, hạch toán chi phí.

Tính linh hoạt
Do không phải thành lập pháp nhân mới nên tham gia các hoạt động kinh doanh, đầu tư rất nhanh chóng và tốn ít chi phí.
Phải đăng kí thành lập pháp nhân mới nên rất tốn chi phí và thời gian. Sau khi chấm dứt đầu tư, kinh doanh phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Related Post

Previous
Next Post »