About SINH VIÊN HLU

Manual Description Here: Ea eam labores imperdiet, apeirian democritum ei nam, doming neglegentur ad vis.

BÀI VIẾT MỚI

Điều kiện bộ máy hoạt động doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Điều kiện bộ máy hoạt động doanh nghiệp xuất khẩu lao động

 Người lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động

Đối với người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Thứ nhất, người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ hai, phải có trình độ từ đại học trở lên.

Thứ ba, phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.

Thứ tư, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án hình sự của toà án, không trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc.

Nhân viên nghiệp vụ

Đối với nhân viên nghiệp vụ trong bộ máy hoạt động xuất khẩu lao động phải đáp ứng các điều kiện chung như sau:

(1) Phải ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn với doanh nghiệp.

(2) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án hình sự của toà án, không trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc.

(3) Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

(4) Nhân viên nghiệp vụ khai thác thị trường ngoài nước, tuyển chọn lao động, quản lý lao động làm việc ở nước ngoài và bồi dưỡng kiến thức cần thiết phải tốt nghiệp một trong các chuyên ngành luật, kinh tế/quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hơn thế, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể một số điều kiện về nhân sự của doanh nghiệp xin giấy phép xuất khẩu lao động sang một số lãnh thổ, quốc gia, khu vực nhất định như: Đài Loan, Nhật Bản, Trung Đông.

Điều 18 Nghị định 38/2020/NĐ-CP về điều kiện giới thiệu doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại lãnh thổ Đài Loan đã quy định một số điều kiện về nhân sự như sau:

(1)Có nhân viên nghiệp vụ bồi dưỡng kiến thức cần thiết chuyên trách thị trường Đài Loan với ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại lãnh thổ Đài Loan.

(2)Nhân viên khai thác thị trường ngoài nước và nhân viên quản lý lao động làm việc ở nước ngoài có chứng chỉ tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc TOCFL4 hoặc tương đương.

Điều 21 Nghị định 38/2020/NĐ-CP về điều kiện giới thiệu doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản đã quy định một số điều kiện về nhân sự mà doanh nghiệp dịch vụ cần có như sau:

(1)Có nhân viên nghiệp vụ chuyên trách thị trường Nhật Bản với ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản;

(2)Nhân viên khai thác thị trường ngoài nước và nhân viên quản lý lao động làm việc ở nước ngoài có chứng chỉ tiếng Nhật trình độ từ N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương trở lên.

Điều 25 Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông đã nhấn mạnh về điều kiện nhân sự như sau:

(1)Có nhân viên nghiệp vụ với ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông.

(2)Có ít nhất 01 nhân viên quản lý lao động thường trực tại mỗi nước tiếp nhận lao động thuộc khu vực Trung Đông. Nhân viên này phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm quản lý lao động ở nước ngoài, thông thạo tiếng Ả Rập hoặc tiếng Anh trình độ từ B1 (khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu - CEFR) hoặc tương đương trở lên.


Chi tiết...

Thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư ở Việt Nam

 Có thể thấy, các quy định về biện pháp bảo đảm đầu tư trong Luật Đầu tư 2020 về cơ bản là được kế thừa trên tinh thần của Luật Đầu tư 2014. Do Luật Đầu tư 2020 tính đến thời điểm hiện tại chưa có hiệu lực pháp luật nên trong phần ví dụ dưới đây em xin phép được sử dụng Luật Đầu tư 2014 kết hợp với Luật Đầu tư 2020 để phân tích. 

Thứ nhất, đối với biện pháp bảo đảm quyền sở hữu tài sản: chẳng hạn trên thực tế đối với quyền sở hữu của doanh nghiệp, chủ đầu tư đối với đất đai hoàn toàn có thể bị thu hồi hoặc trưng dụng theo quy định tại các Điều 16, 62, 64 và 65, Luật Đất đai năm 2013 với các lý do vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội; vì lợi ích quốc gia, công cộng;... 

Trong các trường hợp bị thu hồi hoặc bị trưng dụng, Nhà nước vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp, chủ đầu tư. Cụ thể hơn khi trưng dụng đất của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án đầu tư, gây thiệt hại trực tiếp về mặt bằng, tôn tạo của đất sẽ được thực hiện bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008: “Trường hợp tài sản trưng dụng là đất thì việc bồi thường được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây: Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng khôi phục lại mặt bằng và hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng;  Người có tài sản trưng dụng được bồi thường các khoản chi phí bồi bổ, tôn tạo lại mặt bằng theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự khôi phục lại”. Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn do vướng mắc các quy định bồi thường, xác định giá trị thiệt hại tài sản. 

Thứ hai, đối với biện pháp bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh. Hiện nay, nhà nước tạo mọi điều kiện để cho các nhà đầu tư tham gia hoạt động kinh doanh tại môi trường đầu tư Việt Nam trong môi trường bình đẳng nhất từ việc lựa chọn hình thức đầu tư, lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh. Một ví dụ tiêu biểu hiện nay là các Ngân hàng thương mại được bảo đảm thực hiện các hoạt động đầu tư: hoạt động góp vốn, mua cổ phần; hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán và các hoạt động khác như ủy thác đầu tư, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối. Chẳng hạn, đối với hoạt động góp vốn, mua cổ phần: thực tiễn cho thấy hầu hết các Ngân hàng thương mại, đặc biệt trong nhóm có mức vốn lớn đều thành lập các công ti con, công ti liên kết trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều nhất phải kể đến chứng khoán, quản lí quỹ, cho thuê tài chính, ngoài ra còn mở rộng sang hoạt động bảo hiểm, chuyển tiền. Cá biệt, một số ngân hàng lớn như Vietcombank có tới 11 công ti con, công ti liên doanh, liên kết; Viettinbank có tới 07 công ti con, 02 công ti liên doanh, liên kết; BIDV có 04 công ti con, 07 công ti liên doanh, liên kết. Đối với hoạt động đầu tư chứng khoán: hoạt động này thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của cả Luật Đầu tư 2014 và 2020; vì vậy khi tiến hành đầu tư, các Ngân hàng thương mại cần phải tuân theo những quy định nhất định. Pháp luật đặt ra những quy định giới hạn trong hoạt động trực tiếp đầu tư chứng khoản của ngân hàng như: loại chứng khoán đầu tư, tỉ lệ đầu tư1. Mục đích nhằm đảm bảo an toàn hơn cho nguồn vốn sử dụng vào hoạt động đầu tư này, tuy nhiên, xét các quy định hiện hành, quy định về mức giới hạn trong hoạt động đầu tư chứng khoán chưa đầy đủ. Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán trong hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn và nếu không quy định đầy đủ về điều kiện và tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động đầu tư cụ thể đối với các chứng khoán ngân hàng trực tiếp thực hiện mua, bán sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn trong quản lí vốn của ngân hàng. Có thể thấy, nhà nước đang nỗ lực để thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư kinh doanh một cách thuận tiện nhất, mang đến niềm tin cho chủ đầu tư tại môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Thứ ba, đối với biện pháp bảo đảm chuyển tài sản ra nước ngoài. Pháp luật đầu tư ở Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được chuyển tài sản của mình ra khỏi Việt Nam với điều kiện tiên quyết sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật đầu tư. Thực tiễn cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài thường mong muốn chuyển các loại tài sản như tiền, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện việc chuyển loại tài sản trên. Với lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền sẽ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật và thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá và quy định của pháp luật liên quan. 

Thứ tư, đối với biện pháp bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật. Trong bối cảnh thực tế hiện nay, pháp luật về đầu tư ở Việt Nam có sự thay đổi không ngừng điển hình là việc Luật Đầu tư 2014 hiện hành đã bị thay đổi bởi Luật Đầu tư 2020 mới được ban hành có hiệu lực thi hành vào năm 2021.

Vì thế việc bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật là vô cùng cần thiết. Cụ thể điển hình như trong Luật Đầu tư 2020 đã giới hạn, thu hẹp lại, bổ sung thêm điều kiện tại điểm c khoản 2 Điều 15 về đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư: “Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động”. Trong quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2014 hiện hành thì đối với dự án đầu tư chỉ cần có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư không cần kèm theo một số điều kiện như quy định mới đã là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư. Vì vậy, đến sang năm 2021 trở đi nếu đối chiếu theo điều kiện của Luật Đầu tư 2020 thì rất nhiều dự án đầu tư được coi là đối tượng hưởng ưu đãi theo Luật 2014 sẽ không còn là đối tượng được hưởng ưu đãi nữa. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư trong trường hợp như vậy thì tại khoản 2 Điều 13 Luật Đầu tư 2020 quy định: “Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư”.

Thứ năm, đối với biện pháp bảo đảm giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Nhà nước tôn trọng các phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư giữa đôi bên đặc biệt khuyến khích sử dụng phương thức trọng tài trong tranh chấp có một bên chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài. Câu chuyện 10 năm Luật Trọng tài thương mại 2010 cũng chính là câu chuyện về giai đoạn 10 năm phát triển của VIAC – tổ chức trọng tài quy chế đầu tiên tại Việt Nam, tổ chức đi cùng với sự hình thành và phát triển trong khuôn khổ pháp lý về trọng tài thương mại tại Việt Nam1. Với uy tín và hoạt động chuyên nghiệp trong suốt thời gian dài, hằng năm, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã tiếp nhận và giải quyết hàng trăm vụ việc, tranh chấp trong các lĩnh vực kinh doanh phổ biến của các doanh nghiệp; từ đó, nhanh chóng nhân rộng sự phổ biến và ưu thế của phương thức trọng tài đến với cộng đồng thương nhân. 

Chỉ riêng trong giai đoạn 2011-2019, VIAC đã giải quyết 1.259 vụ tranh chấp, tăng 336% so với giai đoạn 2003-2010. Các bên tranh chấp đến từ trên 60 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới. Chất lượng giải quyết tranh chấp ngày càng được cải thiện. Hiện nay, VIAC cũng đã thành lập Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) và công bố Quy tắc hòa giải VMC, nhằm giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn, đưa ra quyết định thực sự phù hợp đối với các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch. Có thể thấy, nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam nếu có phát sinh tranh chấp, hoàn toàn yên tâm sẽ được bảo đảm giải quyết theo nhiều phương thức khác nhau. Như vậy, hiện nay Việt Nam đang nỗ lực hết mình thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư một cách tốt nhất để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, kích thích nền kinh tế phát triển.

Chi tiết...

Ưu nhược điểm của mô hình ngân hàng trung ương

Ưu nhược điểm của mô hình ngân hàng trung ương

Ưu điểm

Từ đặc điểm và cách thức hoạt động riêng biệt, mô hình có tương đối nhiều ưu điểm: 

" Tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính;

 " Được giao quyền lựa chọn mục tiêu CSTTQG mà không chịu sự can thiệp chỉ đạo từ Chính phủ hay cơ quan liên quan khác: rõ ràng, cụ thể và thống nhất; 

" Quyết định trong việc thực thi các chính sách nên tăng tính chủ động và giảm độ trễ của chính sách tiền tệ; 

" Có thể từ chối trong mục tiêu làm thâm hụt ngân sách; 

" Tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính nhân sự;

" Trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch.

Các ngân hàng trung ương theo mô hình này là Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật bản và gần đây là ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB). Mô hình ngân hàng trung ương Châu Âu là một mô hình ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng trung ương Đức mà về cơ chế hoạt động của mô hình này là ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ nhưng điểm đặc biệt là ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của 13 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung Euro.

Nhược điểm:

Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng trung ương được tổ chức theo mô hình này đều đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của Chính phủ khi điều hành chính sách tiền tệ. Mức độ độc lập của mỗi ngân hàng trung ương phụ thuộc vào sự chi phối của cơ quan quyền lực nhà nước và phụ thuộc vào cơ chế lập pháp và nhân sự của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương khó tránh khỏi sự chi phối chính trị và sự thực hiện hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa. Mặt khác, với các nước áp dụng mô hình độc lập một cách triệt để hoặc thậm chí có phần cực đoan sẽ dẫn tới tình trạng NHTW gặp khó khăn trong việc hợp tác với Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.

Chi tiết...

Điểm mới về phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng

Điểm mới về phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng

Ngoài việc phát hiện tham nhũng qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán cũng như của các cơ quan tố tụng thì sự phát hiện tham nhũng từ phía xã hội là hết sức quan trọng.

Luật phòng chống tham nhũng 2005 chỉ quy định tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng. Luật Phòng chống tham nhũng 2018 đã mở rộng hơn các hình thức tiếp nhận thông tin về tham nhũng so với quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, bao gồm: phản ánh, tố cáo và xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng6; báo cáo và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng7 để giúp các cơ quan có thẩm quyền có nhiều kênh thông tin tiếp nhận, thu thập các thông tin về

6 Điều 65 Luật phòng chống tham nhũng 2018. 7 Điều 66 Luật phòng chống tham nhũng 2018.

tham nhũng nhằm phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời; đồng thời, khuyến khích cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có phân chia thành hai loại: phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng và báo cáo về hành vi tham nhũng.

Đồng thời, Luật quy định rõ hơn trách nhiệm tiếp nhận và xử lý phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng tại Điều 65 và Điều 66. Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 67); khen thưởng người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 68) và trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 69). Luật Tố cáo 2018 đã quy định chi tiết về việc bảo vệ người tố cáo, trong đó có cả việc bảo vệ những người thân thích của người tố cáo.

Bên cạnh đó, việc khen thưởng cho người tham gia tích cực vào công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng cũng đã được pháp luật về khen thưởng quy định.

Tuy nhiên, đối với việc bảo vệ người phản ánh, báo cáo thì pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, vì vậy, Điều 67 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo. Điều 69 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 cũng quy định trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc tố cáo của mình theo quy định của Luật Tố cáo; người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dung phản ánh, báo cáo. Cụ thể:

- Về báo cáo và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng

Luật Phòng chống tham nhũng đã mở rộng hơn đối tượng báo cáo về hành vi tham nhũng, Luật Phòng chống tham nhũng 2005 chỉ có cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan nơi mình làm việc. Luật 2018 quy định: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác thì phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu

cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Về thời hạn xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng, Luật Phòng chống tham nhũng2018 quy định trong 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, trong khi luật cũ là 10 ngày.

- Bảo vệ người tố cáo

Luật 2005 không có quy định cụ thể về bảo vệ người tố cáo, chỉ quy định “Người

tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã quy định về bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng tại Điều 67: “1.Việc bảo vệ người tố cáo hành

vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. 2. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo”.

Việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về tham nhũng là những hành động thể hiện trách nhiệm và phản ứng của những người có trách nhiệm dám đấu tranh với những sai trái, tiêu cực tham nhũng, giúp nhà nước phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh kẻ vi phạm mà họ luôn có nguy cơ bị kẻ xấu trả thù. Chính vì vậy mà việc bảo vệ họ là điều hết sức quan trọng.

- Khen thưởng người tố cáo, người phản ánh, người báo cáo

Trong khi Luật Phòng chống tham nhũng2005 chỉ quy định về khen thưởng người tố cáo thì Luật 2018 bổ sung quy định khen thưởng người phản ánh, người báo cáo, cụ thể: Người có thành tích trong việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh việc khen thưởng, Luật Phòng chống tham nhũngnăm 2018 còn bổ sung quy định về trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng tại Điều 69.

Bên cạnh đó, người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dung phản ánh, báo cáo; người tố cáo hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc tố cáo của mình theo quy định

của Luật Tố cáo. Việc quy định như vậy nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo tránh trường hợp người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, tố cáo tràn lan, không có căn cứ, gây phức tạp, mất đoàn kết nội bộ, làm tốn kém cả thời gian và công sức cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết.

Chi tiết...

Ngày 12/3/2021, Tòa án nhân dân tối cao công bố thêm 04 án lệ mới

 Ngày 12/3/2021, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số: 42/QĐ-CA về việc công bố án lệ. Theo đó, công bố 04 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua. Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng các án lệ trong xét xử kể từ ngày 15/4/2021.




04 án lệ mới công bố gồm:

- Án lệ số 40/2021/AL về công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế.

- Án lệ số 41/2021/AL về chấm dứt hôn nhân trên thực tế.

- Án lệ số 42/2021/AL về quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài.

- Án lệ số 43/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng của người khác nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán.

>> Chi tiết tại: https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-dieu-hanh?dDocName=TAND164381
_________________
Chi tiết...

Thông qua thêm 03 Án lệ mới


Ngày 09/9/2019 Chánh án tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định 293/QĐ-CA về việc công bố án lệ.
Theo đó,
- Công bố 3 án lệ đã được HĐTPTANDTC thông qua (có án lệ kèm theo) gồm:
+ Án lệ số 27/2019/AL về thụ lý giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí, sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo chủ nghĩa xã hội trước ngày 01/7/1991.
+ Án lệ số 28/2019/AL về tội "Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh".
+ Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội "Cướp tài sản".
- Các tòa án nhân dân và tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng các án lệ trong xét xử kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2019.
Việc áp dụng án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 09/9/2019.



Chi tiết...

ÁN LỆ SỐ 29/2019/AL


ÁN LỆ SỐ 29/2019/AL

Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản”
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 22 tháng 8 năm 2019 và được công btheo Quyết định s 293/QĐ-CA ngày 09 tháng 9 năm 2019 ca Chánh án Tòa án nhân dân ti cao.
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 20/2018/HS-GĐT ngày 15-10-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Cưp tài sản” đối với bị cáo: Lê Xuân Q, sinh năm 1993.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Bị cáo có hành vi dùng vũ lực tấn công bị hại, làm bị hại lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích không trả số tiền mà bị cáo có nghĩa vụ phải thanh toán cho bị hại.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cướp tài sản”.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Từ khoá của án lệ:
“Cướp tài sản”; “Tài sản bị chiếm đoạt”; “Số tiền bị cáo phải thanh toán”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Khoảng 22 giờ ngày 19-01-2015, Lê Xuân Q, Trần Xuân L, Nguyễn Văn L, Trương Sỹ T, Hà Thị Thu H và các đối tượng H1, Bin (không rõ lai lịch) đến hát tại phòng 203 của quán Karaoke M thuộc phường H, quận L, thành phố Đà Nng, do anh Nguyễn Thành H làm chủ. Đến khoảng 23 giờ 30 phút cùng ngày thì mọi người về trước, Q và Nguyễn Văn L ở lại tính tiền. Anh Võ Minh T được anh Nguyễn Thành H giao quản lý tại quán, kiểm tra phòng 203 và viết phiếu thanh toán hết 408.000 đồng. Lê Xuân Q đưa 208.000 đồng và 01 điện thoại di động cho anh Võ Minh T và nói hôm sau quay lại thanh toán số tiền 200.000 đồng còn thiếu và chuộc lại điện thoại, nhưng anh Võ Minh T không chấp nhận. Lúc này Trương Sỹ T điều Khiển xe quay lại chở Q và Nguyễn Văn L, thì Q nói với chủ quán là để Q về lấy tiền, còn Nguyễn Văn L và Trương Sỹ T ở lại. Q điều Khiển xe đến gặp Trần Xuân L và H1, Q nói với Trần Xuân L mang điện thoại của Trần Xuân L đến quán Karaoke thế chấp cho số tiền còn thiếu, nhưng Trần Xuân L không đồng ý. Q nói với Trần Xuân L và H1 quay lại quán Karaoke M đuổi đánh nhân viên trong quán để cho Nguyễn Văn L, Trương Sỹ T bỏ chạy và quỵt 200.000 đồng còn thiếu. Trần Xuân L và H1 đồng ý.
Sau đó, Lê Xuân Q chở Trần Xuân L và H1 đến bụi rậm gần Khu chung cư I thuộc phường H, quận L, thành ph Đà Nng và chỉ cho H1, Trần Xuân L vào ly 02 cây mã tấu tự tạo dài khoảng 60 cm do Q cất giữ trước đó. Trần Xuân L và H1 mỗi người cầm 01 cây mã tấu rồi lên xe quay lại quán Karaoke M.
Khoảng 00 giờ ngày 20-01-2015, Lê Xuân Q điều Khiển xe đến trước quán Karaoke M rồi dừng lại và ngồi trên xe, còn H1 và Trần Xuân L cầm theo mã tấu xông vào quán. Thấy H1 và Trần Xuân L xông vào, Nguyễn Văn L và Trương Sỹ T bỏ chạy về nhà. Trần Xuân L và H1 cầm mã tấu rượt đuổi các nhân viên trong quán, anh Đinh Đức T, anh Võ Minh T chạy vào nhà vệ sinh, anh Nguyễn Thành H chạy lên tầng 2 đóng cửa lại, còn anh Phan Thanh T là bảo vệ của quán chạy ra ngoài đường trốn. Trần Xuân L đuổi theo đến quầy tính tiền thì dừng lại và phát hiện 02 máy tính bảng hiệu Hanet màu đen để trong ngăn tủ kéo, Trần Xuân L lấy 02 máy tính bảng giấu trong người rồi đi ra, H1 cũng đi ra rồi lên xe do Lê Xuân Q điều Khiển tẩu thoát. Trên đường đi, H1 và Trần Xuân L vứt 02 cây mã tấu ven đường Nguyễn Sinh S (không thu hồi được vật chứng). KHI cả ba đến Khu chung cư F, Trần Xuân L đưa ra 02 máy tính bảng và nói lấy tại quán Karaoke M, thì Q đề nghị đem trả lại, nhưng Trần Xuân L nói “Giờ trả lại sợ Công an bắt”, nghe thế, Lê Xuân Q nói “Tôi không liên quan” rồi về nhà ngủ. Sáng hôm sau Lê Xuân Q đem trả xe cho Trần Xuân L rồi bỏ trốn. Đối với 02 máy tính bảng, Trần Xuân L bán cho một người đàn ông không rõ lai lịch được 1.100.000 đồng và tiêu xài hết. Hai máy tính này không thu hồi được.
Tại Kết luận số 33/KL-HĐĐG ngày 28-5-2015 của Hội đồng định giá tài sản thì giá trị còn lại của 02 máy tính bảng hiệu Hanet 10S, đã qua sử dụng là 12.000.000 đng.
Trong quá trình điều tra, bà Phan Thị C (mẹ của Trần Xuân L) đã bồi thường cho anh Nguyễn Minh T số tiền 7.000.000 đồng. Anh Nguyễn Minh T đã nhận tiền và không yêu cầu bồi thường thêm.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 77/2015/HSST ngày 19-12-2015, Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nng áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; các điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; các điểm g và n khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt Lê Xuân Q 07 (bảy) năm tù về tội “Cướp tài sản”.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn xử phạt Trần Xuân L 06 năm tù về tội “Cướp tài sản”, quyết định án phí và tuyên quyền kháng cáo theo luật định
Ngày 21-12-2015, Lê Xuân Q kháng cáo với nội dung cho rằng không phạm tội “Cướp tài sản”. Trần Xuân L kháng cáo xin giảm hình phạt.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 78/2016/HSPT ngày 20-4-2016, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nng căn cứ điểm b khoản 2 Điều 248; điểm C khoản 1 Điều 249 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, quyết định sửa Bản án sơ thẩm: Áp dụng khoản 1 Điều 314; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự xử phạt Lê Xuân Q 03 (ba) năm tù về tội “Không tố giác tội phạm” (Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn giảm hình phạt cho Trần Xuân L xuống còn 05 năm tù về tội “Cướp tài sản”).
Tại Quyết định số 26/2017/KN-HS-VC2 ngày 11-4-2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng hủy phần hình phạt đối với Lê Xuân Q của Bản án phúc thẩm và Bản án sơ thẩm để điều tra lại. Tại Quyết định số 61/2017/QĐ-VC2 ngày 27-7-2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng thay đi Quyết định kháng nghị số 26/2017/KN-HS-VC2 ngày 11-4-2017 theo hướng đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng hủy phần hình phạt và tội danh đối với Lê Xuân Q tại Bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 38/2017/HS-GĐT ngày 18-9-2017, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng quyết định hủy Bản án hình sự phúc thẩm về phần tội danh và hình phạt đối với Lê Xuân Q để xét xử phúc thẩm lại.
Tại Quyết định số 16/2018/KN-HS ngày 22-5-2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị đối với Quyết định giám đốc thẩm số 38/2017/HS- GĐT ngày 18-9-2017 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Quyết định giám đốc thẩm nêu trên và sửa Bản án hình sự phúc thẩm số 78/2016/HSPT ngày 20-4-2016 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về phần trách nhiệm hình sự của Lê Xuân Q.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng để xét xử giám đốc thẩm lại.
NHN ĐNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Lời khai của Lê Xuân Q phù hợp với lời khai của Trần Xuân L, phù hợp các lời khai của anh Võ Minh T, anh Nguyễn Thành H (nhân viên và chủ quán Karaoke M) về các tình tiết của vụ án. Có cơ sở xác định sau Khi bàn bạc thống nhất, khoảng 00 giờ ngày 20-01-2015, Lê Xuân Q cùng Trần Xuân L và H1 mang theo 02 mã tấu đến quán Karaoke M. Q đứng ngoài, còn Trần Xuân L và H1 cầm mã tấu rượt đuổi nhân viên của quán để giải vây cho Nguyễn Văn L, Trương Sỹ T nhằm không trả 200.000 đồng tiền dịch vụ hát Karaoke còn nợ trước đó. Như vậy, các bị cáo có hành vi dùng vũ lực tấn công bị hại để giải thoát cho đng bọn, nhm mục đích không trả s tin mà bị cáo có nghĩa vụ phải thanh toán cho bị hại là có đủ yếu tố cấu thành tội “Cướp tài sản”.
[2] Lê Xuân Q không trực tiếp cầm mã tấu rượt đuổi các nhân viên của quán Karaoke M nhưng Q cùng bàn bạc, chun bị hung khí, chở Trần Xuân L và H1 đến quán Karaoke M đế thực hiện hành vi phạm tội, nên Q đồng phạm với Trần Xuân L và H1 vhành vi cướp tài sản đối với số tiền 200.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng điểm d (sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy him khác) khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử phạt Lê Xuân Q về tội “Cướp tài sản” là đúng pháp luật.
[3] Sau Khi xét xử sơ thẩm, Lê Xuân Q kháng cáo cho rằng không phạm tội “Cướp tài sản”. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định Q và Trn Xuân L không phạm tội “Cướp tài sản” đối với số tiền 200.000 đồng, nhưng không tuyên bQ không phạm tội “Cướp tài sản” và đình chỉ xét xử đi với Q, mà lại kết án Q vtội “Không tố giác tội phạm” đối với hành vi cướp hai máy tính bảng của Trần Xuân L. Như vậy, Toà án cấp phúc thẩm kết án Q về một hành vi chưa được điều tra, truy tố là vi phạm quy định tại Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về giới hạn của việc xét xử.
[4] Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xác định Lê Xuân Q không phạm tội “Không tgiác tội phạm”, từ đó nhận định Toà án cấp phúc thẩm kết án Q về tội này là không có căn cứ, cần hủy phần tội danh và hình phạt để xét xử phúc thẩm lại. Tuy nhiên, Quyết định giám đốc thẩm không định hướng cho Tòa án cp phúc thẩm phải xét xử Lê Xuân Q về tội nào, không nhận định về quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ hay không là gây khó khăn cho Tòa án cấp phúc thm Khi xét xử lại.
[5] Lê Xuân Q bị bắt giam từ ngày 30-9-2015, đến ngày 31-5-2016 đi chấp hành án tại Trại giam Bình Điền. Trong thời gian chấp hành án, Trại giam Bình Điền và Lê Xuân Q không nhận được Kháng nghị giám đốc thm của Viện trưởng Viện kiếm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng cũng như Quyết định giám đốc thm của y ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao cao tại Đà Nẵng. Phần “Nơi nhận” của Kháng nghị và Quyết định giám đốc thẩm không thể hiện có gửi cho Trại giam và Q. Do vậy, Trại giam Bình Điền đã giảm thời hạn chấp hành án cho Q và ngày 10-02-2018 Q đã chấp hành xong hình phạt 03 năm tù. Như vậy, y ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã không thực hiện đúng quy định tại Điều 288 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về việc giao quyết định giám đốc thẩm.
[6] Về mức hình phạt đối với Lê Xuân Q: Tòa án cấp sơ thẩm kết án Lê Xuân Q về tội “Cướp tài sản” là đúng pháp luật, nhưng xử phạt Q mức hình phạt 07 năm tù về tội này là nặng so với tính chất và mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội của Q gây ra. Khi xét xử phúc thẩm lại, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng cần xem xét, đánh giá toàn diện, khách quan hành vi phạm tội của Q, đồng thời cân nhc việc Q đã chp hành xong mức hình phạt 03 năm tù theo quyết định của Bản án phúc thẩm số 78/2016/HSPT ngày 20-4-2016 để quyết định mức hình phạt phù hợp đi với Lê Xuân Q.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy Quyết định giám đốc thẩm số 38/2017/HS-GĐT ngày 18-9-2017 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và Bản án hình sự phúc thẩm số 78/2016/HSPT ngày 20-4-2016 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về phần trách nhiệm hình sự đối với Lê Xuân Q.
2. Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[1] ... các bị cáo có hành vi dùng vũ lực tấn công bị hại đgiải thoát cho đồng bọn, nhằm mục đích không trả stiền mà bị cáo có nghĩa vụ phải thanh toán cho bị hại là có đủ yếu t cu thành tội “Cưp tài sản””.


Chi tiết...

ÁN LỆ SỐ 28/2019/AL


ÁN LỆ SỐ 28/2019/AL

Án lệ số 28/2019/AL về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 22 tháng 8 năm 2019 và được công btheo Quyết định s 293/QĐ-CA ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Chánh án Tòa án nhân dân ti cao.
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 16/2018/HS-GĐT ngày 25-9-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” đối với bị cáo Trần Văn C, sinh năm 1991.
- Bị hại: Anh Nguyễn Hồng Q, sinh năm 1994 (đã chết).
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Bị hại đã thực hiện một chuỗi hành vi trái pháp luật tấn công bị cáo liên tục, kéo dài làm cho bị cáo bị ức chế tâm lý, kích động về tinh thần. Trong trạng thái bị mất khả năng tự chủ, bị cáo dùng dao đâm bị hại nhằm thoát khỏi sự tấn công. Bị cáo không nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện. Hậu quả dẫn đến bị hại chết.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Từ khóa của án lệ:
“Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”; “Bị kích động mạnh về tinh thần”; “Mất khnăng tự chủ”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Khoảng 23 giờ 30 phút ngày 03-11-2016, Trần Văn C đang chơi game ở quán Internet “Su Su” thuộc thôn 1A, xã N, huyện K, tỉnh Đắk Lắk thì bạn là anh Nguyễn Hồng Q gọi điện thoại hỏi C đang ở đâu. Khi biết C đang chơi game ở quán Internet, anh Q cũng đến và vào chơi ở máy số 6. Trong lúc chơi game, anh Q nhiều lần đến chỗ C ngồi hỏi mượn tiền, nhưng C nói không có tiền. Một lúc sau, anh Q đến chỗ C đưa 02 chiếc điện thoại di động của mình nói C cầm cố để mượn tiền, C vẫn không đồng ý nên anh Q bỏ về chỗ của mình tiếp tục ngồi chơi game.
Khoảng 15 phút sau, anh Q đi đến chỗ C nói “Anh không tin em sao, giúp em đi”. C trả lời “Anh không có tiền thật mà, mày làm ơn đi chkhác đ anh chơi”. Anh Q chửi “Đ.M mày, nhớ mặt tao”. C nghe vậy không nói gì, anh Q bỏ về chỗ máy của mình. Ít phút sau, anh Q đi đến chỗ C đang chơi game, tay phải đấm mạnh 01 cái vào má trái của C làm chảy máu. Bị đánh, C tức giận ly dao Thái Lan có sẵn trên bàn giữa 02 máy vi tính, rồi cầm dao bằng tay phải đứng lên ghế mình ngồi. Thấy vậy, anh Q lao đến, C dùng dao quơ ngang qua lại trúng vào mặt anh Q làm chảy máu. Anh Q xông đến dùng hai tay kéo C xung ghế, sau đó anh Q dùng hai tay kẹp cổ C theo tư thế phần đầu của C ở phía sau lưng anh Q, còn phần hai tay, thân người và hai chân của C ở phía trước người anh Q. Bị anh Q kẹp cổ, C dùng tay trái nắm vào phn hông bên phải anh Q, còn tay phải C cầm dao Thái Lan đâm 01 nhát trúng ngực anh Q. Anh Nguyn Hải Q1 đang chơi game thấy vậy chạy đến giật con dao trên tay C vút vào góc quán. Lúc này anh Q bị ngã xuống nền nhà, sau đó C và một số người có mặt trong quán đưa anh Q đến bệnh viện cấp cứu. Đến ngày 04-11-2016, anh Q tử vong. Ngay sau đó, C đến Công an huyện K đầu thú.
Kết quả khám nghiệm tử thi anh Nguyễn Hồng Q ghi nhận: Vùng trán trái phía trên lông mày có vết rách da hình khe, dài 0,7cm. Đỉnh mũi có vết rách da hình khe dài 02cm, sâu 0,4cm; cách vết này 03cm tại môi trên có vết rách da hình khe dài 02cm. Mép phải có vết rách da hình khe dài 03 cm, sâu 0,8cm. Ba vết rách da tạo đường thẳng không liên tục hướng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Ngực phải cách núm vú phải 3,5cm về phía dưới, cách đường giữa 09 cm có vết xây xát da nằm ngang hình khe dài 1,3cm. Ngực trái cách gót chân trái 120cm, cách đường giữa 05cm có vết rách da dài 2,5cm, hở rộng 01 cm, nằm ngang hướng từ trái sang phải, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong.
Tại Bản kết luận giám định pháp y tử thi số 714/QĐPY ngày 24-11-2016 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk, kết luận: Nguyên nhân tvong của anh Nguyễn Hồng Q là vết thương thấu ngực trái gây nên thương tổn xuyên tim dẫn đến tim ngừng đập và mất máu suy tuần hoàn cấp không hồi phục.
Tại Bản kết luận pháp y thương tích số 113/PY-TgT ngày 04-01-2017 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận: Trần Văn C bị chấn thương vùng má trái với thương tích 02%.
Trước Khi xét xử sơ thẩm, gia đình Trần Văn C đã bồi thường cho gia đình người bị hại 95.000.000 đồng.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2017/HSST ngày 09-5-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk áp dụng khoản 1 Điều 95; các điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự, xử phạt Trần Văn C 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”; căn cứ Điều 42 Bộ luật Hình sự, các điều 606, 610 Bộ luật Dân sự buộc bị cáo C phải bi thường cho gia đình người bị hại số tiền 122.600.000 đồng, đã bồi thường 95.000.000 đồng, còn lại phải bồi thường 27.600.000 đồng; buộc cấp dưỡng cho cháu Nguyễn Hồng M 600.000 đồng/tháng; đối với con mới sinh của anh Nguyễn Hồng Q, chị Lại Thị Minh T có quyền khởi kiện về yêu cầu cấp dưỡng bằng một vụ án dân sự khác Khi có yêu cầu.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về xử lý vật chứng, án phí và tuyên quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 22-5-2017, người đại diện hp pháp của người bị hại chị Lại Thị Minh T kháng cáo đề nghị áp dụng khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự đối với Trần Văn C và tăng hình phạt; đồng thời, đề nghị tăng mức cấp dưỡng đối với cháu Hồng M và yêu cầu xác định trách nhiệm cấp dưỡng cho con mới sinh của anh Q là cháu Hải Đ (sinh ngày 29-4-2017).
Ngày 24-5-2017, Trần Văn C kháng cáo xin giảm hình phạt.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10-8-2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng căn cứ điểm a, b, C khoản 2 Điều 248; khoản 3 Điều 249 Bộ luật Tố tụng hình sự:
- Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Văn C.
- Chấp nhận kháng cáo của người đại diện hp pháp của người bị hại:
+ Sửa bản án sơ thẩm về trách nhiệm hình sự: Áp dụng khoản 2 Điều 93; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự, xử phạt Trần Văn C 07 (bảy) năm tù về tội “Giết người”.
+ Hủy một phần bản án hình sự sơ thẩm liên quan đến trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con của người bị hại; giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk giải quyết lại theo quy định của pháp luật.
Tại Bản án số 47/2017/HSST ngày 14-9-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk quyết định buộc Trần Văn C có nghĩa vụ cấp dưỡng cho 02 cháu Nguyễn Hồng M và Nguyễn Hải Đ, mỗi cháu 650.000 đồng/tháng.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/2018/KN-HS ngày 22-5-2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định kháng nghị Bản án hình sự phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10-8-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thấm hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần trách nhiệm hình sự đối với Trần Văn C và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đê xét xử phúc thẩm lại.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm về phần tội danh và hình phạt đối với Trần Văn C.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Về tội danh: Căn cứ vào lời khai của Trần Văn C phù hợp với lời khai của các nhân chứng Lê Hữu N1, Nguyễn Văn N2 có cơ sở xác định nguyên nhân xảy ra sự việc bắt nguồn từ lỗi của người bị hại Nguyễn Hồng Q. Anh Q đã có một chuỗi hành vi liên tục tác động đến Trần Văn C như hỏi vay tiền C, C trả lời không có tiền, anh Q chửi C, C không nói gì, tiếp đó anh Q đến chỗ C ngồi đấm vào mặt C (gây thương tích 02%). Sau Khi bị anh Q đấm, C lấy con dao (dùng để gọt trái cây, có sn trên bàn) ri đứng lên ghế quơ qua quơ lại (thhiện C không có ý định tấn công anh Q mà nhằm ngăn chặn sự tn công của anh Q), nhưng anh Q bất chấp C đang cầm dao vẫn lao vào và kéo C xuống khỏi ghế, kẹp cổ C. Trong tư thế bị khống chế, phần đầu của C bị kẹp ở phía sau lưng anh Q, hai tay, chân và thân người của C ở phía trước người anh Q, C đã dùng tay phải đang cầm dao đâm vào ngực anh Q, gây ra cái chết cho anh Q. Trường hợp này, bị hại là người gây sự, tấn công bị cáo trước. Hành vi tấn công của bị hại diễn ra liên tục với mức độ tăng dần. Hành vi của bị hại là trái pháp luật, xâm phạm sự an toàn về thân thể của bị cáo. Trong trạng thái bị kích động dẫn đến mất khả năng tự chủ, không nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mình, bị cáo dùng dao đâm vào ngực bị hại là nhằm thoát khỏi sự tấn công. Do đó, có đủ cơ sở xác định Trần Văn C đã bị kích động mạnh về tinh thần. Tòa án cấp sơ thẩm kết án Trần Văn C về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là có căn cứ.
[2] Tòa án cấp phúc thẩm nhận định Trần Văn C bị kích động về tinh thần, nhưng chưa đến mức bị kích động mạnh, là chưa xem xét khách quan, toàn diện nguyên nhân, quá trình diễn biến của sự việc cũng như mức độ nghiêm trọng, liên tục của hành vi trái pháp luật của người bị hại, từ đó chuyển tội danh từ “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” sang “Giết người” đối với Trần Văn C là không đúng.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 200/2017/HSPT ngày 10-8-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về phần trách nhiệm hình sự (tội danh, hình phạt và án phí) đối với Trần Văn C.
2. Giữ nguyên quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2017/HSST ngày 09-5-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về phần trách nhiệm hình sự đối với Trần Văn C.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[1] ... bị hại là người gây sự, tấn công bị cáo trước. Hành vi tấn công của bị hại diễn ra liên tục với mức độ tăng dần. Hành vi của bị hại là trái pháp luật, xâm phạm sự an toàn về thân thế của bị cáo. Trong trạng thái bị kích động dẫn đến mất khả năng tự chủ, không nhận thức hết được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mình, bị cáo dùng dao đâm vào ngực bị hại là nhằm thoát khỏi sự tấn công. Do đó, có đủ cơ sở xác định Trần Văn C đã bị lách động mạnh về tinh thần. Tòa án cp sơ thm kết án Trần Văn C vtội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ” là có căn cứ. ”


Chi tiết...

ÁN LỆ SỐ 27/2019/AL


ÁN LỆ SỐ 27/2019/AL

Án lệ số 27/2019/AL về thụ lý, giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7-1991
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 22 tháng 8 năm 2019 và được công btheo Quyết định s 293/QĐ-CA ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Chánh án Tòa án nhân dân ti cao.
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 03/2018/HC-GĐT ngày 16-7-2018 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về vụ án hành chính “Khiếu kiện quyết định giải quyết Khiếu nại” tại tỉnh Trà Vinh giữa người khởi kiện là bà Hồng Thị L với người bị kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Vi trí nội dung án lệ:
Đoạn 6 phần “Nhận định của Toà án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Người khởi kiện khởi kiện quyết định hành chính có nội dung không chấp nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất trước ngày 01-7-1991 theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội mà quyết định đó đã được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án phải thụ lý để giải quyết theo hướng bc yêu cầu khởi kiện.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
- Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7-1991;
- Điều 5 Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02-4-2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7-1991;
- Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 10-10-2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội.
Từ khoá của án lệ:
“Quyết định hành chính”; “Quyết định giải quyết Khiếu nại”; “Nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng”; “Chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7-1991”.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Nguồn gốc căn nhà số 05 N, khóm 3 phường 2, thành phố T, tỉnh Trà Vinh là của cụ Hồng Sa R và cụ Trầm Thị N (là bmẹ của bà Hồng Thị L) mua của cụ Nguyễn Thị K vào năm 1967 với diện tích 505m2. Năm 1969, ngôi nhà được ngăn thành 13 phòng sử dụng làm phòng ngủ lấy tên là Phòng ngủ Thống Nhất. Năm 1972, cụ N và cụ Hồng Sa R xây dựng thêm 01 dãy nhà lầu 03 tầng, 05 căn, 15 phòng ở phía sau với diện tích đất xây dựng là 77m2. Ngày 13-4-1976, cụ N được Ty thương nghiệp tỉnh Cửu Long cấp Giy phép hành nghề số 548/TN/GP/ĐK về việc cho thuê mướn phòng ngủ. Tháng 8-1978, Công ty Khách sạn ăn uống thị xã Trà Vinh quản lý và tiếp tục kinh doanh phòng ngủ với hình thức chủ nhà làm nhân viên phục vụ và hưởng lương mỗi tháng.
Ngày 21-8-1984, Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh ban hành Quyết định số 35/QĐ-84 về việc quản lý toàn bộ Phòng ngủ Thống Nhất đường N, phường 2, thị xã T, tỉnh Trà Vinh của cụ Hồng Sa R với nội dung: “Nay quản lý toàn bộ nhà và đất Phòng ngủ Thống Nhất đường N, phường 2, thị xã T của cụ Hồng Sa R, gồm phần nhà trước và dãy nhà phía sau, đcho 03 phòng trệt ở dãy phía sau cho cụ Hng Sa R sử dụng”.
Do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, ngày 28-7-1985, Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh ban hành Quyết định số 59/QĐ-85 về việc phân phối nhà với nội dung: “Nay giao toàn bộ Phòng ngủ Thống Nhất, đường N, phường 2, thị xã T cho Ban Công nghiệp thị xã Trà Vinh”.
Năm 1990, Công ty Xuất nhập khẩu thị xã Trà Vinh giải thể, cụ Hồng Sa R vào chiếm lại và sử dụng.
Năm 1992, cụ Hồng Sa R có đơn xin lại căn nhà trên. Năm 1993, cụ Hồng Sa R chết, các con của cụ trong đó có bà Hồng Thị L tiếp tục quản lý và sử dụng căn nhà cho đến nay. Bà L có đơn xin được xem xét công nhận quyền sở hữu toàn bộ nhà, đất nêu trên.
Ngày 27-7-2012, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 1350/QĐ-UBND về việc giải quyết Khiếu nại của bà L như sau:
“Bác đơn Khiếu nại của bà L yêu cầu hợp thức hóa toàn bộ căn nhà s05 đường N, khóm 3, phường 2, thành phT, tỉnh Trà Vinh.
Bà L được mua lại căn nhà, đất theo địa chỉ số 05 đường N theo quy định tại Nghị định sổ 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ ".
Ngày 13-8-2012, bà L có đơn khởi kiện đối với Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 27-7-2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 02/2015/HC-ST ngày 26-01-2015, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh quyết định:
“Bác yêu cầu khởi kiện của bà Hồng Thị L yêu cầu Tòa án hủy Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 27-7-2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh”.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 31-01 -2015, bà Hồng Thị L có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm.
Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 175/2016/HC-PT ngày 25-11-2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
“Chấp nhận đơn kháng cáo của bà Hồng Thị L.
Sửa Bản án sơ thẩm s02/2015/HCST ngày 26-01-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Hủy Quyết định s1350/QĐ-UBND ngày 27-7-2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc giải quyết yêu cầu của bà Hồng Thị L, sinh năm 1964, ngụ tại s05 N, khóm 3, phường 2, thành phố T, tỉnh Trà Vinh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh có trách nhiệm ban hành Quyết định khác theo đúng quy định của pháp luật”.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Ngày 10-01-2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh có Công văn số 121/UBND-NC để nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án hành chính phúc thẩm số 175/2016/HC-PT ngày 25-11-2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 23-02-2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có Quyết định số 05/2018/KN-HC kháng nghị Bản án hành chính phúc thẩm số 175/2016/HC-PT ngày 25-11-2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án hành chính phúc thẩm số 175/2016/HC-PT ngày 25-11-2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và giữ nguyên Bản án hành chính sơ thẩm số 02/2015/HCST ngày 26-01-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với việc kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nhưng đề nghị hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án vì căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2006 của Quốc hội thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh không được quyền ra quyết định giải quyết yêu cầu hợp thức hóa căn nhà của bà Hồng Thị L.
NHẬN ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN:
[1] Về tố tụng: Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 27-7-2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc giải quyết Khiếu nại của bà Hồng Thị L được ban hành căn cứ vào quy định tại Điều 1 Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đt và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7-1991, theo đó “Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01-7-1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, btrí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất”. Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 27-7-2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh có nội dung làm phát sinh, thay đi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của bà Hồng Thị L. Do đó, theo quy định tại Điều 3 và Điều 28 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 thì Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 27-7- 2012 là quyết định hành hình và là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nên việc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ án là đúng thẩm quyền.
[2] Về nội dung:
[3] Căn nhà số 05 N, phường 2, thành phố T, tỉnh Trà Vinh mà hiện nay bà L đang quản lý, sử dụng có nguồn gốc là của gia đình bà L. Tuy nhiên, ngày 21-8-1984, Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 35/QĐ- 84 với nội dung: “Nay quản lý toàn bộ nhà và đất Phòng ngủ Thống Nhất đường N, phường II, thị xã T của cụ Hng Sa R. Gồm phần nhà trước và dãy nhà lu phía sau. Đcho 03 phòng trệt dãy lầu phía sau cho cụ Hng Sa R sử dụng... ” và ngày 28-7-1985 Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh ban hành Quyết định số 59/QĐ-85 về việc giao toàn bộ Phòng ngủ Thống Nhất cho Ban Công nghiệp thị xã Trà Vinh quản lý. Năm 1988, Khi còn sống cụ Hồng Sa R đã có đơn yêu cầu được nhận lại căn nhà nêu trên. Tuy nhiên, tại Công văn số 01/PĐ- 88 ngày 08-01-1988 của Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh và Công văn số 02/TT-NĐ ngày 05-11-1988 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cửu Long đã trả lời không chấp nhận yêu cầu đòi lại nhà của cụ Hồng Sa R vì nhà thuộc diện cải tạo. Không đồng ý với việc giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Cửu Long, cụ Hồng Sa R có nhiều đơn Khiếu nại. Sau Khi cụ Hồng Sa R chết, bà Hồng Thị L tiếp tục Khiếu nại.
[4] Tại Công văn số 358/BXD-TTr ngày 26-02-2007, Bộ Xây dựng đã có ý kiến đi với trường hợp Khiếu nại của bà L như sau: “Tuy căn nhà nói trên do cụ Hồng Sa R trực tiếp sử dụng nhưng trước đó Nhà nước đã có quyết định quản lý căn nhà này và thực tế đã btrí sử dụng từ sau giải phóng cho đến khi gia đình cụ Hồng Sa R vào chiếm lại (năm 1990). Vì vậy, Bộ Xây dựng nhất trí với dự kiến của y ban nhân dân tỉnh Trà Vinh là cho gia đình cụ Hồng Sa R được ký hợp đng thuê căn nhà sô 05 đường N với Nhà nước, sau đó, nêu gia đình cụ R có nhu cầu thì được mua lại căn nhà này theo Nghị định số 61/CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ”.
[5] Như vậy, thông qua việc ban hành Quyết định số 35/QĐ-84 ngày 21-8-1984 và Quyết định số 59/QĐ-85 ngày 28-7-1985 của Ủy ban nhân dân thị xã Trà Vinh, xác định: “Nhà nước đã quản lý, btrí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất” theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7-1991. Vì vậy, việc bà L Khiếu nại đòi lại căn nhà số 05 đường N là không có cơ sở chấp nhận. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 27-7-2012 không chấp nhận yêu cầu của bà L là đúng quy định của pháp luật.
[6] Đối với những trường hợp người khởi kiện quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền, trong đó có nội dung không chấp nhận yêu cầu đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã có quyết định quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất trước ngày 01-7-1991 theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội mà quyết định đó đã được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục thì Tòa án phải thụ lý để giải quyết, nhưng theo hướng “Bác yêu cầu khởi kiện” theo điểm a khoản 2 Điều 193 Luật Tố tụng hành chính. Vì vậy, trong vụ án hành chính này Tòa án cấp sơ thm bác yêu cầu khởi kiện của bà Hồng Thị L yêu cầu hủy Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 27-7-2012, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh là có căn cứ, đúng pháp luật.
[7] Quyết định số 1350/QĐ-UBND nêu trên còn quyết định: “Bà Hồng Thị L được mua lại căn nhà, đt địa chỉ s05 đường N, khóm 3, phường 2, thành phT, tỉnh Trà Vinh theo quy định tại Nghị định so 61/CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ”. Như vậy, việc cho bà L được mua lại căn nhà, đất nêu trên theo quy định của Nghị định s61/CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ là đã đảm bảo quyn lợi cho gia đình bà L.
[8] Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 10-10-2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội và Điều 5 Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02-4-2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để từ đó chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà L, hủy Quyết định số 1350/QĐ- UBND ngày 27-7-2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh là sai lầm trong việc áp dụng pháp luật.
[9] Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại phiên tòa giám đốc thẩm là không có cơ sở chấp nhận; bởi lẽ căn cứ các quy định tại Điều 94 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành quyết định giải quyết Khiếu nại của bà Hồng Thị L là đúng quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chấp nhận Kháng nghị số 05/2018/KN-HC ngày 23-02-2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hủy Bản án hành chính phúc thẩm số 175/2016/HC-PT ngày 25-11- 2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; giữ nguyên Bản án hành chính sơ thẩm số 02/2015/HCST ngày 26-01-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[6] Đi với nhng trường hp người khởi kiện quyết định hành chính của cơ quan có thm quyn, trong đó có nội dung không chp nhận yêu cầu đòi lại nhà đt mà Nhà nước đã có quyết định quản lý, btrí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đt và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đt trước ngày 01-7-1991 theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội mà quyết định đó đã được ban hành đúng thm quyền, nội dung, trình tự thủ tục thì Tòa án phải thụ lý đgiải quyết, nhưng theo hướng “Bác yêu cầu khởi kiện ” theo điểm a khoản 2 Điều 193 Luật Tố tụng hành chính... ”

Chi tiết...