QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ TẠM GIAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH



            Biện pháp ngăn chặn là một chế định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự. Áp dụng các quy định về biện pháp ngăn chặn một cách đúng đắn, chính xác là sự bảo đảm cần thiết cho việc ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với kẻ phạm tội, bảo đảm không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Người bị áp dụng biện pháp tạm giam bị cách ly với xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền công dân. Thời gian qua, trên cơ sở các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật liên quan về tạm giam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo pháp chế và quan trọng nhất là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đặc biệt là biện pháp tạm giam đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay, bởi vậy trong khuôn khổ bài tập lớn học kỳ này em xin được trình bày những tìm hiểu của mình về vấn đề: Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tạm giam và việc hoàn thiện quy định này”

            Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang), nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây cản trở điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.[1]
            Để tạo điều kiện cho đấu tranh phòng ngừa tội phạm, pháp luật TTHS của nhà nước ta quy định nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau. Trong số đó có biện pháp tạm giam.
            Tạm giam là biện pháp tạm thời tước tự do do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp do luật định. Thời hạn tạm giam phụ thuộc vào giai đoạn tố tụng cũng như tính chất phức tạp của vụ án mà bị can, bị cáo phải thực hiện.
            Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp ngăn chặn. Nếu như các biện pháp ngăn chặn khác như “cấm đi khỏi nơi cư trú”, “bảo lĩnh”, “đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo chỉ ảnh hưởng đến các quyền tự do khác của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp, quyền hội họp. Còn các biện pháp bắt người, tạm giữ cũng là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, nó cũng hạn chế quyền tự do của công dân, nhưng thời gian hạn chế quyền tự do trong băt và tạm giữ ngắn hơn nhiều so với tạm giam. Trong vòng 24 giờ sau khi bị bắt, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai, ra quyết định tạm giữ hoặc trả lại tự do cho người bị bắt. Thời gian tạm giữ là 3 ngày đêm và tối đa là 9 ngày đêm đối với trường hợp có gia hạn tạm giữ. Trong khi đó thời hạn tạm giam để điều tra có thể lên đến 12 tháng hoặc 16 tháng.
            Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất nhưng lại không phải là hình phạt tù bởi vì mục đích của tạm giam là ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra, truy tế, xet xử hoặc thi hành án được tiến hành đúng đắn, còn hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước do Tòa án áp dụng nhằm trừng phạt người phạm tội và nhằm mục đích cải tạo họ thành người có ích cho xã hội.
            Tạm giam là biện pháp có tính chất lựa chọn “có thể áp dụng” tức là không phải bắt buộc áp dụng đồng loạt cho mọi bị can, bị cáo khi đã có đủ căn cứ mà những căn cứ chỉ là điều kiện đủ để áp dụng tạm giam.
            Với mục đích ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm, việc quy định biện pháp tạm giam trong BLTTHS có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp tạm giam góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, củng cố, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ sự an toàn và vững mạnh của chế độ XHCN, bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân được Hiến pháp quy định như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư trú và đi lại…, tạm giam đúng còn bảo đảm cho việc đấu tranh phòng chống và phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, bảo đảm hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, thể hiện sự chuyên chính của nhà nước XHCN trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm.
            Như vậy có thể hiểu: “Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội”.[2] Đây chính là quan điểm chính thống của Trường Đại học Luật Hà Nội được nêu trong giáo Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
            Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự. Vì vậy, ngoài mục đích chung, thống nhất là ngăn chặn không để bị can, bị cáo có điều kiện tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết  vụ án thì ở mỗi gian đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp này còn có mục đích riêng nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng. Chẳng hạn, việc tạm giam đối với bị can trong giai đoạn điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra có thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can vào bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết mà không phải triệu tập nhiều lần, đồng thời cũng giúp cho việc quản lí, giám sát bị can được chặt chẽ; việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án nhằm đảm bảo cho việc thi hành án sau khi bản án có hiệu lực pháp luật được thuận lợi.
            Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra xử lý tội phạm, ngăn chặn nhanh chóng, làm rõ tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội là một nhiệm vụ quan trong của Cơ quan điều tra, VKS, TAND. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, các cơ quan tiến hành tố tụng được phép áp dụng BPNC, trong đó tạm giam giữ vai trò quan trọng. Áp dụng BPNC tạm giam sẽ đảm bảo cho sự có mặt của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng khi cần thiết, bảo đảm tính chính xác, khác quan của hoạt động tố tụng (giữ bí mật điều tra, không cho bị cáo cất giấy công cụ, phương tiện phạm tội…)
            Thứ hai, việc quy định biện pháp tạm giam thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, củng cố, tăng cường pháp chế XHCN. Biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng ảnh hưởng trưc tiếp tới quyền tự do cá nhân, người bị áp dụng biện pháp này sẽ bị cách li khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền công dân: quyền tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Chính vì thế mà biện pháp tạm giam có tác dụng ngăn ngừa tội phạm tiếp tục thực hiện, ngăn ngừa hậu quả hoặc gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
            Thứ ba, việc quy định biện pháp tạm giam tạo cơ sở pháp lý vững chắc, góp phần bảo đảm và tôn trọng các quyền cơ bản của công dân. Điều 71 Hiến pháp 1992 đã khẳng định:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
            Không ai bị bắt, nếu không có ợngp phạm tội quả tuyết định của Tòa án nhân dan, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.”
Tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân là một nguyên tắc quan trọng không chỉ trong tố tụncông hình sự. Vì vậy các cán bộ điều tra, truy tố, xét xử cần đối xử với bị cáo như một công dân bình thường. BPNC tạm giam không chỉ thể hiện tính cưỡng chế Nhà nước mà nó còn là phương tiện hữu hiệu để bảo vệ những quyền đó khi nó có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại.
Thứ tư, tạm giam thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta. Pháp luật XHCN không cho phép bất cứ hành vi nào xâm hại tới quyền và lợi ích chính đáng của công dân dù đó là do ai thực hiện.
Biện pháp tạm giam chỉ áp dụng chi bị can, bị cáo. Những người không phải là bị can, bị cáo thì không áp dụng biện pháp tạm giam mà có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Theo khoản 1 ĐIều 88 BLTTHS năm 2003 “Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.”
            Nếu như BLHS trước đây quy định căn cứ là trên một năm tù và tương ứng với nó BLHS có 11 tội danh có khung hình phạt cao nhất là trên 1 năm tù thì BLHS 1999 quy định có 16 tội danh có khung hình phạt cao nhất đến 2 năm tù. Đó là các tội quy định tại các Điều như Điều 94, 128, 129, 130, 148, 149, 152, 159… Theo các điều kiện thứ nhất thì trong các trường hợp trên, cơ quan có thẩm quyền không được áp dụng biện pháp tạm giam. Ngoài ra, đối với các điều luật có nhiều điều khoản thì trong trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ở khung hình phạt có mức cao nhất ở khung hình phạt là 2 năm thì cũng không tạm giam họ. Đó là các khoản 1 Điều 96, khoản 1 Điều 105, khoản 1 Điều 108, khoản 1 Điều 110…BLHS.
            Do những quy định trên, để cho việc áp dụng điều kiện này một cách có căn cứ, trong quyết định khởi tố bị can, quyết định truy tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử cần nêu rõ tội danh và điều khoản của BLHS mà bị can, bị cáo bị áp dụng.
            Trong căn cứ này, ngoài điều kiện mà bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm thì nó còn phải thỏa mãn điều kiện: có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
            Để xác định bị can, bị cáo có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội, thường phải căn cứ vào việc điều tra, xét xử và sự cần thiết của việc ngăn chặn tội phạm; nhân thân của bị can, bị cáo khi được áp dụng BPNC ít nghiêm khắc hơn. Khi áp dụng BPNC ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giam nhưng sau đó bị can, bị cáo không thực hiện nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của  cơ quan tiến hành tố tụng, trốn tránh việc điều tra, xét xử hoặc làm rõ sự thật của vụ án thì có thể xác định đó là hành động không thực hiện các điều kiện của BPNC đã được áp dụng thì có thể bắt để tạm giam bị can, bị cáo đó. Như vậy, chỉ khi nào có đầy đủ hai điều kiện kể trên mới được quyết định tạm giam.
            Qua nghiên cứu quy định của BLTTHS về tạm giam cho thấy, BPNC này chỉ cần thiết khi các BPNC khác không đảm bảo được mục đích ngăn chặn tội phạm.
            Như đã phân tích ở trên, không phải bị can, bị cáo nào cũng phải áp dụng biện pháp tạm giam. Khoản 2 Điều 88 BLTTHS đã quy định các trường hợp không được áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng các biện pháp khác, trừ trường hợp đặc biệt:
– Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi có nơi cư trú rõ ràng.
– Bị can, bị cáo là người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rõ ràng.
            Đối với bị can, bị cáo thuộc một trong hai trường hợp nói trên cần áp dụng BPNC khác, có thể là cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc bảo lãnh…
            Tuy nhiên, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kì nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rõ ràng, nếu có đủ điều kiện tạm giam thì vẫn có thể ra lệnh tạm giam, các trường hợp đó được quy định cụ thể tại các điểm a, b, c của khoản 2 Điều 88 như sau:
– Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã.
– Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử.
– Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
            Ngoài các quy định nói trên, có thể coi các trường hợp sau đây cũng là các trường hợp không cần thiết phải tạm giam mà có thể áp dụng BPNC khác:
– Người bị tạm giam có căn cước rõ ràng, hành vi phạm tội thuộc tội ít nghiêm trọng, việc áp dụng các BPNC khác không ảnh hưởng đến việc điều tra, xét xử hoặc thi hành án.
– Người bị tạm giam được người khác bảo lãnh và có đủ điều kiện để áp dụng BPNC này.
            Điều 303 BLTTHS còn quy định việc tạm giam người chưa thành niên, Theo quy định của điều này thì việc tạm giam người chưa thành niên phạm tội phải có đủ ba điều kiện sau:
– Phải có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 BLTTHS. Đây là trường hợp người chưa thành niên phạm tội bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt do phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, bị tạm giữ, tạm giam để ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật của họ, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án.
– Tội phạm do họ thực hiện là tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
– Họ đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 68 BLHS.
            BLTTHS không trực tiếp quy định các căn cứ áp dụng BPNC tạm giam mà chỉ quy định áp dụng BPNC nói chung. Như Điều 79 BLTTHS “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vị thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm”.
            Trong số các căn cứ trên: căn cứ “kịp thời ngăn chặn tội phạm” chỉ áp dụng cho trường hợp khẩn cấp như ở điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, không để tội phạm xảy ra hoặc hoàn thành hay không để người phạm tội kết thúc hành vi phạm tội của mình, gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Căn cứ này không thể là căn cứ áp dụng cho BPNC tạm giam vì đối tượng áp dụng BPNC tạm giam là bị can, bị cáo, hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trong quá khứ. Như vậy có các căn cứ sau:
            Thứ nhất, khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thể hiện qua việc sau khi thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội có thể bỏ trốn, tiêu hủy, làm giả hoặc thay đổi chứng cứ, xóa các dấu vết của vụ án, mua chuộc, dụ lỗ, lừa phỉnh, khống chế người làm chứng, người bị hại… dẫn đến gây khó khăn cho việc xác định, làm rõ sự thật khách quan vụ án.
            Từ thực tiễn cuộc đấu tranh chống tội phạm có thể rút ra những căn cứ cần xem xét để nhận định bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc tiến hành tố tụng thường là:
            Thứ hai, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội. Để nhận định bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội phải dựa vào nhiều tình tiết và xem xét đánh giá một cách tổng hợp. Những tình tiết đó thường là: Tính chất của tội phạm mà bị can, bị cáo đã thực hiện; Nhân thân của bị can, bị cáo; Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như đe dọa, khống chế, mua chuộc người làm chứng, người bị hại, sử dụng thời gian bất minh, đi lại gặp gỡ bọn tội phạm.
            Thứ ba, để bảo đảm thi hành án hình sự. Công tác thi hành án thực sự là vấn đề quan trọng. Khi cần bảo đảm thi hành án, tùy theo tính chất của từng vụ án và nhân thân người bị kết án, Tòa án có thể áp dụng BPNC thích hợp, trong đó có BPNC tạm giam để đảm bảo cho việc thi hành án.
            Theo khoản 3 Điều 88:“Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thơi hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn”. Theo Điều 5 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT – VKSNDTC – BCA – BQP ngày 07/09/2005 về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003 quy định về việc phê chuẩn lệnh tạm giam trong trường hợp người đang bị tạm giữa bị khởi tố bị can (Khoản 3 Điều 88): thẩm quyền ra lệnh tạm giam có thể do nhiều chủ thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn tiến hành tố tụng. VKS là cơ quan kiểm sát các hoạt động tư pháp sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động này, đặc biệt đối với lệnh tạm giam của thủ tướng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thời hạn mà VKS phải xem xét để ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh tạm giam cử cơ quan điều tra ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ tài liệu liên quan tới việc tạm giam. VKS phải hoàn trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn dù có phê chuẩn hay không.[3]
            Với tính chất là biện pháp nghiêm khắc nên cần phải tuân theo những trình tự thủ tục chặt chẽ. Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì việc áp dụng biện pháp tạm giam phải có lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam phải ghi rõ ngày tháng; họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị áp dụng BPNC tạm giam; lý do tạm giam, thời hạn tạm giam và giao cho người bị tạm giam một bản. Bên cạnh đó khi tiền hành tạm giam một người thì cần đảm bảo các thủ tục liên quan như: thực hiện trông nom người thân thích, bảo quản tài sản của người bị tạm giam. Sau khi có lệnh tạm giam, cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam nhằm xác định đúng đối tượng cần tạm giam nhằm tránh trường hợp nhầm lẫn đồng thời cơ quan đã ra lệnh tạm giam phải thông báo ngay cho gia đình của người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc để gia đình họ cũng như các cơ quan tổ chức biết được sự việc và không phải tiến hành những thủ tục tìm kiếm không cần thiết, gây tốn kém.
            Thời hạn tạm giam được quy định tại Điều 71 BLTTHS năm 1988 nhưng ở BLTTHS năm 2003 thì lại không quy định.
Ít nghiêm trọng
Nghiêm trọng
Rất nghiêm trọng
Đặc biệt nghiêm trọng
Thời hạn điều tra
60
90
120
120
Gia hạn điều tra
30
90
150
480
Thời hạn truy tố
20
90
150
480
Gia hạn truy tố
10
15
30
30
Trả hồ sơ điều tra bổ sung
120
120
120
120
Gửi hồ sơ cho tòa án
3
3
3
3
Tòa án chuẩn bị xét xử
30
15
60
120
Gia hạn chuẩn bị xét xử
15
15
30
30
Trả hồ sơ điều tra bổ sung
60
60
60
60
Ra quyết định xét xử
15
15
15
15
Tổng cộng
363
473
618
1008

            Tạm giam là BPNC được áp dụng để bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và không để cho người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng đây không phải là hình phạt đối với người phạm tội. Đây là đặc điểm để phân biệt “tạm giam” với “giam”. “Giam” là biện pháp chấp hành hình phạt tù, người bị kết án phải cải tạo (trại giam) một thời hạn bằng thời hạn tù mà Tòa án đã tuyên (được khấu trừ thời hạn đã bị tạm giam). Do tạm giam không phải là hình phạt nên chế độ tạm giam khác với chế độ người đang chấp hành hình phạt tù (Điều 89 BLTTHS).[4]
            Tính đến 31/5/2002 toàn quốc có 20519 bị can, bị cáp đang bị tạm giam trong đó có 9443 thuộc giai đoạn điều tra, 3451 thuộc giai đoạn truy tố, 5139 thuộc giai đoạn xét xử sơ thẩm, 2486 thuộc giai đoạn xét xử phúc thẩm. Tiến độ giải quyết án từ điều tra, truy tố đến xét xử được các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết cơ bản trong hạn luật định, nhiều địa phương đã quan tâm giải quyết dứt điểm cơ bản trong hạn luật định, nhiều địa phương đã quan tâm giải quyết dứt điểm án tồn đọng có bị can, bị cáo bị tạm giam kéo dài. Chất lượng xử lí trong tạm giam được nâng cao, các trường hợp tạm giam rồi đình chỉ điều tra giảm nhiều, số người tạm giam bị Tòa án các cấp xét xử rồi tuyên phạt mức hình phạt bằng hoặc ngắn hơn tạm giam cũng giảm. VKS các cấp trả tự do theo khoản 6 Điều 23 Luật tổ chức VKSND 1992 cho những người bị tạm giam không có căn cứ và trái luật cũng giảm dần.
Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc áp dụng BPNC nghiêm khắc này, song thời gian qua việc áp dụng các quy định về BPNC tạm giam trong thực tiễn cũng vẫn còn những vi phạm tồn tại như sau: Đường lối áp dụng BPNC có nơi có vụ chưa chính xác, không cần thiết giam cũng vẫn giam, chưa thực hiện đúng các quy định tại Điều 88 BLTTHS, một số nơi còn giam cả người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng có mức hình phạt dưới 2 năm, tạm giam đến khi Tòa án xét xử tuyên án treo, tạm giam nhưng Tòa án tuyên mức án bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam. Cơ quan tiến hành tố tụng ở một số nơi chưa chấp hành đúng quy định về thời hạn tạm giam, theo báo cáo kết quả kiểm tra liên ngành về việc bắt, tạm giữ, tạm giam và việc xử lí tại các trại tạm giam trong toàn quốc ngày 30/9/2002, trong thời điểm từ 1/12/2001 đến 31/5/2002 trong quá trình tạm giam còn đẻ quá hạn 343 trường hợp thuộc cơ quan điều tra, 28 trường hợp tỉ lệ 0,3% thuộc VKS, truy tố quá hạn 49 trường hợp tỉ lệ 1,4%, thuộc giai đoạn xét xử sơ thẩm của Tòa án 164 trường hợp tỉ lệ 3,49%, thuộc giai đoạn xét xử phúc thẩm TANDTC quá hạn 102 trường hợp tỉ lệ 4,1%. Tòa phúc thẩm TANDTC còn để quá hạn tạm giam khá dài, chưa có lệnh tạm giam hoặc tạm giam không thời hạn đến khi xét xử phúc thẩm xong.
Thời hạn điều tra, truy tố còn để kéo dài là do hồ sơ điều tra còn thiếu các tài liệu chứng cứ, thủ tục tố tụng, cơ quan truy tố và cơ quan xét xử nghiên cứu hồ sơ còn chậm, chưa phát hiện kịp thời các chứng cứ. Trong các vụ trả hồ sơ có bị can bị tạm giam phải kéo dài thời hạn tạm giam gây khó khăn cho cơ quan quản lí giam giữ. Chất lượng hồ sơ điều tra truy tố còn hạn chế do các nguyên nhân: một số vụ án phức tạp có nhiều bị can bị phạm nhiều tội, việc đánh giá chứng cứ buộc tội gặp khó khăn. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán chưa làm tròn trách nhiệm thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để chứng minh tội phạm trong quá trình điều tra, truy tố và chuẩn bị xét xử. Một số vụ án lớn phải kéo dài do phải xin đường lối xử lí cảu các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp.
Hiện nay, cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để tiếp tục thực hiên, đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách tư pháp, ngày 02 tháng 01 năm 2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08 – NQ/TƯ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49 – NQ/TƯ ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các nghị quyết trên đã chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể của tố tụng hình sự cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện để thể chế hóa vào quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Như vậy, những quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn tạm giam cần phải có những sửa đổi bổ sung như sau:
            Các khái niệm về BPNC tạm giam chưa thật sự chính xác, chính vì vậy, căn cứ Điều 88 BLTTHS thì khái niệm tạm giam nên được hiểu như sau: “tạm giam là biện pháp ngăn chặn do cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án nhân dân áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng… có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội và người phạm tội quả tang hoặc bị bắt trong trường hợp khẩn cấp nhằm mục đích ngăn chặn bị can, bị cáo có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể phạm tội”.
            Thứ nhất, tại điểm a khoản 1 Điều 88 chưa phải là căn cứ đầy đủ để áp dụng BPNC tạm giam. Khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội có thể là một trong số những vấn đề được người thực hiện hành vi phạm tội cân nhắc khi quyết định bỏ trốn hay không bỏ trốn những không hề suy diễn rằng mọi bị can, bị cáo đều lựa chọn biện pháp bỏ trốn khi biết mình có thể phải chịu mức phạt cao. Không ít bị can, bị cáo khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì ăn năn hối hận, thành khẩn khai báo để nhận được chính sách khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt theo quy định của pháp luật. Có những trường hợp tuy phạm tội rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng nhưng là với lỗi đột xuất, không dự mưu do nhất thời không làm chủ được mình... có những trường hợp là bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhưng về sau lại được thay đổi với tội nhẹ hơn. Trong trường hợp này việc áp dụng BPNC với họ liệu có thiếu căn cứ? Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi cao hay thấp, mức hình phạt mà bị can, bị cáo có thể phải chịu và vấn đề cần được làm rõ, là yêu cầu cần đạt tới trong giai đoạn hoạt động tố tụng nhưng không thể là căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam, căn cứ ấy phải là những căn cứ có thật, có khả năng dự báo việc xảy ra bỏ trốn chứ không thể là căn cứ suy diễn.
            Thứ hai, trong quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 và khoản 2 Điều 88 có sự mâu thuẫn, điểm b khoản 1 Điều 88 cùng loại với hai căn cứ “bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã” và “được áp dụng biện pháp ngăn chặn…cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử” được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 88. Nếu như ở điểm b khoản 1 Điều 88 còn phải thỏa mãn căn cứ “Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội” như là điều kiện cần thì ở điểm a, b khoản 2: bị can, bị cáo phạm bất cứ loại tội nào cũng có thể bị tạm giam. Tức là căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam của một số đối tượng đáng được hưởng chính sách đặc biệt lại mở rộng hơn các đối tượng bình thường. BLTTHS dùng phân loại tội phạm và mức hình phạt để làm căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam như trên chưa thống nhất, phù hợp với các đối tượng khác nhau. Căn cứ theo khoản 1 Điều 88 thì chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan tiến hành, người tiến hành tố tụng không thể khẳng định loại tội mà bị can, bị cáo phạm được hay mức hình phạt như thế nào.
            Thứ ba, một số quy định của BTTHS tuy không trực tiếp quy định các căn cứ áp dụng BPNC có thể hiểu lầm là căn cứ áp dụng BPNC trong các giai đoạn tố tụng là khác nhau. Đó là các quy định tại đoạn 3 Điều 177, khoản 1 Điều 288, khoản 2 và khoản 3 Điều 243, khoản 5 Điều 250, đoạn 2 ĐIều 287.
            Ngoài ra Điều 88 cũng chưa có quy định một trong số căn cứ tạm giam là người bị bắt theo lệnh truy nã, chính vì thế Điều 88 cần sửa đổi bổ sung như sau:
“Điều 88. Tạm giam
1. Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị kết án khi có một trong số các căn cứ sau đây:
            a. Bị can, bị cáo đã được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác mà vi phạm đẫn đến không đạt được mục đích của việc áp dụng;
            b. Bị can, bị cáo, người bị kết án bị bắt theo lệnh truy nã;
            c. Bị can, bị cáo bị khởi tố điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm mà xét thấy có thể phải chịu hình phạt tù và không có nơi cư trí rõ ràng hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội, trừ trường hợp được áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh, biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo;
            d. Bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị khởi tố, truy tố, xét xử đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý và có một trong các căn cứ quy định tại điểm a, b, c quy định tại khoản 1 điều này;
            đ. Bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, truy tố, xét xử đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nghiêm trọng do cố ý và có một trong các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này;
            2. Giữ nguyên
            3. Khi quyết định áp dụng biện pháp tạm giam, người có thẩm quyền quyết định áp dụng tạm giam phải có các tài liệu, chứng cứ nêu rõ được căn cứ thực tế chứng minh sự cần thiết phải tạm giam theo quy định tại khoản 1 Điều này;
            4. “…”
            Tạm giam là biện pháp ngăn chặn để giúp Cơ quan điều tra ngăn chặn tội phạm bỏ trốn và thuận tiện trong việc điều tra vụ án hình sự. Chính vì vậy, thời hạn tạm giam để điều tra phải phù hợp với thời hạn điều tra một vụ án hình sự.
            Thời hạn điều tra một vụ án hình sự nhiều hơn thời hạn tạm giam bị can sẽ dẫn
đến tình trạng vụ án chưa điều tra xong, nhưng đã phải trả tự do cho bị cáo bởi hết thời
hạn tạm giam. Điều này dễ dẫn đến tình trạng bị can được thả sẽ bỏ trốn, hủy bỏ tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án mà bị cáo cất giữ…và gây khó khăn không nhỏ cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Nhưng nếu hết thời hạn tạm giam mà Cơ quan điều tra không thả bị can ra là vi phạm pháp luật. Cụ thể theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của BLTTHS thì thời hạn điều tra tối đa là 3 tháng. Đối với tội nghiêm trọng thì thời hạn điều tra tối đa là 12 tháng còn thời hạn tạm giam để điều tra là 9 tháng và tội đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn điều tra là 16 tháng nhưng thời hạn tạm giam lại chỉ có 12 tháng.
            Như vậy, với quy định của luật mới thì thời hạn tạm giam để điều tra và thời hạn điều tra vẫn lệch nhau. Điều này có nghĩa là chưa điều tra xong thì cơ quan điều tra đã phải thả tội phạm hoặc cơ quan điều tra lại phải sử dụng cách cũ là khi hết hạn tạm giam chưa điều tra xong thì cứ ra kết luận điều tra để rồi sẽ lại được Viện Kiểm sát trả lại hồ sơ để điều tra tiếp.
            Theo ý kiến cá nhân, thì vì việc quy định riêng về thời hạn tạm giam và thời hạn điều tra thì pháp luật nên xem xét có một quy định thống nhất về thời hạn tạm giam để điều tra chứ không chia ra thời hạn tạm giam và thời hạn điều tra.
            Để hoàn thành một quy trình từ khi điều tra, truy tố đến lúc xét xử sơ thẩm thì bị can, bị cáo có thể bị tạm giam tối đa từ 363 ngày đến 1008 ngày tùy mức độ phạm tội. Tuy nhiên, trên thực tế, trong vụ án còn chưa rõ ràng về chứng cứ, nếu bị cáo kháng cáo và may mắn được cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại thì quy trình nói trên lại trở về điểm xuất phát ban đầu. Điều đáng nói là trong trường hợp này, luật không hề quy định cụ thể được hủy án để điều tra lại bao nhiêu lần, mặc dù biết rằng quy trình ấy vẫn phải tuân theo thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì vật mà thời hạn tạm giam có thể bị kéo dài vô thời hạn do bị cáo phải chờ điều tra, xét xử lại.
            Theo ý kiến cá nhân, cần khắc phục thiếu sót này bằng cách bổ sung thêm những quy định nhằm hạn chế mức tối đa tổng thời hạn tạm giam trong tất cả các giai đoạn tố tụng của một vụ án. Quy định này nhằm buộc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhanh chóng nhiệm vụ của mình, tránh tình trạng tiến hành tố tụng trì trệ kéo dài, chồng chéo các thời hạn tạm giam gây bất lợi cho bị can, bị cáo.
2.5. Về xác định căn cứ tạm giam, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm
Học giả Bùi Thị Tú Oanh có quan điểm về vấn đề này như sau:
Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã có sự tiến bộ trong việc quy định căn cứ tạm giam được phân loại theo tính chất loại tội. Tuy nhiên, cần cân nhắc để có thể quy định những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cũng không nhất thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam nếu họ không trốn tránh hoặc không cản trở hoạt động điều tra… Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước cũng như thực tiễn hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam để thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, tác giả cho rằng: cần hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội nhất là hiện nay các cơ sở giam giữ đang quá tải và sẽ hạn chế bớt những chi phí cho Nhà nước. Bởi, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam (biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất), người bị tạm giam bị tước quyền tự do thân thể và buộc phải cách ly với thế giới bên ngoài; bị hạn chế nhiều quyền khác, vì vậy cần nghiên cứu vận dụng để có thể áp dụng BPNC khác ít nghiêm khắc hơn như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm nếu người phạm tội có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân tốt, không trốn tránh và cản trở hoạt động điều tra…cũng là một trong những tiêu chí bảo đảm quyền con người trong TTHS”.[5]
Theo tiêu chí của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành (Điều 88, Điều 303), căn cứ để áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tạm giam dựa vào một số loại tiêu chí như dựa vào sự phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự, dựa vào khả năng mà bị can, bị cáo có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội; dựa vào một số yếu tố nhân thân, lai lịch như tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng đang thai sản hoặc tình trạng đang nuôi con nhỏ của bị can, bị cáo là phụ nữ…Theo tôi, những căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam được nêu ở khoản 1 và khoản 2 Điều 88 BLTTHS là chưa thực sự phù hợp và chưa đáp ừng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Cần xuất phát từ mục đích của việc áp dụng biện pháp tạm giam để xác định căn cứ áp dụng BPNC này cho phù hợp, đồng thời cũng tránh việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này một cách tùy tiện hoặc áp dụng BPNC này như một biện pháp để thay cho các biện pháp điều tra. Vì tạm giam không phải là một hình phạt mà chỉ là một BPNC việc bị can, bị cáo trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội mới nên cần phải coi khả năng bị can, bị cáo có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội là căn cứ chủ yếu để xem xet, quyết định việc tạm giam. Ngoài ra cũng cần xem xét đến một số yếu tố khác có thể được dùng làm căn cứ để áp dụng (hoặc không áp dụng) biện pháp ngăn chặn này như khả năng gây nguy hại đến an ninh quốc gia hoặc trật tự an toàn xã hội của bị can, bị cáo nếu không tạm giam họ, loại và mức hình phạt mà BLHS quy định đối với hành vi phạm tội được thực hiện, một số yếu tố về nhân thân,…
Liên quan đến việc hạn chế việc tạm giam bị can, bị cáo đối với một số loại tội phạm, BLTTHS của nước ta chưa có quy định đối với loại (nhóm) tội phạm nào có thể hạn chế việc tạm giam. Trên thực tế có những trường hợp bị can, bị cáo thuộc nhóm tội phạm về kinh tế – chức vụ, họ có nơi cư trú rõ ràng, có đủ điều kiện để áp dụng BPNC khác, họ không có khả năng và điều kiện thực tế để có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội nhưng họ vẫn bị tạm giam vì lý do đơn giản để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Theo cá nhân em, việc hạn chế bị can, bị cáo đối với một số loại tội phạm là rất cần thiết. Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay có thể hạn chế việc tạm giam bị can, bị cáo đối với một số loại tội phạm sau:
+ Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
+ Nhóm tội phạm về môi trường
+ Một số tội phạm thuộc nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu trừ các tội: cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản…
+ Một số tội phạm xâm phạm an toàn công cộng trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính…
+ Một số tội phạm thuộc nhóm tội phạm về chức vụ và nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Bên cạnh đó cần phải tăng cường hiệu quả tính khả thi của việc áp dụng BPNC khác.
            Dù Điều 303 đã có quy định dẫn chiếu đến Điều 88 và nhiều điều luật khác nhưng do sự dẫn chiếu nhiều điều luật, nhiều căn cứ đã dẫn đến sự coi nhẹ căn cứ tạm giam quy định tại Điều 88 và 79, người tiến hành tố tụng chỉ xem xét về độ tuổi và tội phạm mà đã thực hiện là áp dụng BPNC tạm giam. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp bị can, bị cáo đang là học sinh, sinh viên không có biểu hiện trốn tránh việc điều tra truy tố, xét xử và thi hành án nhưng vẫn bị áp dụng biện pháp tạm giam, không được thực hiện quyền học tập, nghiên cứu mà đáng ra họ chưa bị tước bỏ.
            Chính những điều trên là nguyên nhân lớn dẫn đến việc áp dụng BPNC tạm giam trong thời gian qua còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Do đó cần sửa đổi những căn cứ này theo tinh thần sau:
– Quán triệt tinh thần các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, xây dựng căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam rõ ràng, cụ thể thống nhất trên cơ sở vừa đảm bảo quyền cơ bản của công dân vừa đảm bảo thực hiện hoạt động tố tụng có hiệu quả như nghị quyết số 49/NQ – TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp…
– Không sử dụng kết quả phân loại tội phạm như cơ sở độc lập để xây dựng căn cứ áp dụng BPNC mà coi bị can, bị cáo có thể cản trở, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội là căn cứ chủ yếu để xem xét và quyết định biện pháp tạm giam, trường hợp cần thiết thì có thể căn cứ vào chế tài của quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm để áp dụng.
– Sửa đổi Điều 177, 228, 243, 250, 287 theo hướng dẫn chiếu căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn về Điều 88 và 303.
            Việc bắt tạm giam bị can, bị cáo phải có lệnh của người có thẩm quyền. Lệnh bắt phải là lệnh hợp pháp với những nội dung như theo quy định tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2003. Tuy nhiên, từ quy định này cũng nảy sinh một vấn đề như: nếu việc tạm giam là trái pháp luật và VKS không phê chuẩn thì trách nhiệm thuộc về Điều tra viên hay Thủ trưởng cơ quan điều tra? Trường hợp việc tạm giam được VKS phê chuẩn thì người phê chuẩn có phải chịu trách nhiệm không, nếu phải chịu thì trách nhiệm đến đâu? Điều này luật chưa quy định rõ ràng nhưng trong thực tiễn lại xảy ra rất nhiều. Luật quy định, trong 3 ngày, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh tạm giam và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra. Nhưng nếu đến ngày cuối cùng, VKS không phê chuẩn, không khởi tố được đối tượng vì cho rằng chưa đủ căn cứ, thì thời gian đối tượng bị tạm giam chờ VKS phê chuẩn, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường trong khi cả hai đều làm đúng luật? ĐIều này đã xảy ra trên thực tế và là một điều vô cùng nổi cộm và cần giải quyết sớm.
            Theo cá nhân em, pháp luật cần có quy định chặt chẽ hơn nữa về trách nhiệm pháp lý của các cơ quan thực hiện những chức năng nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước nói chung và những cá nhân trực tiếp thi hành pháp luật nói riêng để tránh áp dụng một cách tùy tiện vì “không phải chịu trách nhiệm” hoặc có thì cũng rất hạn chế.
            Do tạm giam là hình thức ngăn chặn liên quan trực tiếp đến quyền tự do cá nhân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, nên trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn này cần phải được pháp luật quy định chặt chẽ. Pháp luật tố tụng hình sự chỉ nên giới hạn số lượng đối tượng có thẩm quyền quyết định việc tạm giam theo hướng:
            Về nguyên tắc chỉ nên giao cho cấp Trưởng (Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án tòa án) có quyền quyết định việc tạm giam. Trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt thì cấp Phó được cấp Trưởng ủy quyền mới có thẩm quyền này.
            Không giao cho người của Cơ quan điều tra thẩm quyền này mà họ chỉ có quyền đề nghị Viện Kiểm sát cùng cấp xem xét, quyết định việc tạm giam bị can, bị cáo nếu có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng lạm dụng biện pháp tạm giam của Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
            Đối với cơ quan công an nói chung và các điều tra viên nói riêng, cần phải thường xuyên học tập bồi dương nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức chính trị, đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, năm chắc các quy định của pháp luật về bắt, tạm giam, hiểu rõ tính chất, mục đích của các biện pháp tạm gaim; đảm bảo khi thực hiện bắt người để tạm giam phải có lệnh và có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, hạn chế tình trạng “tiền trảm hậu tấu” khi bắt người; tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, người bị tạm giam; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia quá trình bắt, tạm giam khi giải quyết vụ án. 
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Biện pháp ngăn chặn tạm giam khi được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, làm họ bị cách li khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định. Biện pháp tạm giam có thể được áp dụng trong nhiều giai đoạn của tố tụng với những nhiều quy định được nêu trong bộ luật tố tụng hình sự. Vì vậy nghiên cứu biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự là việc hết sức cần thiết để đảm bảo cho việc kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa người phạm tội, bị can, bị cáo tiếp tục pháp tội, trốn tránh pháp luật hoặc có những hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như đảm bảo thi hành án, nhưng cũng để đảm bảo cho các quyền của công dân được thực hiện một cách nghiêm túc.


1.      BLTTHS của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2003.
2.      Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002.
3.      Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
4.             Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008).
5.      Thông tư liên tịch của Viện kiểm sát tối cao, Bộ công an và Bộ quốc phòng số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003.
6.      Giáo trình luật TTHS, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009, 2010, 2011.
7.      Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật TTHS Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
8.      Bình luận khoa học BLTTHS năm 2003, Võ Khánh Vinh (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2004, tr. 180 - 221.
9.             Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế trong TTHS, Trần Quang Tiệp, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2005, tr. 42 - 168.
10.     Tạp chí khoa học pháp lý tháng 2/2004.
11.     Nguyễn Mai Bộ, “Thời hạn tạm giam trong Bộ  luật tố tụng hình sự năm 2003” – Tạp chí luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 7/2008.
12. Lê Minh Tuấn, “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tạm giam nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”.
13. Vướng mắc về thời điểm kết thúc của thời hạn tạm giữ và tạm giam được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự - Tiến sỹ Đỗ Đức Hồng Hà và Cử nhân Hoàng Thị Oanh.
14. Bàn về sự tùy nghi trong việc áp dụng biện pháp tạm giam.
15. Tiểu luận: “Biện pháp tạm giam trong Tố tụng hình sự Việt Nam”.
16. Tiểu luận: “Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam”.




[1] Xem Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2006, Trang 197.
[2] Xem Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2006, Trang 224.
[3] Xem Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT – VKSNDTC – BCA – BQP ngày 07/09/2005 về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003.
[4] Xem Nghị định 89/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 07/11/1998 về quy chế tạm giữ, tạm giam.
[5] Xem Bùi Thị Tú Oanh – “Cần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng bảo đảm quyền con người đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” – Tạp chí kiểm sát.

Related Post

Previous
Next Post »