Lần 1.
Ngày 2/10/2000 Nguyễn Văn H phạm tội lần đầu tội trộm cắp tài sản của người
không quen biết với trị giá 49 triệu đồng (thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS). Cơ
quan công an không phát hiện được.
Lần 2 . Ngày 5/10/2005 Nguyễn Văn H lại phạm
tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 1 Điều 136 BLHS) và cũng không bị phát hiện.
Lần 3. Ngày 1/10/2011 Nguyễn Văn H lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(thuộc khoản 1 Điều 139 BLHS). Và bị bắt vào ngày 20/04/2012.
Hỏi:
1. H có bị
truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản và tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản mà H đã thực hiện nêu trên hay không? (2 điểm)
2. Các lần
phạm tội mà H đã thực hiện được coi là loại tội phạm nào theo cách phân loại
tại khoản 3 Điều 8 BLHS. (2 điểm)
3. Giả định H bị xét xử 3 tội nêu trên. Tội
trộm cắp tài sản bị Tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; tội cướp
giật tài sản bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị
Tòa án tuyên phạt 18 tháng tù thì hình phạt mà H còn phải chấp hành là bao
nhiêu? Biết H đã bị tạm giam 4 tháng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. (2
điểm)
4. Với 3 lần phạm tội nêu trên, trường hợp phạm tội của H có bị áp dụng
tình tiết tăng nặng “tái phạm” không? (1 điểm)
BÀI LÀM
1. H có bị truy cứu TNHS về tội trộm
cắp tài sản, tội cướp giật tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà H đã
thực hiện như nêu trên hay không?
Trả lời: H không bị truy cứu TNHS về tội trộm
cắp tài sản vì hết thời hiệu truy cứu TNHS nhưng sẽ bị truy cứu TNHS về tội
cướp giật tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản .
Vì những lí do sau:
TNHS
là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về
hành vi phạm tội của mình. Theo điều 2 BLHS năm 1999 thì “chỉ người nào phạm
một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”.
Trong tình huống nêu trên H
đã phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS, phạm tội
cướp giật tài sản quy định tại khoản 1 Điều 136 BLHS và phạm tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 139 BLHS.
Tuy nhiên “thời hiệu truy cứu
TNHS là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội
không bị truy cứu TNHS” (khoản 1 Điều 23 BLHS). Theo khoản 2 Điều 23 BLHS thì
không truy cứu TNHS đối với người phạm tội nếu tính từ ngày tội phạm được thực
hiện đã qua những thời hạn sau:
“a. Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm
trọng (các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
ba năm tù hoặc các hình phạt chính khác nhẹ hơn).
b.Mười năm đối với các tội
phạm nghiêm trọng (các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là đến bảy năm tù).
c .Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng
(các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười
lăm năm tù).
d. Hai mươi lăm năm đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng (các tội
phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm
tù, tù chung thân hoặc tử hình).
Thời hiệu truy cứu TNHS được tính từ ngày tội
phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 23, người
phạm tội lại phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối
với các tội ấy trên một năm tù thì thời gian đã qua không được tính và thời
hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới (khoản 3 Điều 23
BLHS).
Ở tình huống trên, Nguyễn Văn H đã phạm tội trộm cắp tài sản lần đầu vào
ngày 2/10/2000. Theo khoản 1 Điều 138 BLHS mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội trộm cắp tài sản là ba năm tù, căn cứ khoản 3 điều 8 BLHS thì đây là
tội ít nghiêm trọng.
Theo điểm a khoản 2 điều 23 BLHS thì H không bị truy cứu
TNHS về tội trộm cắp tài sản (vì đã qua thời hạn 5 năm). Tiếp đó, Nguyễn Văn H
lại thực hiện hành vi cướp giật tài sản vào ngày 5/10/2005.
Theo khoản 1 điều
136 BLHS thì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội cướp giật tài sản là
5 năm tù, căn cứ khoản 3 điều 8 BLHS thì đây là loại tội nghiêm trọng. Theo
điểm b khoản 2 điều 23 thì H bị truy cứu TNHS về tội cướp giật tài sản. Lần thứ
ba, H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vào ngày 1/10/2011.
Theo khoản 1 Điều
139 BLHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mức cao nhất của khung hình phạt
này là ba năm. Căn cứ vào khoản 2 và 3 điều 23 BLHS thì Nguyễn Văn H sẽ bị truy
cứu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2. Các lần phạm tội mà H đã thực
hiện được coi là loại tội phạm nào theo cách phân loại tại khoản 3 Điều 8 BLHS?
Trả lời:
Nguyễn Văn H phạm tội trộm cắp tài sản thuộc loại tội phạm ít nghiêm
trọng; phạm tội cướp giật tài sản thuộc loại tội phạm nghiêm trọng và phạm tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc loại tội ít nghiêm trọng.
Tại khoản 3 Điều 8
BLHS quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội
phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là
tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Lần 1,
Nguyễn Văn H phạm tội trộm cắp tài sản (thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS). Theo
khoản 1 Điều 138 BLHS: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác....thì bị
phạt cải tạo không gian giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”,
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là ba năm tù. Căn cứ khoản 3
Điều 8 BLHS thì tội trộm cắp mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm ít nghiêm
trọng.
Lần 2, Nguyễn Văn H phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 1 Điều 136
BLHS). Theo khoản 1 điều 136 BLHS: “Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực....thì bị
phạt tù từ một năm đến năm năm”, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
này là năm năm. Căn cứ khoản 3 điều 8 BLHS thì tội cướp giật tài sản mà H đã
thực hiện thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.
Lần 3, Nguyễn Văn H phạm tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản (thuộc khoản 1 điều 139 BLHS). Theo khoản 1 điều 139
BLHS: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác
.....thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm” , mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là ba năm tù.
Căn cứ khoản 3 điều 8 BLHS thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà H đã thực hiện
thuộc loại tội ít nghiêm trọng.
3. Giả định H bị xét xử cả 3 tội nêu trên. Tội
trộm cắp tài sản bị tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; tội cướp
giật tài sản bị tòa án tuyên phạt 3 năm tù và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị
tòa án tuyên phạt 18 tháng tù thì hình phạt mà H còn phải chấp hành là bao
nhiêu? Biết rằng H đã bị tạm giam 4 tháng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Trả lời: Hình phạt mà H còn phải chấp hành là 5 năm 2 tháng tù.
Vì: Tại Điều 50
BLHS quy định: “Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết
định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau
đây: 1. Đối với hình phạt chính: a, Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo
không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn thì các hình phạt đó được cộng lại
thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình
phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn; b,
Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn thì hình
phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỉ lệ cứ ba
ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành
hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 điều này ....”. Theo điều 33
BLHS quy định về tù có thời hạn: “ . . . . Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ
vào thời gian chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một
ngày tù”. Giả định H bị xét xử cả 3 tội phạm nêu trên thì: - Tội trộm cắp tài
sản bị Tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ tương đương với 1 năm tù
(căn cứ điểm b khoản 1 Điều 50 BLHS);
- Tội trộm cắp tài sản bị Tòa án tuyên
phạt 3 năm tù - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị tòa án tuyên phạt 18 tháng
tù. Tổng hợp các hình phạt nêu trên, theo điểm b khoản 1 điều 50 BLHS thì mức
hình phạt chung đối với tội của H là 5 năm 6 tháng tù.
Tuy nhiên H đã bị tạm
giam 4 tháng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên căn cứ vào Điều 33 BLHS thì
H còn phải chấp hành 5 năm 2 tháng tù. 4.
Với 3 lần phạm tội nêu trên, trường
hợp phạm tội của H có bị áp dụng tình tiết tăng nặng “tái phạm” không? Trả lời:
Với 3 lần phạm tội nêu trên, trường hợp phạm tội của H không bị áp dụng tình
tiết tăng nặng “tái phạm”.
Vì: Căn cứ khoản 1 điều 49 BLHS: “Tái phạm là trường
hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội
rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý....”. Trong tình huống đã
nêu:
Lần 1. Ngày 2/10/2000 Nguyễn Văn H phạm tội lần đầu tội trộm cắp tài sản
của người không quen biết với trị giá 49 triệu đồng (thuộc khoản 1 Điều 138
BLHS). Cơ quan công an không phát hiện được.
Lần 2 . Ngày 5/10/2005 Nguyễn Văn
H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 1 Điều 136 BLHS) và cũng không bị
phát hiện.
Lần 3. Ngày 1/10/2011 Nguyễn Văn H lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản (thuộc khoản 1 Điều 139 BLHS). Và bị bắt vào ngày 20/04/2012. Như vậy,
ở lần 1 và lần 2 tội trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản mà Nguyễn Văn H
thực hiện đã không bị phát hiện và chưa bị kết án, đến lần 3 H mới bị phát hiện
và bị bắt nên căn cứ vào khoản 1 điều 49 BLHS thì trường hợp phạm tội của H
không phải là tái phạm. Vì vậy trường hợp phạm tội của H không bị áp dụng tình
tiết tăng nặng “tái phạm”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật
Hà Nội. Giáo trình luật hìn sự Việt Nam (tập 1). Nhà xuất bản Công an nhân dân.
Hà Nội – 2009.
2. Bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội – 2009.
3. Dương Tuyết Miên. Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Luận án
tiến sĩ. Trường đại học luật Hà Nội. Hà Nội – 2003.
4. Dương Tuyết Miên. Định
tội và quyết định hình phạt. Nhà xuất bản công an nhân dân. Hà Nội – 2004. 5.
Một số website: http://www.dantri.com http://www.diendansinhvienluat.com http://www.google.com.vn