Trong quá trình đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất kì quốc gia, dân tộc nào đều phải lựa chọn cho mình một con đường đi phù hợp. Sự lựa chọn con đường đi đúng đắn của mỗi đất nước trong từng thời kỳ lịch sử thường gắn với tên tuổi của một anh hùng dân tộc lỗi lạc và vĩ đại. Đối với Việt Nam cũng thế, trong lịch sử đấu tranh cũng có những sự lựa chọn con đường đi cho dân tộc nhưng con đường đi đúng đắn nhất, tiêu biểu nhất và có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn đối với dân tộc đó là sự lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. Vậy đó là con đường Cách mạng nào?
B.Nội dung
1.Bối cảnh lịch sử của Việt Nam cuối
thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ảnh hưởng tới
sự lựa chọn con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.
1.1.Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
Vào cuối thế kỷ XIX, cũng như nhiều quốc gia, dân tộc
phương Đông khác, đất nước ta bị tư bản phương Tây xâm lược. Từ một dân tộc tự
do, vốn có hàng ngàn năm văn hiến, Việt Nam đã trở thành một dân tộc thuộc địa. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nền độc lập và chủ
quyền của dân tộc ta bị xâm phạm, nhân dân Việt Nam không chỉ bị bóc lột về
kinh tế, áp bức về chính trị mà còn phải chịu nỗi đau mất nước. Chính vì thế mà
xã hội Việt Nam xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản và ngày càng sâu sắc: mâu thuẫn
giữa một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam với bên kia là thực dân Pháp xâm lược
và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với giai cấp phong
kiến địa chủ ngày càng trở nên gay gắt.
Do vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải giải phóng dân tộc, giành lại
chủ quyền cho đất nước, tự do cho dân tộc.
1.2.Sự khủng hoảng về
đường lối cứu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, yêu cầu phải tìm ra con
đường cứu nước mới.
Trong bối cảnh đất nước bị cai trị làm cho xã hội rối
ren, mâu thuẫn sâu sắc, nảy sinh một vấn đề cấp bách: để giải quyết hai mâu
thuẫn trên, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường nào? Phải chọn con đường
nào để cứu nước, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, chủ quyền cho đất nước.
Yêu cầu khách quan đòi hỏi phải giải quyết là như vậy, nhưng lịch sử phong trào
chống Pháp từ những năm đầu thế kỷ XX trở về trước vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu đó.
Các
phong trào yêu nước dấy lên mạnh mẽ khắp nơi: từ phong trào Cần Vương, Văn Thân
đến cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế, từ phong trào Đông Du, Đông Kinh
Nghĩa Thục, Duy Tân đến phong trào chống thuế ở Trung Kỳ và rất nhiều các cuộc
đấu tranh quần chúng dấy lên hết đợt này đến đợt khác nhưng tất cả đều thất bại.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các phong trào đó là do những nhà
yêu nước cách mạng- những người đứng đầu đã không nhận thức được đúng và đầy đủ
những yêu cầu cấp bách của lịch sử nước ta vào đầu thế kỷ XX. Các phong trào
chưa phân tích được một cách toàn diện những biến động của xã hội Việt Nam cũng
như thế giới vào thời điểm bản lề của lịch sử. Hơn nữa, giai cấp phong kiến với
hệ tư tưởng phong kiến đã hết vai trò và đã quá lỗi thời, còn giai cấp tư sản
với hệ tư tưởng tư sản cũng đang tỏ ra sự yếu ớt, bất lực, không đủ năng lực để
tập hợp toàn thể dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ách áp bức nô dịch của chủ
nghĩa thực dân, không biết gắn phong trào yêu nước của dân tộc mình với cuộc
đấu tranh của các dân tộc khác có cùng chung cảnh ngộ bị áp bức, bóc lột và nô
dịch.
Chính
vì thế, yêu cầu cấp thiết là cần có một đường lối cứu nước đúng đắn, cần một
con đường cứu nước mới.
1.3.Hoàn cảnh sống của
Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ.
Sống trong hoàn cảnh mất nước và chịu áp bức
bóc lột của thực dân Pháp, Nguyễn Tất Thành luôn nghĩ: Làm thế nào để đánh đuổi được chủ nghĩa thực
dân xâm lược, giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào? Câu hỏi đó ngày đêm nung nấu, day dứt
tâm can Nguyễn Tất Thành.
Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn đầy
biến động của đất nước Người được kế thừa truyền
thống yêu nước của gia đình và quê hương ngay từ nhỏ. Khi còn là một thiếu niên
15 tuổi, Người đã sớm biết đau nỗi đau mất nước, xót xa trước nỗi thống khổ của
đồng bào, đã sớm có chí đuổi giặc, cứu nước, giải phóng đồng bào. Nhưng bằng
con đường nào? Liên minh với ai, dựa vào ai để chiến đấu? Trước khi đi đến
quyết định, theo tinh thần “cách vật, trí tri”, anh cần tìm hiểu đến tận cùng
thực chất của thời cuộc. Hơn nữa, Người còn sớm được tiếp xúc với nền văn minh của
Pháp Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước
khác làm như thế nào để được văn minh rồi trở về giúp đồng bào giải phóng dân
tộc.
2.Phân tích sự lựa
chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí
Minh.
2.1.Vượt qua những hạn chế trên của các bậc
tiền bối, với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc và sự trăn trở về vận mệnh
dân tộc, Nguyễn Tất Thành- Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy con đường do những
người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc.
Theo Nguời, con đường của Hoàng Hoa Thám mang nặng tư tưởng phong kiến
lỗi thời, lạc hậu sẽ không thể giải phóng dân tộc cũng như dẫn tới thắng lợi. Sau
đó là con đường cầu viện Nhật Bản của Phan Bội Châu thì chẳng khác gì việc “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Còn con đường của Phan Châu Trinh chẳng qua chỉ là sự “xin giặc rủ lòng thương”. Chính vì thế, mặc dù rất kính mến, trân
trọng và khâm phục lòng yêu nước của các bậc tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành đã
không tán và đi theo con đường của họ. Bởi lẽ những con đường ấy không thể giúp
đồng bào mình giải phóng và Người đang muốn đi tìm một con đường cứu nước mới.
Do vậy, xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, từ khát vọng cứu nước,
giải phóng dân tộc trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các bậc tiền bối
Nguyễn Tất Thành quyết định không đi sang Nhật Bản mà sang phương Tây tìm đường
cứu nước cho dân tộc. Ngày 5/6/1911 Người lấy tên là Văn Ba xin làm phụ bếp
trên tàu buôn Pháp Latusơ Tơrêvin từ bến cảng Nhà Rồng Người đi tìm đường cứu
nước. Đó chính là bước ngoặt, một sự lựa chọn lịch sử có ý nghĩa rất quan
trọng, mở đầu cho quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
2.2. Sau khi không chấp nhận con đường
cứu nước cũ, vấn đề rất quyết định đối với Nguyễn Tất Thành lúc đó là chọn
hướng đi nào?
Người đã không đi Trung Quốc hay sang
Nhật Bản mà ý tưởng của Người là hướng về Tây Âu, trước hết nước Pháp. Tại sao
lại như vậy? Năm 1923, tại Mát-xcơ-va, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Tạp
chí “Ngọn lửa nhỏ”, Người đã giải thích quyết định về sự lựa chọn của mình
như sau: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên
tôi được nghe những từ ngữ tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái - đối với chúng
tôi lúc ấy, mọi người da trắng được coi là người Pháp - thế là tôi muốn làm
quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”.
Như vậy, ý nghĩ tìm hiểu về nước Pháp đã
xuất hiện rất sớm ở Nguyễn Tất Thành. Nguyên nhân khiến Người muốn tìm hiểu về
nước Pháp đó là những truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái và nền văn minh của
chính quốc, đồng thời đó cũng là nơi sinh ra chế độ thực dân thối nát và cực kỳ
tàn bạo mà Người đã thấy trên đất nước mình. Nguyễn Tất Thành muốn hiểu cho
được cái mà Pháp gọi là văn minh, luôn cho nước mình là một nước văn minh nhưng
Pháp lại đi ngược lại với cái văn minh ấy là đi xâm lược và cai trị các nước
khác trong đó có Việt Nam bằng chế độ thực dân tàn bạo. Bởi theo Nguyễn Tất
Thành: muốn tìm được con đường cứu nước thì trước hết phải hiểu thật đúng, thật
đầy đủ về những kẻ đang cướp nước mình. Muốn đánh đổ được chủ nghĩa thực dân để
giải phóng cho đồng bào thì trước hết phải hiểu cho được cái gốc rễ, cái bản
chất của chủ nghĩa thực dân. Đây chính là sự khác biệt về sự lựa chọn của
Nguyễn Tất Thành so với tất cả những người Việt Nam đi sang nước Pháp lúc bấy giờ.
2.3.Từ chỗ xác định rõ động cơ, mục đích,
hướng đi như vậy, Nguyễn Tất Thành đã chọn một cách đi riêng cho mình.
Trong
thời gian đi tìm đường cứu nước từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi
cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới, học tập kinh nghiệm của nhiều nước.
Người đã bôn ba qua nhiều nước của các châu lục Á, Phi, Mĩ làm nhiều nghề khác
nhau, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, lại vừa hoạt động Cách mạng. Đặc
biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là
Pháp, Mĩ, Anh. Với chuyến đi thực tế cùng những cuộc khảo nghiệm đó, Người đã tiếp
thu được những kiến thức vô cùng phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và
bao quát.
Qua đó, Người đã nhận thấy giai cấp tư
sản ở thế kỷ này không còn là giai cấp tiến bộ của thời đại nữa và con đường
cách mạng tư sản không phải là con đường chúng ta nên đi.Từ những nhận thức
trên Người đã rút ra kết luận gần như một chân lý bất hủ: ở đâu bọn đế quốc,
thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp
bức nặng nề và “dù màu da có khác nhau,
trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc
lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”.
Đồng thời, giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước đều là bạn còn chủ
nghĩa đế quốc thực dân ở đâu cũng là kẻ thù.
2.4.Trên cở sở những nhận thức căn bản đó, điều
mong muốn tìm cho được con đường cứu nước đúng đắn càng thôi thúc, giục giã
Nguyễn Tất Thành.
Trong quá trình đi tìm
đường cứu nước Người đã tìm cách móc nối liên hệ, trao đổi thư từ với cụ Phan
Châu Trinh và một số người Việt Nam yêu nước khác đang sống ở Pháp. Tham gia
vào nhiều tổ chức khác nhau như: Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp, tổ
chức lao động hải ngoại - một tổ chức bí mật của những người lao động từ các
thuộc địa khác nhau đang sống ở nước Anh. Đặc biệt, khoảng đầu năm 1919, Người
gia nhập tổ chức tiến bộ nhất ở Pháp lúc bấy giờ là Đảng Xã hội Pháp - một
chính đảng nhân danh đại biểu cho giai cấp công nhân mà lúc đó phần nào quan
tâm đến quyền lợi của những người lao động, phần nào đồng tình với cuộc đấu
tranh của các dân tộc bị áp bức.
Từ đây, Nguyễn Tất Thành đã thực sự
bước vào cuộc chiến đấu với tư cách một nhà hoạt động cách mạng. Người không
còn dừng lại ở việc quan sát hay suy ngẫm riêng mình, mà đã thực sự đi vào hoạt
động, vào tổ chức, hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và
quần chúng lao động ngày càng rộng lớn hơn. Bằng những hoạt động sôi nổi như
vậy, Nguyễn Tất Thành đã nhanh chóng nắm bắt được thời cuộc, trên cơ sở đó có
sự lựa chọn và định hướng đúng đắn cho bản thân và cho dân tộc.
2.5.Bước ngoặt của sự lựa chọn đó trước hết là
ảnh hưởng vang dội của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại
Pháp, Cách mạng tháng 10 Nga thành công đã ảnh hưởng đến xu hướng và quyết định
lựa chọn của Người. Nguyễn Ái Quốc hăng hái tham gia phong trào đấu tranh, bảo
vệ nước Nga Xô Viết non trẻ.Tuy lúc đầu chưa hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về
sự kiện vĩ đại này, song do sự nhạy cảm về chính trị, lại phải chứng kiến thực
tiễn cuộc sống của nhân dân bị áp bức và việc ấp ủ, nung nấu nhiều ý tưởng,
mong muốn giải phóng dân tộc nên Người đã nhận thấy đây là biến cố lớn “có một
sức lôi cuốn kỳ diệu”, và ảnh hưởng của nó được Người ví “tựa như người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói có cơm ăn”.
Bước ngoặt thứ hai trong sự lựa chọn
của Người đó là khi Người đọc “Sơ
thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V. I. Lê-nin vào năm 1920 đăng
trên báo “Nhân đạo” của Đảng Xã hội Pháp. Bản Luận cương đã thu hút sự chú ý
đặc biệt của Người và qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người đã
tìm thấy ở đó con đường đúng đắn để giải phóng đất nước khỏi ách thực dân. Như
vậy, là cùng với ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, sự tiếp nhận tư tưởng của
V.I. Lê-nin đã dẫn đến sự chuyển biến về chất trong nhận thức cũng như trong
hành động của Nguyễn Ái Quốc, quyết định việc Người đứng về phía V.I. Lê-nin và
Quốc tế Cộng sản.
Sự kiện cuối cùng thể hiện sự khẳng định về sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc đó
là quyết định bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (tháng 12-1920). Việc bỏ phiếu
tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành
đảng viên Đảng Cộng sản Pháp đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc
đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc và cũng là sự khởi đầu một bước ngoặt căn
bản trong lịch sử và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Đến đây, Nguời
đã quyết định sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của mình đó là con đường
Cách mạng vô sản và đây là một quyết định đúng đắn và có ý nghĩa đối với dân
tộc Việt Nam.
3.Ý nghĩa sự lựa chọn
của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.
Từ đây, lịch sử cách mạng Việt Nam đã
chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân
dân ta vào quỹ đạo cách mạng vô sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống kẻ
thù chung là chủ nghĩa thực dân, đế quốc, và đi tới thắng lợi cuối cùng là độc
lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trong thắng lợi chung đó,
lịch sử dân tộc ta mãi mãi ghi nhận công lao và vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, với sự lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn - sự lựa chọn lịch sử,
đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra của cách mạng Việt Nam những năm đầu thế
kỷ XX.
C.Kết luận.
Như vậy, với hành trình đi tìm đường cứu nước
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã nhận thức và phân tích một cách toàn diện nhất
để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất cho Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
đó là con đường Cách mạng vô sản, đem lại thắng lợi hoàn toàn cho Cách mạng
giải phóng dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng giải phóng dân tộc Việt
Nam đã khẳng định sự lựa chọn đúng đắn con đường cách mạng giải phóng dân tộc
của Người và ý nghĩa to lớn đối với dân tộc của sự lựa chọn ấy.
DANH MỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB. Chính trị quốc gia.Hà Nội năm 2003.
2. Sách tham
khảo Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, TS.Nguyễn Mạnh Tường. NXB .Chính trị quốc
gia, Hà Nội năm 2001.
3. Sách giáo
khoa Lịch sử Việt Nam 12.NXB.Bộ giáo dục Việt Nam, năm 2010.
4. Cuốn sách: Hồ Chí Minh
với con đường giải phóng. NXB. Chính trị quốc gia- Sự thật năm 2012.
5. Trần Dân Tiên: Những
mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB. Văn học, Hà Nội, 1970.
6. Hồ Chí Minh: Toàn
tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002.
5.Trang web: http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT2790460343.