Thứ
nhất,
về hình thức bảo lãnh.
BLDS 2015 không quy định về hình thức bảo lãnh. Trong khi đó, Điều 362 BLDS
2005 quy định bắt buộc việc bảo
lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong
hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải
được công chứng hoặc chứng thực.
Đây
là điểm mới rất tích cực của BLDS 2015 so với BLDS 2005. Bởi lẽ, việc không quy
định về hình thức bảo lãnh sẽ giúp các bên linh hoạt hơn, chủ động hơn trong việc
thiết lập quan hệ bảo lãnh. Các bên có thể tự do lựa chọn hình thức là văn bản,
bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể[1],
trừ trường hợp pháp luật bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng,
chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Tuy
nhiên, do không được lập thành văn bản, nên, nếu trường hợp bên bảo lãnh từ chối
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì đây sẽ là một vướng mắc lớn.
Rõ ràng, bên nhận bảo lãnh không có chứng cứ hay tài liệu nào để chứng minh bên
bảo lãnh đã đứng ra bảo lãnh, do đó, quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa
vụ thay cho bên được bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh sẽ không thể thực hiện được.
Thứ
hai,
điểm mới về phạm vi bảo lãnh.
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được
bảo lãnh. Tuy nhiên, BLDS 2015 có mở rộng thêm nghĩa vụ bảo lãnh gồm cả “lãi
trên số tiền chậm trả” so với quy định chỉ có “tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt
hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác” ở BLDS 2005[2]. Mặt
khác, tại Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015 cũng quy định thêm việc các bên có thể thỏa
thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh.
Với
quy định trên, việc BLDS 2015 mở rộng thêm nghĩa vụ bảo lãnh gồm cả “lãi trên số
tiền chậm trả” nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của bên nhận bảo lãnh. Rõ ràng, khi
bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh chậm trả nợ cho bên nhận bảo lãnh, thì bên nhận
bảo lãnh không thể sử dụng khoản tiền đáng ra là của họ để thực hiện công việc
khác, do đó, pháp luật đã bổ sung thêm quy định này với mục đích bảo đảm lợi
ích đáng ra bên nhận bảo lãnh sẽ được hưởng, nếu không có hành vi vi phạm nghĩa
vụ của bên kia.
Ví
dụ: M vay N số tiền 100 triệu đồng, thời hạn 3 tháng,
lãi suất 1% /tháng. K bão lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của M. Sau 3 tháng, nếu
M không có khả năng thanh toán, thì K phải thực hiện nghĩa vụ đó thay M. BLDS
2015 quy định rằng, K sẽ phải thay M trả số tiền 100 triệu đồng cho N, cùng với
đó là số tiền lãi 3 triệu đồng (1% /tháng) và số tiền phạt, tiền bồi thường thiệt
hại (nếu có). Giả sử, 1 tháng sau đó, K mới trả 100 triệu cho N, thì K buộc phải
thanh toán cho N thêm lãi trên số tiền chậm trả (100 triệu đồng) trong 1 tháng
đó theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, Khoản 4 Điều 336 BLDS 2015 cũng
quy định trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương
lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo
lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Thứ
ba, về quyền yêu cầu
của bên bảo lãnh. Điều
340 BLDS 2015 quy định rằng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bảo lãnh có
quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi
nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện. So với quy định bên bảo lãnh chỉ được yêu cầu
bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, khi
bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ tại Điều 367 BLDS 2005.
Với quy
định này, bên bảo lãnh có thể yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối
với mình ngay cả khi bên bảo lãnh chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với bên nhận bảo
lãnh trong phạm vi nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện. Hay nói cách khác,
bên bảo lãnh, họ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh đến đâu (trong
phạm vi bảo lãnh) thì họ có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh phải hoàn trả lại
cho họ đến đó. Rõ ràng, thời điểm bên bảo lãnh có quyền yêu cầu theo quy định của
BLDS 2015 là sớm hơn so với quy định bên bảo lãnh chỉ được quyền yêu cầu bên được
bảo lãnh hoàn trả lại nghĩa vụ mà họ đã thực hiện thay khi họ đã hoàn thành
nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.
Ví dụ: C vay D số tiền 300 triệu đồng, thời hạn vay
là 6 tháng. E bảo lãnh toàn bộ khoản vay trên của C. Theo quy định của BLDS
2015, khi hết thời hạn, nếu C không có khả năng thanh toán đầy đủ cho D, thì E
phải thực hiện nghĩa vụ đó. Giả sử, E thỏa thuận với D sẽ thanh toán trước cho
D 200 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ thanh toán tiếp trong vòng 1 tháng và được
D chấp thuận. Thì trong tình huống này, sau khi E thánh toán trước cho D 200
triệu đồng, thì E có quyền yêu cầu C hoàn trả số tiền 200 triệu đồng mà E đã thực
hiện nghĩa vụ thay cho C, chứ không cần phải đợi đến khi E trả đủ số tiền 300
triệu đồng cho D.
Thứ tư, về việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Điều 368 BLDS 2005 quy định rằng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác, thì mặc dù bên nhận bảo lãnh đã miễn việc thực hiện
nghĩa vụ cho bên bảo lãnh, nhưng bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ
đó.
So với BLDS 2005, BLDS 2015, tại Điều
341 nhà làm luật đã có một tư duy rất mới khi quy định rằng, trừ trường hợp có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác, nếu bên nhận bảo lãnh đã miễn việc
thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh cũng không còn phải
thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh nữa.
Với quy định mới này, có thể thấy rằng,
nhà làm luật đã hướng đến việc coi nghĩa vụ của bên bảo lãnh và bên được bảo
lãnh là một. Hay nói cách khác, nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đáng ra phải thực hiện
và nghĩa vụ đương nhiên của bên được bảo lãnh là một. Từ đó, nếu bên nhận bảo
lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh, cũng đồng thời với việc họ
miễn luôn nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
Ví
dụ: A bảo lãnh cho B toàn bộ khoản vay 2 tỷ
đồng của C. Theo quy định của BLDS 2015, nếu hết thời hạn vay, B không có khả
năng trả nợ, thì A phải thực nghĩa hiện nghĩa vụ trả nợ đó. Tuy nhiên, nếu C miễn
việc thực hiện nghĩa vụ đó cho A, thì đồng thời, B cũng không phải thực hiện
nghĩa vụ trả nợ này nữa. Đó là một quy định rất mới, bởi, nếu theo BLDS 2005,
thì mặc dù C miễn cho A, nhưng B vẫn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ
này.
Thứ
năm, về
trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh. Tại Điều 342 BLDS 2015 có quy định: “1. Trường hợp bên được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực
hiện nghĩa vụ đó. 2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo
lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị
nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”.
Đây là
điểm mới đáng chú ý so với quy định trong BLDS 2005. Cụ thể, BLDS 2005, tại Điều
369 có nói đến việc bên bảo lãnh phải đưa tài sản của thuộc sở hữu của mình để
thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Với điểm
mới này, pháp luật đã quy định cụ thể hơn, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của bên
nhận bảo lãnh khi bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ bảo lãnh, thông qua việc trao cho họ quyền được yêu cầu bên bảo lãnh thanh
toán giá trị nghĩa vụ và buộc bên bảo lãnh phải bồi thường thiệt hại (nếu có)
do hành vi vi phạm nghĩa vụ đó gây ra. Thiệt hại là có thể là thiệt hại thực tế
do hành vi vi phạm nghĩa vụ đó gây ra, hoặc có thể là khoản lợi mà bên nhận bảo
lãnh đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm đó.
Ví dụ: A vay B số tiền 1 tỷ đồng trong thời hạn 12
tháng, với lãi xuất 1% /tháng. D đứng ra bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả tiền của
A. Hết 12 tháng, A không trả được số tiền 1 tỷ đồng cho B. Trong trường hợp
này, theo quy định tại Điều 342 BLDS 2015, thì D có nghĩa vụ phải trả nợ thay
A. Nếu D không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, thì B có quyền yêu cầu D
phải thanh toán số tiền gốc, cộng lãi và phải bồi thường thiệt hại (nếu có).
Thứ
sáu, về việc
hủy bỏ việc bảo lãnh.
BLDS 2005 tại Điều 370 có quy định: Việc bảo lãnh có thể được hủy bỏ nếu được bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, BLDS 2015 không có điều khoản
quy định việc hủy bỏ việc bảo lãnh.
Việc BLDS
2015 không quy định trường hợp, cũng như điều kiện hủy bỏ việc bảo lãnh là để
quy định ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với nghĩa vụ bảo
lãnh. Mặc dù BLDS 2015 không có quy định, tuy nhiên, việc bảo lãnh có thể được
hủy bỏ nếu bên nhận bảo lãnh đồng ý, điề này thể hiện sự tôn trọng thỏa thuận của
các bên, bởi suy cho cùng, biện pháp này phát sinh từ thỏa thuận của hai bên,
thì việc hủy bỏ cũng phải do hai bên cùng thống nhất.
Ví dụ: A vay B số tiền 100 triệu đồng, C đứng ra bảo lãnh
toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho A. Trong trường hợp này, C có thể được hủy bỏ việc
bảo lãnh, nếu được B đồng ý.