BÀI TẬP HỌC KỲ LUẬT DÂN SỰ 2 (K40)

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN: LUẬT DÂN SỰ MODULE 2 
(Dành cho sinh viên K40 – Học kỳ 2, năm học 2016 – 2017) 

1. Xây dựng một tình huống về thực hiện nghĩa vụ liên đới, qua đó phân tích: 
a. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới; 
b. Hậu quả của việc thực hiện nghĩa vụ liên đới; 
c. Chỉ ra mối quan hệ giữa nghĩa vụ liên đới với nghĩa vụ hoàn lại 

2. Xây dựng một tình huống về chuyển giao nghĩa vụ. Yêu cầu: 
a. Giải quyết tình huống 
b. Chỉ ra điểm khác nhau giữa chuyển giao nghĩa vụ với thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba 

3. Xây dựng tình huống về thế chấp quyền sử dụng đất nhưng không thế chấp tài sản gắn liền với đất. Yêu cầu: 
d. Giải quyết tình huống khi tài sản thế chấp bị xử lý; 
e. Đưa ra quan điểm cá nhân về Điều 325 BLDS năm 2015 ; 

4. Xây dựng một tình huống về thực hiện quyền truy đòi tài sản bảo đảm theo Điều 297 BLDS năm 2015. Yêu cầu: 
a. Giải quyết tình huống 
b. Làm rõ hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm 
c. Phân biệt hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm với hiệu lực của biện pháp bảo đảm 

5. Xây dựng một tình huống về khoản 3 Điều 336 BLDS năm 2015. Yêu cầu: làm rõ mối quan hệ giữa biện pháp bảo lãnh với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 

6. Xây dựng một tình huống về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được theo quy định của Điều 408 BLDS năm 2015. So sánh với quy định về chấm dứt hợp đồng theo khoản 5 Điều 422 BLDS năm 2015 

7. Xây dựng một tình huống về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Điều 420 BLDS năm 2015. Yêu cầu: 
a. Giải quyết tình huống 
b. So sánh sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan với việc vi phạm nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng 

8. Xây dựng một tình huống về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra. Yêu cầu: 
a. Giải quyết tình huống 
b. So sánh với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. 

9. Xây dựng tình huống về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra. Giải thích điều kiện “cùng gây thiệt hại” là căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới. Giải quyết tình huống. 

10. Xây dựng một tình huống về hứa thưởng và một tình huống về thi có giải. Yêu cầu: 
a. Giải quyết tình huống 
b. Phân biệt hứa thưởng và thi có giải.

Yêu cầu: 
- SV làm các đề theo thứ tự trong danh sách nhóm (Ví dụ: Tên của SV có thứ tự là 1 trong nhóm sẽ làm đề 1, tương tự như vậy đối với các số tiếp theo), SV tuyệt đối không được copy của nhau và copy các tài liệu trên mạng. Các tài liệu tham khảo phải trích dẫn nguồn đầy đủ, chính xác. 
- Việc chép lại các điều luật mà không có phân tích thì không được tính điểm. Các vụ việc trình bày dưới dạng tóm tắt ngắn gọn các tình tiết, làm rõ các vấn đề pháp lý cần giải quyết, lập luận cho hướng giải quyết./.


Related Post

Previous
Next Post »