Bài tập nhóm và bài tập học kỳ môn Pháp luật về giao dịch bảo đảm dành cho sinh viên K39 học kỳ II năm học 2016-2017
A. BÀI TẬP NHÓM
1. Ngày 10-2 tại Văn phòng công chứng V.T. (Hà Nội), ba nông dân ở huyện Đan
Phượng và huyện Phúc Thọ (Hà Nội) ký ba Hợp đồng ủy quyền với ông Nguyễn
Duy T. (ở Hải Dương), và giao các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(QSDĐ) của họ cho ông T. Các hợp đồng quy định giống nhau: Ông T được
"thế chấp sổ đỏ để vay vốn, hoặc thế chấp cho bên thứ ba được vay vốn các
ngân hàng, tổ chức tín dụng".
Ngày 6-3, cũng tại Văn phòng công chứng V.T., ông T. ký Hợp đồng thế chấp,
dùng 03 QSDĐ để bảo đảm cho Cty K (trụ sở tại Hải Dương) vay tiền Ngân
hàng S Chi nhánh Hải Dương (gọi tắt là ngân hàng). Theo đó, Bên thế chấp là
ông T; Bên cho vay là ngân hàng; Bên vay là Cty K; tài sản thế chấp là 3 sổ
đỏ tổng giá trị 7,652 tỷ đồng.
Ngày 13-4, Cty K ký Hợp đồng tín dụng với ngân hàng, vay 2,8 tỷ đồng "bổ
sung vốn kinh doanh", thời hạn 10 tháng. Tài sản bảo đảm là 3 sổ đỏ theo Hợp
đồng thế chấp đã nêu. Vay được tiền, Cty K không sử dụng đúng mục đích, mà
giao cho ông T. Sau khi nhận tiền, ông T. bỏ đi khỏi địa phương.
Yêu cầu:
1. Giải quyết tình huống trên theo các căn cứ luật định
2. Bài học rút ra từ tình huống trên?
2. Ngày 16/3, Ngân hàng N ký với Công ty ĐKQ hợp đồng tín dụng theo đó NH
đồng ý cho Cty ĐKQ vay số tiền là 2.300.000.000 đồng. Tài sản thế chấp là căn
nhà số 162 VTT, Q.Tân Bình thuộc chủ quyền của ông TVS và bà LTK theo
Hợp đồng thế chấp tài sản chứng nhận ngày 16/3 tại Phòng Công chứng số 7
TPHCM. Bà NTBĐ xác nhận ngày 8/3 ông TVS đưa một người phụ nữ lên
Phòng Công chứng số 1 TPHCM khai là vợ ông tên LTK kèm theo có CMND
lập hợp đồng ủy quyền cho bà được quyền thế chấp căn nhà 162 VTT, TB để
vay tiền ngân hàng, việc ủy quyền được công chứng hợp pháp. Sau đó, ngày
16/3, bà đã thế chấp tài sản trên tại Ngân hàng N để đảm bảo cho Công ty ĐKQ
vay nợ là 2,3 tỷ đồng, hợp đồng thế chấp được công chứng tại Phòng công
chứng số 7 TPHCM và đăng ký thế chấp tại Phòng Tài nguyên môi trường quận
Tân Bình theo quy định. Đến giữa tháng 4/2010 Công chứng viên phòng số 1
gọi bà lên yêu cầu hủy bỏ hợp đồng ủy quyền ngày 8/3, bà không đồng ý thì
công chứng viên cho bà biết lý do vì ông S đưa người khác giả bà K lên làm ủy
quyền, sau đó làm áp lực nên bà đồng ý ký hủy bỏ ủy quyền vào ngày 14/4.
Ông TVS trình bày : tài sản thế chấp mặc dù ghi tên vợ chồng nhưng không phải
là tài sản chung của vợ chồng, vì không muốn cho vợ biết nên ông đã lén lấy
giấy tờ nhà số 162 VTT Tân Bình đưa ông H và bà Đ làm giả CMND và đưa
người khác giả là vợ ông để thực hiện việc ủy quyền thế chấp cho bà Đ. Hồ sơ
ủy quyền do ông làm giả nên ông đã bị bắt giam và bị phạt tù 8 tháng, nay đã
chấp hành án xong vì vậy không còn trách nhiệm dân sự đối với việc liên quan
đến hợp đồng ủy quyền làm giả nữa, đồng thời, ông không trực tiếp vay tiền
Ngân hàng nên không chấp nhận cho ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp.
Yêu cầu:
1. Giải quyết tình huống trên theo các căn cứ luật định
2. Bài học rút ra từ tình huống trên?
3. Theo đơn khởi kiện, Ngân hàng A có cho Công ty cổ phần C vay
49.000.000.000 đồng. Mục đích vay: mua nhà lập trường tiểu học và bổ sung
vốn kinh doanh.
Nguyên đơn yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và yêu cầu bị đơn thanh
toán số tiền vốn còn nợ 46.700.000.000 đồng và lãi phát sinh từ hợp đồng tín
dụng nói trên.
Tài sản đảm bảo là quyền thuê tài sản gắn liền với đất là 13 biệt thự cổ tại ĐL,
LĐ và căn nhà số A9 UVK, quận Bình thạnh, TP. HCM do Công ty C làm chủ
sở hữu. Hợp đồng thế chấp căn nhà số A9 UVK đã được công chứng số tại
Phòng công chứng số 5 TPHCM chứng nhận ngày 07/9 và được đăng ký giao
dịch đảm bảo tại Trung tâm thông tin tài nguyên – môi trường và đăng ký nhà
đất TPHCM ngày 07/9.
Nếu quá thời hạn mà bị đơn không trả được nợ thì phát mãi các tài sản thế
chấp nói trên để thu hồi nợ cho ngân hàng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: UBND tỉnh LĐ xác nhận có ủy
quyền cho Sở Tài chính tỉnh LĐ ký Hợp đồng cho thuê biệt thự thuộc sở hữu
Nhà nước với Công ty C. Công ty C đã thanh tóan được 13.790.000.000đ00
tiền quyền thuê 13 biệt thự trong thời hạn 5 năm. Khi công ty C đem quyền
thuê 13 biệt thư nói trên đi thế chấp ngân hàng để vay tiền không báo cho
UBND tỉnh biết. Mặt khác, trong hợp đồng cũng không qui định là công ty C
được quyền thế chấp quyền thuê 13 biệt thự để vay tiền. UBND tỉnh Lâm Đồng
không đồng ý phát mãi quyền thuê13 biệt thự để trả nợ cho ngân hàng.
Toà án đã triệu tập hợp lệ bị đơn là Công ty C để hoà giải và xét xử nhưng
Công ty C đều vắng mặt nên không lấy được lời khai.
Yêu cầu:
1. Giải quyết tình huống trên theo các căn cứ luật định
2. Bài học rút ra từ tình huống trên?
4. Ngày 25/9, bà PTKL có ký 2 HĐTD vay của Ngân hàng K 700.000.000
đồng, thời hạn vay là 12 tháng.
Tài sản bảo đảm nợ vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại
220/69H và 220/69K HHT, quận Bình Thạnh, TPHCM do bà NTB và ông NVL
đứng tên và tự nguyện thế chấp.
Do các khoản nợ vay đã quá hạn mà bà L vẫn không thanh toán được nên
Ngân hàng K đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà L phải thanh toán số
nợ gốc là 700.000.000 đồng và lãi phát sinh cho đến ngày trả hết nợ gốc, đồng
thời buộc bà B và ông L phải bàn giao tài sản bảo đảm để phát mãi thu hồi nợ
cho ngân hàng.
Bà PTKL xác nhận và đồng ý thanh toán các khoản nợ nói trên cho Ngân
hàng K, chỉ xin giảm bớt phần lãi phạt quá hạn (chỉ tính theo lãi suất vay trong
hạn cho đến ngày trả hết nợ vốn) và xin trả trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày
xét xử.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà B và ông L xác nhận có ký
hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản nợ vay theo hợp đồng tín dụng
số nói trên và hiện nay đang cho bà H và ông T sử dụng căn nhà mà mình đã thế
chấp cho ngân hàng vì bà B có vay của bà H 180.000.000 đồng và ông L có vay
của ông T 90.000.000 đồng.
Bà B và ông L không đồng ý cho phát mãi tài sản bảo đảm là 2 căn nhà
nói trên vì ông L và bà B không có ký hợp đồng bảo lãnh mà chỉ ký hợp đồng
thế chấp là không đúng quy định và cả 2 người này đều không đọc hợp đồng
trước khi ký (do tin tưởng bà PTKL).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà H và ông T xác nhận đúng
như bà B và ông L trình bày và không có ý kiến hoặc yêu cầu gì trong vụ án
này, đề nghị Tòa án xét xử theo quy định của pháp luật (Nếu có tranh chấp với
bà Bến, ông Lài, sẽ khởi kiện thành một vụ án khác).
Yêu cầu:
1. Giải quyết tình huống trên theo các căn cứ luật định
2. Bài học rút ra từ tình huống trên?
Yêu cầu:
- Các nhóm trong một lớp làm theo thứ tự của từng vấn đề (Ví dụ: Nhóm có thứ tự là 1 của lớp
sẽ làm đề số 1, tương tự như vậy đối với các nhóm tiếp theo và quay vòng lại từ đầu).
- Phải có biên bản phân công công việc cho các thành viên trong nhóm và đánh giá kết quả làm
việc của từng thành viên.
- Sản phẩm của mỗi nhóm gồm: 01 bản word nộp cho tổ bộ môn Luật Dân sự, 01 bản thuyết
trình được chuẩn bị dưới dạng powerpoint hoặc sơ đồ tóm tắt những vấn đề chính được trình
bày trên khổ giấy A0.
- Nội dung: 8 điểm, phương pháp trình bày 2 điểm
- Yêu cầu về hình thức: Phần trình bày của nhóm cụ thể, rõ ràng, sạch đẹp./.
B. BÀI TẬP HỌC KỲ
DS1HK01. Đăng ký biện pháp bảo đảm – Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp
dụng
DS1HK02. Tài sản bảo đảm - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
DS1HK03. Cầm cố tài sản - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
DS1HK04. Thế chấp tài sản - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
DS1HK05. Biện pháp bảo lãnh - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
DS1HK06. Biện pháp đặt cọc - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
DS1HK07. Biện pháp cầm giữ - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
DS1HK08. Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn
áp dụng
DS1HK09. Thế chấp quyền sử dụng đất - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp
dụng
DS1HK10. Thế chấp tài sản gắn liền với đất - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn
áp dụng
DS1HK11. Cầm cố giấy tờ có giá - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
DS1HK12. Thế chấp quyền tài sản - Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
Yêu cầu:
- Sinh viên làm các đề theo thứ tự trong danh sách nhóm (Ví dụ: Tên của SV có thứ tự là 1
trong nhóm sẽ làm đề số 1, tương tự như vậy đối với các số tiếp theo), SV tuyệt đối không
được copy của nhau và copy các tài liệu trên mạng. Các tài liệu tham khảo phải trích dẫn
nguồn đầy đủ, chính xác.
- Việc đơn thuần trích dẫn điều luật mà không phân tích thì không dược tính điểm; phân tích
thực tiễn áp dụng phải dựa trên những vụ việc, tình huống cụ thể và đưa ra quan điểm cá nhân
về các vụ việc, tình huống đó.