BỘ BÀI TẬP HỌC KỲ TƯ PHÁP QUỐC TẾ

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ KỲ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017

A. Dành cho sinh viên ngành Luật K39, Ngôn ngữ Anh K39, Ngôn ngữ Anh K40 
1. Trình bày nét đặc trưng, riêng biệt trong đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của TPQT. Cho ví dụ để chứng minh điều đó.
2. Làm rõ địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam (BLDS năm 2015) trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. 
4. Bình luận về quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam 2014.
5. Bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam (BLDS năm 2015) trong việc giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài. 
6. Sưu tầm một vụ việc có thật trên thực tế và bằng kiến thức có được trong lĩnh vực tố tụng dân sự quốc tế hãy: xác định thẩm quyền xét xử; năng lực hành vi tố tụng của các bên; ủy thác tư pháp; và công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài...
7. Bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam (BLDS năm 2015) trong việc giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.
8. Đánh giá thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả.  
9. Áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là một vấn đề phức tạp và khó khăn song lại là một yêu cầu khách quan trong việc giải quyết các vấn đề của Tư pháp Quốc tế. Hãy làm sáng tỏ nhận định đó.
10. Xung đột pháp luật – một hiện tượng pháp lý phức tạp và độc đáo. Bằng kiến thức của môn học Tư pháp quốc tế hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
11. Có quan điểm cho rằng: "Tòa án Việt Nam chưa bao giờ áp dụng pháp luật của quốc gia khác để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài". Hãy bình luận nhận xét trên.
12. Bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam (BLDS năm 2015) trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài.
13. Sự tương thích của Pháp luật Việt Nam với Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
14. Phân tích vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế theo qui định của pháp luật Việt Nam. Thực tiễn thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các nước không kí kết điều ước quốc tế về vấn đề này? 
15. Bình luận về các quy phạm xung đột ghi nhận trong Phần V Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. 
16. Trình bày những hiểu biết của em về vấn đề quốc tịch của pháp nhân và vấn đề tư cách pháp nhân trong TPQT.
17. Đánh giá những điểm mới của pháp luật Việt Nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam. 
18. Trình bày ý kiến tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nước ngoài.
19. Phân tích và nhận định thực tế việc áp dụng cũng như mối quan hệ pháp lý giữa các loại nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam.
20. Phân biệt xung đột luật và xung đột thẩm quyền trong tư pháp quốc tế? Cách thức giải quyết hai hiện tượng này trong TPQT có điểm gì chung và khác biệt? Tại sao? Cho ví dụ cụ thể.
21. Bình luận các quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 
22. Vấn đề miễn trừ tư pháp của quốc gia trong TPQT: căn cứ pháp lý quốc tế, căn cứ pháp lý quốc gia, thực tiễn áp dụng.
23. Bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam (BLDS năm 2015) trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.
24. Thực trạng vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam hiện nay
25. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng tòa án Việt Nam rất ít khi áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế.
26. Đánh giá về tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
27. So sánh cách thức uỷ thác tư pháp quốc tế quy định trong pháp luật Việt Nam với cách thức ủy thác tư pháp quốc tế trong điều ước quốc tế song phương Việt Nam kí kết với các nước.
28. Nhận xét về tính khả thi khi áp dụng các quy định của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam khi VIệt Nam là thành viên của Công ước Berne.
29. Bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam (BLDS năm 2015) trong việc giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu có yếu tố nước ngoài.
30. Phân tích vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế theo qui định của các điều ước quốc tế song phương Việt Nam ký kết với các nước? Thực tiễn thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các nước kí kết điều ước quốc tế về vấn đề này? 

B. Dành cho sinh viên ngành LTMQT kỳ 2 năm học 2016 - 2017
1. Trình bày nét đặc trưng, riêng biệt trong đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của TPQT. Cho ví dụ để chứng minh điều đó.
2. Làm rõ địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định hiện hành.
3. Áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là một vấn đề phức tạp và khó khăn song lại là một yêu cầu khách quan trong việc giải quyết các vấn đề của Tư pháp Quốc tế. Hãy làm sáng tỏ nhận định đó.
4. Xung đột pháp luật – một hiện tượng pháp lý phức tạp và độc đáo. Bằng kiến thức của môn học Tư pháp quốc tế hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
5. Trình bày những hiểu biết của em về vấn đề quốc tịch của pháp nhân và vấn đề tư cách pháp nhân trong TPQT.
6. Phân tích và nhận định thực tế việc áp dụng cũng như mối quan hệ pháp lý giữa các loại nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam.
7. Phân biệt xung đột luật và xung đột thẩm quyền trong tư pháp quốc tế? Cách thức giải quyết hai hiện tượng này trong TPQT có điểm gì chung và khác biệt? Tại sao? Cho ví dụ cụ thể.
8. Vấn đề miễn trừ tư pháp của quốc gia trong TPQT: căn cứ pháp lý quốc tế, căn cứ pháp lý quốc gia, thực tiễn áp dụng.
9. Có quan điểm cho rằng: "Tòa án Việt Nam chưa bao giờ áp dụng pháp luật của quốc gia khác để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài". Hãy bình luận nhận xét trên.
10. Bình luận về các quy phạm xung đột ghi nhận trong Phần V Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. 

Chú ý:
- Sinh viên chỉ làm bài tập bằng cách TỰ VIẾT TAY (nếu nhờ viết hoặc đánh máy sẽ bị điểm 0) trên khổ giấy A4 theo số trang đã quy định trong đề cương môn học. 
- Bài làm phải ghi rõ số của câu hỏi và nội dung của câu hỏi.
- Sinh viên xác định câu hỏi của mình theo cách:  Trong danh sách lớp thảo luận, sinh viên của từng nhóm sẽ căn cứ vào số thứ tự của mình trong nhóm để làm câu hỏi tương ứng, ví dụ sinh viên có số thứ tự 8 của nhóm 1 sẽ làm câu 8. Sinh viên có số thứ tự 11 trở đi của từng nhóm sẽ quay lại làm câu 1 và tiếp theo, ví dụ sinh viên số thứ tự 12 của nhóm 1 sẽ làm câu 2. 

Related Post

Previous
Next Post »