1-
Khái niệm, đặc điểm của NSNN? Cho biết nguồn gốc ra đời của thuật ngữ NSNN?
2-
Phân tích vai trò của NSNN?
3-
Phân tích sự tác động của một kế hoạch thu, chi NSNN đối với hiện tượng lạm
phát và thiểu phát của nền kinh tế quốc gia?
4-
Việc chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia?
5-
Bản kế hoạch thu, chi tài chính của Nhà nước trong một năm dương lịch sau khi
được Quốc Hội thông qua có tên gọi là gì? Giải thích tại sao lại có tên gọi như
vậy?
6-
Trình bày hệ thống NSNN của nước ta hiện nay? Phân tích mối quan hệ giữa các
cấp ngân sách trong hệ thống NSNN?
7-
Điều 4 Luật NSNN quy định: “NSNN bao gồm NSTW và NSĐP. NSĐP là ngân sách của
đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân”. Hãy giải
thích tại sao Luật NSNN không quy định: NSĐP là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách
cấp huyện, và ngân sách cấp xã, mà lại quy định về NSĐP như trên?
8-
Quan hệ pháp luật NSNN là gì? Trình bày các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
NSNN? Anh, chị hãy cho biết, xét về bản chất,
quan hệ pháp luật Ngân sách Nhà nước là quan hệ pháp luật tài chính hay
quan hệ pháp luật hành chính? Tại sao?
9-
Phân biệt khái niệm NSNN và Luật NSNN.
10-
Phân tích mối quan hệ giữa Ngân sách Nhà nước và các khâu tài chính khác trong
Hệ thống tài chính quốc gia?
11-
Thế nào là phân cấp quản lý NSNN? Vai trò của hoạt động phân cấp quản lý NSNN?
12-
Phân tích nội dung của nguyên tắc “tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch”
trong quản lý và điều hành NSNN?
13-
Phân biệt giữa khoản thu điều tiết và thu bổ sung của các cấp ngân sách?
14-
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước được xác định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm
quyền quyết định? Tại sao?
15-
Việc trích lập quỹ dự phòng và quỹ dự trữ tài chính của các cấp ngân sách có bị
giới hạn bởi mức tối đa do pháp luật Ngân sách Nhà nước quy định hay không? Tại
sao?
16-
Thế nào là một chu trình NSNN? Tại sao pháp luật NSNN quy định thời gian quyết
toán NSNN (tối đa 18 tháng) dài hơn rất nhiều so với thời gian lập và phê chuẩn
dự toán NSNN (6 tháng), và thời gian chấp hành dự toán NSNN (12 tháng)?
17-
Công khai ngân sách có phải là quy định mang tính bắt buộc không và được thực
hiện như thế nào?
18-
Dự pgòng ngân sách được sử dụng cho những mục tie6u nào? Thẩm quyền quyết định
từ dự phòng ngân sách?
19-
Qũy dự trữ tài chính là gì? Những cấp nào được lập quỹ dự trữ tài chính? Nguồn
hình thành và mức khống chế tối đa của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp?
20-
Tổ chứ, cá nhân nào được quyền phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước?
21-
Phân biệt đơn vị dự toán NSNN và các cấp NSNN?
22-
Trình bày quy trình lập và phê chuẩn dự toán NSNN?
23-
Nêu ý nghĩa của việc quyết toán NSNN?
24-
Ổn định ngân sách là gì? Thời kỳ ổn định ngân sách? Cơ quan nào có thẩm quyền
quyết định cụ thể thời kỳ ổn định ngân sách?
25-
Bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định như
thế nào?
26-
Số bổ sung cân đối và số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân
sách cấp dưới có gì khác nhau?
27-
Phân biệt hoạt động thu NSNN và hoạt động thu tài chính của các chủ thể khác
trong xã hội?
28-
Phân tích mối quan hệ giữa thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia?
29-
Phân biệt phí thuộc NSNN và phí không thuộc NSNN?
30-
Phân biệt cơ quan thu NSNN và cơ quan quản lý nguồn thu của NSNN?
31-
Phân biệt hoạt động chi NSNN và hoạt động chi tài chính của các chủ thể khác?
32-
Phân biệt chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển?
33-
Các khoản chi ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách nếu hết ngày 31/12 mà
chưa thực hiện hoặc chưa chi hết có đựơc chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện
hay không? Tại sao?
34-
Phân biệt chi sự nghiệp kinh tế, và chi đầu tư phát triển kinh tế?
35-
Phân biệt nguyên tắc chi NSNN cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước; hoạt động
của Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội; và hoạt động của
các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp?
36-
Ý nghĩa của khoản chi đầu tư phát triển trong kết cấu chi NSNN.
37-
So sánh quỹ NSNN và các quỹ tiền tệ khác của Nhà nước là quỹ dự trữ Nhà nước,
quỹ dự trữ tài chính Nhà nước?
38-
Phân biệt quản lý NSNN và quản lý quỹ NSNN?
39-
Phân tích mối quan hệ giữa KBNN và các cơ quan Nhà nước khác như cơ quan thu
NSNN, cơ quan tài chính, và cơ quan chính quyền các cấp trong quá trình quản lý
quỹ NSNN?
40-
Anh chị hãy bình luận quan điểm sau: Việc KBNN thực hiện các chức năng của mình
làm cho KBNN vừa mang tính chất của cơ quan tài chính, vừa mang tính chất của
một ngân hàng.
41-
Cơ quan nào có thẩm quyền và trách nhiệm duyệt quyết toán ngân sách nhà nước?
Nội dung, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan này khi duyệt quyết toán ngân
sách nhà nước?
42-
Cơ quan nào có thẩm quyền và trách nhiệm thẩm định quyết toán ngân sách nhà
nước? Nội dung, quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan này khi thẩm định quyết
toán ngân sách nhà nước?
43-
Thế nào là trì hoãn các khoản chi ngân sách nhà nước? Hành vi trì hoãn các
khoản chi ngân sách nhà nước bị xử lý như thế nào?
44-
Chức năng tư vấn của cơ quan Kiểm toán Nhà nước được thể hiện như thế nào? Việc
thực hiện chức năng này của cơ quan Kiểm toán Nhà nước có ý nghĩa gì đối với
việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước?
45-
So sánh hoạt động Thanh tra tài chính công và hoạt động Kiểm toán nhà nước.
46-
So sánh tính độc lập của cơ quan thanh tra tài chính công và cơ quan kiểm toán
Nhà nước trong hoạt động chuyên môn của các cơ quan này?
47-
Phân biệt Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán độc lập?
48-
Phân tích địa vị pháp lý của cơ quan KTNN Việt Nam theo quy định tại Luật KTNN
ngày 14/06/2005? Địa vị pháp lý đó có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt
động của cơ quan KTNN?
49-
Phân tích vai trò của KTNN? Vai trò của cơ quan KTNN Việt Nam hiện nay thể hiện
như thế nào? Các anh, chị hãy trình bày những giải pháp góp phần nâng cao vai
trò và hiệu quả hoạt động của KTNN?
50-
Cho biết các yếu tố có khả năng tác động đến tính độc lập trong hoạt động của
cơ quan kiểm toán nhà nước.