1-
Nguồn vốn vay nợ của Chính Phủ được sử dụng để đảm bảo hoạt động thường xuyên
của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
2-
Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp NS.
3-
Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là khoản thu do cấp ngân sách địa
phương nào thu thì cấp ngân sách đó được hưởng 100%.
4-
Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và
NSĐP.
5-
Kết dư ngân sách nhà nước hàng năm được nộp vào quỹ dự trữ nhà nước theo quy
định của pháp luật NSNN hiện hành.
6-
Mức bội chi NSNN được xác định bằng tổng mức bội chi của NSTW và NSĐP trong năm
ngân sách.
7-
Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi
NSNN.
8-
Việc lập và phê chuẩn dự toán Ngân sách Nhà nước do cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất là Quốc Hội thực hiện.
9-
Trong mọi trường hợp, dự toán NSNN phải đựơc Quốc Hội thông qua trứơc ngày
15/11 của năm trứơc.
10-
Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước
cấp mình.
11-
Các đơn vị dự toán ngân sách được trích lại 50% kết dư ngân sách để lập quỹ dự
trữ tài chính của đơn vị.
12-
Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả của thiên
tai.
13-
Số tăng thu NS cấp tỉnh đựơc dùng để thưởng cho các đơn vị dự toán NSNN theo
quyết định của Chủ tịch UBND.
14-
Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định về mức thu phí trên địa bàn
thuộc quyền quản lý.
15-
Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành ngân sách
nhà nước.
16-
Dự phòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những khoản chi khi
nguồn thu chưa kịp đáp ứng.
17-
Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của NSNN.
18-
Tất cả các khoản thu NSNN đều phải tập trung vào KBNN.
19-
Kho bạc nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu NSNN.
20-
Tất cả các cơ quan nhà nước đều là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chi NSNN.
21-
Bộ trưởng Bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các khoản chi
từ dự phòng ngân sách Trung ương.