Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực dân sự (đợt 2) học kỳ I năm học 2018-2019

ĐỀ BÀI TẬP HỌC KỲ 
Môn học: Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực dân sự 
Học kỳ 1 - Năm học: 2018 – 2019 

Đề 1 
Bằng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, hãy xây dựng và giải quyết tình huống đáp ứng tất cả các yếu tố dưới đây: 
1. Trong tình huống thể hiện cả mối quan hệ đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền. 
2. Hành vi vi phạm khi thực hiện GDDS được xác lập giữa người đại diện theo uỷ quyền với người thứ ba làm thiệt hại cho người được đại diện và người thứ ba. 
3. Việc áp dụng pháp luật vào giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ đại diện, đặc biệt việc chịu trách nhiệm dân sự giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền. 
4. Nêu ý kiến về quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện nếu có thông qua việc xây dựng và giải quyết tình huống. 

Đề 2 
Bằng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, hãy xây dựng và giải quyết tình huống đáp ứng tất cả các yếu tố dưới đây: 
1. Trong tình huống thể hiện mối quan hệ giữa chủ sở hữu với người được chủ sở hữu uỷ quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng tài sản. 
2. Hành vi gây thiệt hại trong quá trình sử dụng tài sản của người được chủ sở hữu uỷ quyền. 
3. Việc áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ bồi thường thiệt hại, đặc biệt việc chịu trách nhiệm dân sự giữa chủ sở hữu và người được chủ sở hữu uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng đối với tài sản. 
4. Nêu ý kiến về quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện nếu có thông qua việc xây dựng và giải quyết tình huống. 

Đề 3 Bằng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, hãy xây dựng và giải quyết tình huống đáp ứng tất cả các yếu tố dưới đây: 
1. Trong tình huống thể hiện mối quan hệ giữa chủ sở hữu với người có quyền hưởng dụng đối với tài sản (quyền hưởng dụng được phát sinh trên cơ sở thừa kế). 
2. Hành vi gây thiệt hại trong quá trình sử dụng tài sản của người có quyền hưởng dụng. 
3. Việc áp dụng pháp luật vào quá trình xác định chủ thể chịu trách nhiệm, cơ chế chịu trách nhiệm trong việc khắc phục thiệt hại, đặc biệt mối quan hệ trong việc chịu trách nhiệm giữa chủ sở hữu tài sản và người có quyền hưởng dụng. 
4. Nêu ý kiến về quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện nếu có thông qua việc xây dựng và giải quyết tình huống. 

Đề 4 
Bằng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, hãy xây dựng và giải quyết tình huống đáp ứng tất cả các yếu tố dưới đây: 
1. Trong tình huống thể hiện mối quan hệ giữa chủ sở hữu với người có quyền bề mặt (quyền bề mặt được phát sinh trên cơ sở hợp đồng). 
2. Có thiệt hại đối với người có quyền bề mặt trong quá trình thực hiện quyền của mình. 
3. Việc áp dụng pháp luật vào quá trình xác định chủ thể được bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại đến tài sản (chủ sở hữu tài sản và người có quyền bề mặt). 
4. Nêu ý kiến về quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện nếu có thông qua việc xây dựng và giải quyết tình huống. 

Đề 5 Bằng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, hãy xây dựng và giải quyết tình huống đáp ứng tất cả các yếu tố dưới đây: 
1. Trong tình huống thể hiện phát sinh tranh chấp giữa những người thừa kế về tài sản thừa kế. 
2. Di sản thừa kế vừa được chia theo di chúc vừa được chia theo pháp luật. 
3. Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp giữa những người thừa kế về tài sản thừa kế. 
4. Nêu ý kiến về quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện nếu có thông qua việc xây dựng và giải quyết tình huống. 

Đề 6 
Bằng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, hãy xây dựng và giải quyết tình huống đáp ứng tất cả các yếu tố dưới đây: 
1. Trong tình huống thể hiện di sản thừa kế vừa chia theo di chúc, vừa chia theo pháp luật. 
2. Chia thừa kế khi xuất hiện người thừa kế mới. 
3. Việc áp dụng pháp luật vào việc chia thừa kế khi xuất hiện người thừa kế mới. 
4. Nêu ý kiến về quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện nếu có thông qua việc xây dựng và giải quyết tình huống. 

Đề 7 Bằng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, hãy xây dựng và giải quyết tình huống đáp ứng tất cả các yếu tố dưới đây: 
1. Trong tình huống thể hiện được mối quan hệ giữa bên mua và bên bán tài sản trên cơ sở một hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai. 
2. Phát sinh tranh chấp liên quan đến chất lượng tài sản trong quá trình thực hiện việc chuyển giao tài sản hình thành trong tương lai của bên bán với bên mua. 
3. Áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp giữa bên bán với bên mua. 
4. Nêu ý kiến về quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện nếu có thông qua việc xây dựng và giải quyết tình huống. 

Đề 8 
Bằng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, hãy xây dựng và giải quyết tình huống đáp ứng tất cả các yếu tố dưới đây: 
1. Trong tình huống thể hiện được mối quan hệ giữa bên gia công và bên đặt gia công. 
2. Phát sinh tranh chấp liên quan đến kết quả của việc gia công. 
3. Áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp giữa bên gia công và bên đặt gia công. 
4. Nêu ý kiến về quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện nếu có thông qua việc xây dựng và giải quyết tình huống. 

Đề 9 
Bằng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, hãy xây dựng và giải quyết tình huống đáp ứng tất cả các yếu tố dưới đây: 
1. Trong tình huống thể hiện mối quan hệ giữa bên hứa thưởng với bên nhận thưởng (có nhiều người cùng được nhận thưởng). 
2. Phát sinh tranh chấp giữa những người cùng nhận thưởng. 
3. Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp trong tình huống. 
4. Nêu ý kiến về quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện nếu có thông qua việc xây dựng và giải quyết tình huống. 

Đề 10 
Bằng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, hãy xây dựng và giải quyết tình huống đáp ứng tất cả các yếu tố dưới đây: 
1. Trong tình huống thể hiện mối quan hệ giữa Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bên gây thiệt hại và Bên bị thiệt hại. 
2. Phát sinh vướng mắc trong việc xác định giá trị thiệt hại giữa người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bên bị thiệt hại. 
3. Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp trong tình huống. 
4. Nêu ý kiến về quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện nếu có thông qua việc xây dựng và giải quyết tình huống. 

Yêu cầu đối với bài tập nộp tổ bộ môn: 
- Bài làm không quá 10 trang giấy A4; phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 13 hoặc 14; căn lề trái – phải, lề trên, lề dưới 2cm. 
- Bài viết không dành quá 15 dòng trình bày về lý luận (nếu sinh viên muốn trình bày). Khuyến khích sinh viên trình bày lồng ghép lý luận vào trong quá trình giải quyết tình huống. 
- Văn phong trong sáng, dễ hiểu. 
- Trọng tâm giải quyết tình huống, lập luận chặt chẽ để lý giải tại sao tình huống được giải quyết theo phương án mà sinh viên đưa ra.
x

Related Post

Previous
Next Post »