Những yếu tố tác động đến việc học tập

PHẦN MỞ ĐẦU
Học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lý của từng người. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kỳ ai cũng được học tập, học từ việc sinh tồn, giao tiếp, và lớn hơn cả là tiếp nhận tri thức khổng lồ của nhân loại. Muốn học tập tốt, cần có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến việc học. Các yếu tố có thể là gia đình, thầy cô, bạn bè, điều kiện học tập. Nhưng quan trọng và cần thiết vẫn là các yếu tố bên trong mỗi cá nhân người học như: tâm lý, tính cách, giới tính, sức khỏe,… và cả khả năng sẵn có nữa.
Để hiểu rõ vai trò của các yếu tố bên trong với việc học tập, nhằm phục vụ tốt hơn cho việc chủ động với việc học, nhóm chúng em được trình bày vấn đến đang được quan tâm trên.

PHẦN NỘI DUNG
I.    Xét về mặt tâm lý
Trong mỗi con người, đây là một phản ánh của tâm trạng bao gồm: yêu, ghét, buồn, vui,… Mọi người luôn luôn mong muốn mình được học tập trong môi trường thỏa mái nhất về tâm lý và điều kiện học hành. Ở tâm lý con người ta phải có sự thỏa mái về trí óc, về tư tưởng. Đó là khi ta được thỏa mái về mặt tinh thần, được đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất. Khi đó, ta sẽ có hứng thú để học tập hơn, hiệu quả hơn trong quá trình học tập.
Trong tâm lý của mỗi người, bạn mình đi học thêm thì mình cũng phải đi học thêm cho bằng bạn bằng bè. Không cần biết đi học như thế này có hiểu hay không, khi cần có mặt trên lớp ngồi điểm danh là xong. Đây là do tâm lý bắt buộc trong hệ thống dạy và học của mỗi trường. Về mặt gia đình, mỗi bậc phụ huynh không ít thì nhiều cũng cho rằng học càng nhiều thầy cô càng giỏi, học càng nhiều thời gian càng tốt. Cho nên học thúc ép, bắt buộc con em mình, học và học. Như thế đã vô tình tạo nên sức ép trong tâm lý mỗi người trong quá trình học tập. Tạo ra sức nặng về tâm lý, làm cho tình thần của mỗi người không được thỏa mái, luôn có cảm giác bị ức chế. Cho đến một lúc nào đó quả bóng bị nén hơi này sẽ bùng nổ, những con người bị ép buộc, bị quản thúc kia sẽ có những hành động chống đối, phản kháng bằng nhiều hình thức khác nhau như nổi loạn, bỏ học, chán nản trong học hành,… Do đó, việc học sẽ không còn hiệu quả nữa, gây ra những hậu quả nhất định, phản lại ý tốt của những người hành động thúc ép kia.
Đối với mỗi người, thỏa mái về mặt tâm lý, họ sẽ có hứng thú học tập hơn. Tuy rằng thời gian học ít, đơn giản là học thêm một đến hai tiếng mỗi ngày nhưng trong quá trình học họ có sự tập trung cao độ, sự thảo mái tâm lý thì chỉ cần một thời gian ngắn, hiệu quả công việc họ đạt được đã bằng hoặc hơn những người ngồi lỳ bàn học nhiều giờ đồng hồ kia. Đó là sự khác biệt rõ rệt về yếu tố tâm lý.
Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề về tâm lý thì có một số lý do sau đây:
1.  Lý do học
Mỗi một hành vi của con người đều có lý do nhất định dẫn đến việc thực hiện hành vi đó. Lý do có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân và dựa trên các nhu cầu cơ bản của cá nhân đó. Việc học cũng vậy, được xác định bởi những lý do sau: lý do của xã hội, lý do về cha mẹ, lý do về mục đích, lý do về thầy cô giáo, lý do về thành tích học tập, lý do về sự tò mò muốn hiểu viết và lý do về nhu cầu được công nhân khả năng cũng như thành tích của mình…
Có những lý do tích cực, học vì sự tò mò muốn khám phá, tìm tòi trong kho tang tri thức hoặc vì những mục đích định hướng cho tương lai của mỗi người mà sẽ có thái độ tự giác, quan tâm đến việc học, học vì sự tồn tại và phát triển có nhân cách của bản thân mình. Tuy nhiên cũng có lý do tiêu cực, học vì điểm số, học vì sức ép của gia đình, thầy cô, vì sự khen ngợi mà người học mới học tích cực nhưng việc đó không phải do tự nguyện bản thân nên nó sẽ không mang lại kết quả cao cho người học.
2.  Quan niệm nhận thức về bản thân
Trong quan niệm nhận thức về bản thân thể hiện sự đánh giá của mỗi cá nhân về bản thân cũng như về khả năng, sức học, sức tự học của mình, liệu với khả năng đó, sức học đó có đạt được mục đích mà mình đã đề ra hay không. Do đó, sức học và khả năng của người học quyết định sự phát triển của bản thân. Từ đó, phải liên hệ chặt chẽ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ của mỗi người để việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tâp đạt kết quả cao hơn.
3.  Quan điểm thái độ đối với việc học
Thái độ tích cực là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần vào sự thành công trong học tập và nghiên cứu. Người học cảm thấy có hứng thú và có thái độ nghiêm túc đối với việc học của mình thì đó chính là động lực quan trọng thúc đẩy tham giam tích cực hoạt động học tập, nghiên cứu. Khi làm việc với cảm giác hứng thú, say mê, tích cực thì dù vấp phải khó khan người học vẫn cảm thấy thỏa mái và đạt được hiệu quả cao, không cảm thấy việc học của mình là nhàm chán… Trong hoạt động học tập có thái độ tích cực và thực sự có hứng thú có vai trò hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn tỷ lệ thuận với kết quả học tập.
Bên cạnh những người có thái độ vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ không thích học, chán học, không có thái độ nghiên túc với việc học. Nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng chán học, không thích học do mất hứng thú học tập này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, làm cho người học mất động lực học tập. Điều này ảnh hưởng đến tương lai của mỗi người.
4.  Mục đích và kỳ vọng của người học vào việc học
Để có thể đạt được thành công trong việc học tập, trước hết người học phải xác định được cho mình mục đích và định hướng học tập. Mục đích của sự định hướng học tập  thể hiện ở chỗ người học muốn học và nâng cao các kỹ năng, trình độ, học còn để hiểu biết sâu rộng hơn về cuộc sống, để mọi thức trở nên dễ dàng hơn… Nếu người học có định hướng về mục đích học tập rõ ràng thì họ sẽ có cơ hội để đạt được hiệu quả cao và không ngừng cố gắng trong hập tập. Bên cạnh đó, khi người học đặt sự kỳ vọng vào việc học của mình thì họ sẽ luôn cố gắng, tích cực để tìm cho mình một phương pháp học tập tốt nhất, để có thể đạt được kết quả cao.
5.  Cảm xúc của người học
Cảm xúc và động cơ học tập có quan hệ mật thiết với nhau. Những cmar xúc thường xuất hiện như: Vui mừng, hy vọng, tự hào, buồn chán,… Những cảm xúc đó có tác dụng thúc đẩy động cơ học tập và ngược lại. Nếu người học thấy yêu thích và có hứng thú với việc học tập thì họ sẽ tập trung hơn vào việc học. Khi hứng thú với việc học cộng với tính tò mò của người học sẽ khao khát nghiên cứu, khao khát khám phát điều đó tạo nên cho họ cảm giác hào hứng và thích thú với việc học hơn.
6.  Khả năng lý giải nguyên nhân của thành công hay thất bại trong học tập
Người học có khả nặng tự giải thích nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại trong quá trình học tập. Ví dụ: Tôi thấy mình có năng khiếu, tôi đã học chăm chỉ, bài tập quá dễ đối với tôi, tôi đã không cố gắng học, tôi không có khả năng học,… Những nguyên nhân của thành công hay thất bại trong việc học có thể có ở ngay trong chính bản than cá nhân đó (Ví dụ như sự cố gắng hay năng khiếu) hoặc là do môi trường bên ngoài tác động vào (Ví dụ như mức độ khó, dễ của bài tập, hoặc do may mắn tình cờ).
II.     Yếu tố sức khỏe và sở thích
Ngoài tâm lý, về những yếu tố bên trọng ta còn phải kể đến yếu tố sức khỏe và sở thích. Hai yếu tố này không phải là yếu tố thiết yếu những cũng là hai yếu tố rất quan trọng.
Có câu nói: “Có sức khỏe là có tất cả”. Điều đó cho thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của sức khỏe đối với mỗi cá nhân chúng ta. Muốn làm tốt được một công việc nào đó thì chúng ta phải có sức khỏe, sức khỏe là điều kiện tiên quyết để làm việc và nghỉ ngơi. Với những người sức khỏe yếu, quanh năm suốt tháng làm bạn với bệnh tật thì sự quan tâm của họ sẽ bị chia nhỏ ra. Họ không thể chỉ quan tậm mỗi việc học được, họ cần phải để tâm đến sức khỏe của mình. Như phải làm sao khi bị bệnh này, phải mua thuốc gì, bệnh này điều trị ra sao,… Hơn nữa, khi sức khỏe có vấn đề, đầu óc chúng ta sẽ không còn tỉnh táo nữa, ngồi học, bạn đau bụng, đau chân hay đau đầu thì vấn đề bạn quan tâm sẽ chỉ là nỗi đau của bạn. Khi sức khỏe không đáp ứng được, chúng ta sẽ phải nghỉ ngơi để hồi sức. Và sự nghỉ ngơi đó lại mất vài ngày nghỉ học, lại không theo kịp chương trình và dẫn đến hậu quả là học hành giảm sút, kém hiệu quả. Sức khỏe cũng làm giảm đi khả năng tiếp thu của mỗi người. Chúng ta chỉ học được khi có sự thỏa mái về tâm lý, nhưng khi sức khỏe có vấn đề thì lúc đó cảm xúc trong chúng ta không còn tốt như ngày bình thường, chúng ta đã mất đi hứng thú với  những công việc ngày thường mà mình rất yêu thích. Sức khỏe không đảm bảo cũng bị hạn chết những ngành nghề nhất định. Khi mà không đáp ứng được nguyện vọng, ta rất dễ bị hụt hẫng, và đôi khi là đánh mất mục tiêu, lý tưởng của mình. Ví dụ một người năng lực học tốt nhưng lại bị bệnh thường xuyên, nghỉ quá số buổi nên phải học lại. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý học của các bạn sau này về vấn đề học tập cũng như vấn đề tiền bạc trong quá trình học lại.
Còn một vấn đề rất đúng chất tâm lý, tình cảm, đó là sở thích. Khi thích một thứ gì đó, chúng ta sẽ có hứng thú với thứ đó hơn. Điều đó cũng đồi nghĩa với trong việc học, môn học nào chúng ta cảm thấy nó thú vị, chúng ta cảm thấy thích nó và môn học đó là sở trường của mình thì chúng ta có hứng học tập rất lớn, có động lực học rất cao. Đóc ũng là một yếu tố mang đến cho chúng ta động lực học tập và cải thiện chất lượng học của chúng ta. Ngược lại, môn đó là một môn mà bạn không có hứng thú học, môn đó là sở đoản thì bạn rất dễ sinh ra ác cảm với nó. Có người thích học các môn xã hội nhưng chỉ tập trung học những môn này nhưng có người thì lại không thích mà học lại thích học những môn tự nhiên. Họ chỉ chăm học những môn họ thích, còn những môn kia thì bỏ bê, không them ngó ngàng tới. Đã nói về những môn mình thích, thì tất nhiên họ sẽ chăm chú nghe giảng, chăm chú tiếp thu bài học, họ hăng say hơn, còn các môn còn lại, họ mặc kệ. Thậm chí có người còn mang bài tập môn mình thích ra làm trong giờ học khác. Điều nay sinh ra việc học lệch, học tủ. Thích môn nào, giỏi môn đấy, ngại môn nào, bê bết môn đó. Vì vậy, những môn mình càng thích học càng giỏi, những môn mình các ghét học càng kém đi. Đến lúc thi môn, tủ mình cao điểm còn các môn con lại thì thấp điểm và ngày càng ác cảm với những môn đó. Từ đó dễ sinh ra cảm giác uể oải, chán nản, bội bực trong học tập. Sự biến đổi ấy dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong học tâp, sở thích kia khi nào nó biến mất, nó cũng sẽ mang đi hứng học tập của chúng ta. Khi đó, môn thích đã không còn, môn ghét thì quá nhiều, liệu chúng ta có học được nữa không?

PHẦN KẾT BÀI
Môi trường Đại học khác xa với môi trường phổ thông, sinh viên đa số xa nhà, không còn được bố mẹ kèm cặp, trong khi xãhội còn bao cám dỗ, lớp học quá đông, công tác quản lý còn nhiều hạn chế,… Những điều trên cho thấy muốn có một kết quả học tập tốt, quan trọng nhất là sinh viên phải biết tự giác học tập là chính. Phải xác định được mục tiêu trong quá trình học tập để cố gắng… Và hãy bắt đầu bằng việc tăng thời gian học ở nhà, đầu tư nhiều hơn cho học tập, cố gắng nghe giảng trên lớp, và không nên nghỉ học. Sinh viên cũng cần có phương pháp học tập đúng đắn vì phương pháp học tập cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên… Hãy xác định mục tiêu tương lai của mình.

Chúc các bạn thành công trên con đường học tập !

Related Post

Previous
Next Post »