ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI: VỪA LÀ KHÓ KHĂN, PHỨC TẠP, VỪA LÀ TẤT YẾU, KHÁCH QUAN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỦA TPQT


Hội nhập quốc tế đã và đang là một xu thế tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hóa các mối quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình, là một vận hội nhưng đồng thời cũng là thách thức gay gắt đối với mọi quốc gia.

Việc quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tất yếu dẫn đến việc phát sinh nhiều ngày càng nhiều mối quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài thuộc các lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân gia đình ..Để điều chỉnh các mối quan hệ này, ở những mức độ khác nhau, pháp luật cá nước đều thừa nhận và cho phép áp dụng luật nước ngoài. Nói cách khác, áp dụng pháp luật nước ngoài là một tất yếu, khách quan trong TPQT. Tuy nhiên, áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là một vấn đề phức tạp và khó khăn.

I. Một số vấn đề chung về “áp dụng pháp luật nước ngoài” trong tư pháp quốc tế
1. Khái niệm

Về khái niệm Áp dụng pháp luật nước ngoài, giáo trình TPQT của các trường trường đại học không đưa ra khái niệm cụ thể nhưng có thể hiểu áp dụng pháp luật nước ngoài “là việc cơ quan có thẩm quyền của 1 nước vận dụng các qui định cụ thể của pháp luật 1 nước khác để giải quyết các quan hệ cụ thể “

Pháp luật nước ngoài hay “Pháp luật 1 nước khác”- ở đây thực chất chính là pháp luật của một quốc gia - đó là hệ thống văn bản pháp quy ( kể cả luật không thành văn) của một quốc gia bao gồm Hiến pháp, luật và các ăn bản dưới luật cùng với những tập quán và án lệ, thực tiễn tư pháp.

2. Trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài
Để điêu chỉnh và giải quyết các quan hệ dan sự quốc tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật nước ngoài khi xảy ra một trong hai trường hợp sau:

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng luật nước ngoài khi quy phạm xung đột (QPXĐ) dẫn chiếu tới. QPXĐ có thể là QPXĐ trong pháp luật Việt nam và quy phạm xung đột cũng có thể là trong các điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng luật nước ngoài khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài.

Trong trường hợp không có sự dẫn chiếu của QPXĐ cũng như không có việc chọn luật của các bên đương sự, nhưng việc áp dụng pháp luật nước ngoài là cần thiết, thì có thể áp dụng nguyên tắc “Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự.”

3. Thể thức áp dụng pháp luật nước ngoài
Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cả thế giới, song việc áp dụng pháp luật nước ngoài một số tiêu chí cơ bản sau:

Thứ nhất, Các cơ quan tư pháp có thẩm quyền cần áp dụng luật nước ngoài một cách thiện chí và đầy đủ. Điều này được hiểu là áp dụng cr một hệ thống luật nước ngoài được viện dẫn, hệ thống nước ngoài được cơ cấu như thế nào, bằng những loại nguồn pháp luật nào đều phải được áp dụng mà không được loại bỏ một cách tùy tiện.

Thứ hai, Pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở chính nước nơi nó được ban hành. Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới pháp luật nước ngoài có nghĩa là dẫn chiếu tới toàn hộ hệ thống pháp luật của nước đó. Như vậy, khi áp dụng luật nước ngoài là áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài nên nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng để giải quyết vụ việc đúng như ở nước ban hành nó.

Thứ ba, Cơ quan tư pháp có thẩm quyền và coq quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung qua nghiên cứu văn bản pháp luật, qua thực tiễn hành pháp, tư pháp, tập quán, tài liệu...của nước hữu quan. Ngoài ra có thể thoonmg qua cong dường ngoại giao, coq quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ở nước ngoài của nhà nước mình, cung như thông qua các tổ chức tư vẫn, công ty luật hoặc cơ quan nghiên cứu pháp lý để tìm hiểu luật nước ngoài một cách tốt nhất phục vụ cho việc xét xử. Các bên đương sự trong vị việc cũng có quyền và trách nhiệm minh chứng, viện dẫn giải thích, vận dung trước cơ quan xét xử để xác định nội dung đích thực của luật nước ngoài để bảo vệ lợi ích của mình

Trong trường hợp không thể xác định được nội dung pháp luật nước ngoài, theo quan điểm của chúng ra các cơ quan xét xử nên áp dụng pháp luật nước mình để xử lý vụ tranh chấp giữa các đương sự. Sở dĩ như vậy, là vì không thể không giải quyết tranh chấp đã phát sinh và không thể áp dụng pháp luật nước ngoài một khi đã làm hết mọi cách mà không nắm được nội dung và cách giải thích vận dụng pháp luật nước ngoài hữu quan.

4. Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài
Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định ,củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cá thế giới. Song việc áp dụng luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện là luật nước ngoài được áp dụng không trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và pháp luật trong nước của nước áp dụng luật nước ngoài. Điều kiện này được ghi nhận trong pháp luật các nước trên thế giới. ở việt nam, điều kiện nay được ghi nhận tại khoản 4 điều 759 BLDS 2005.

II. Những vướng mắc, khó khăn trong áp dụng pháp luật nước ngoài

Tại Việt Nam, vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài hiện nay được quy định tại các Điều 759 Bộ luật Dân sự năm 2005Điều 5 Luật Thương mại năm 2005, Điều 4 Bộ luật hàng hải năm 2005, Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 5 Luật Đầu tư năm 2005 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo các quy định trên thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng trong các trường hợp các văn bản của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc trong các trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên thực tiễn cho thấy rằng tòa án Việt Nam chưa bao giờ áp dụng pháp luật quốc gia khác để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, mà lẽ ra việc áp dụng pháp luật nước ngoài trên cơ sở dẫn chiếu của quy phạm xung đột có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp.

Để áp dụng pháp luật nước ngoài theo đúng cách thức đòi hỏi các cơ quan xét sử có trách nhiệm tìm hiểu nội dung. Thực tế của pháp luật Việt Nam chưa có một qui định cụ thể nào về nghĩa vụ tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài thuộc về cơ quan xét xử hay của các bên đương sự. Đây là một vấn đề phức tạp và trên thực tế gây không ít khó khăn cho thẩm phán.

Tại Việt Nam, pháp luật không có quy định cụ thể về cách thức áp dụng pháp luật nước ngoài mà chỉ dựa trên các nguyên tắc xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương sự và lợi ích quốc gia.

Khi Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, phần nhiều liên quan đến một bên chủ thể là công dân Việt Nam nên việc ưu tiện chọn luật Việt Nam để giải quyết thường được áp dụng nhằm thuận tiện cho việc nghiên cứu Luật và theo hướng có lợi hơn cho công dân Việt Nam.

Tình trạng “luật khung”: là loại văn bản chứa đựng những quy định mang tính nguyên tắc làm cơ sở cho việc đề ra những quy định cụ thể trong quá trình điều chỉnh một hoặc một số quan hệ xã hội. Ví dụ, Luật Hôn nhân và gia đình có quy định: “Việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do Chính phủ quy định”. Việc chỉ dừng lại ở những quy định có tính chất “khung” cho thấy, các nhà lập pháp luôn cần đến sự tham gia của các nhà quản lý trong việc đưa ra những quy định chi tiết, cụ thể nhằm áp dụng pháp luật vào hoạt động quản lý trong từng lĩnh vực cụ thể. 

Tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật khiến cho hoạt động áp dụng pháp luật, đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật nước ngoài còn hạn chế, nhiều khó khăn. Ví dụ: cùng quy định về thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhưng lại được quy định cả trong Luật Hôn nhân và gia đình và điểm g khoản 2 Điều 410, điểm c khoản 1 Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

Số lượng, chất lượng đội ngũ thẩm phán chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu mới. Một số lượng không ít Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp hiện có còn phải đi học văn hóa, nghiệp vụ, chính trị, tin học để đạt được tiêu chuẩn về trình độ theo yêu cầu mới. Nguyên nhân này xuất phát từ các quy định về tiêu chuẩn lựa chọn Thẩm phán của chúng ta không còn phù hợp với thời đại mới.. Nhiều người còn thiếu kỹ năng, kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên sâu như sở hữu trí tuệ, thương mại quốc tế, hàng không, hàng hải, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế... Đặc biệt là sự hiểu biết còn hạn chế về pháp luật các nước trên thế giới, Thẩm phán Việt Nam biết nhiều pháp luật Việt Nam hơn pháp luật nước ngoài, những hiểu biết nếu có về pháp luật nước ngoài chỉ mang tính rời rạc, góp nhặt mà thiếu tính hệ thống, bài bản, chính vì vậy họ có xu hướng áp dụng pháp luật Việt Nam ngay cả khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới. Phần lớn các Thẩm phán đứng tuổi không tham gia được những vụ phải sử dụng đến ngoại ngữ. 

Trong vấn đề công nhận và thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam phải trải qua quá nhiều khâu quá trình áp dụng đơn yêu cầu phải được đến Bộ Tư pháp để xem xét tính thích hợp tính hợp lệ của đơn sau đó chuyển đến Tòa án Tỉnh để thi hành.

III. Áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là một yêu cầu khách quan trong việc giải quyết các vấn đề của Tư pháp Quốc tế
1. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế một hệ quả tất yếu nhằm giải quyết xung đột pháp luật (theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột).

Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hat nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Để giải quyết XDPL nói chung trong TPQT có hai phương pháp chính là phương pháp dung đột và phương pháp thực chất thông qua việc xây dựng và áp dụng các QPXĐ cũng như quy phạm thực chất.

Để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, một trong những cách phổ biến là quốc gia xây dựng một hệ thống các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật nước mình và trong các điều ước quốc tế mà quốc tế mà quốc gia đó là thành viên,.

Trong đó, QPXD là loại qui phạm được sử dụng rất phổ biến để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài của Tư pháp quốc tế..Khi không có QPTC thống nhất, các quốc gia giai quyết XDPL bằng cách xây dựng và áp dụng các QPXĐ. QPXD là quy phạm ấn đính luật pháp nước nào cần ohari áp dụng để giai quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế.

QPXD được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành trong hệ thống pháp luậ của nước mình, ngoài ra nó còn được xây dựng bằng cách các quốc gia thỏa thuận ký kết các điều ước quốc tế ( gọi là QPXD thống nhất)

Chính Việc áp dụng các QPXD có ý nghĩa thừa nhận pháp luật nước ngoài có thể được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp nhất định. Trong thực tiễn TPQT việc áp dụng pháp luật nước ngoài là không thể tránh khỏi là đặc thù của TPQT. Tất cả các nước đều thừa nhận và cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài.

Xem xét ví dụ về việc cơ quan xét xử áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự chỉ dẫn của QPXD của nhà nước mình.

Ví dụ: khoản 1 điều 773 BLDS 2005 quy định: Việc BTTHNHĐ được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại”

Như vậy nếu hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả của hành vi gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài xảy ra ở nước ngoài những vụ kiện thuộc thẩm quyền của tòa án việt nam thì tòa án VN áp dụng pháp luật nước ngoài hữu quan. Một ví dụ khác, theo luật HNGĐ ““Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn” do đó để xác định điều kiện kết hôn của bên đương sự là công dân của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải áp dụng pháp luậ nước ngoài hữu quan.

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài cũng có thể do QPXĐ thống nhất mà nhà nước mình tham gia xây dựng. Ví dụ: khoản điều 20 hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam- bugari năm 1985 quy định rằng: “ hình thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn”. Như vậy, bất kể quốc tịch của các bên đương sự, nếu kết hôn trên lãnh thổ bugari thì pháp luật bungari được áp đụng để xe xét giá trị pháp luật của cuộc kết hôn về mặt hình thức. Trong trường hợp để điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội cụ thể có yếu tố nước ngoài, có cả QPXĐ của riêng nước mình và quy phạm thống nhất của nhà nức tham gia xây dựng với những nội dung khác nhau thì cơ quan xét xử áp dụng quy phạm xung đột thống nhất đây là nguyên tắc chung giải quyết trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế được quốc gia kí kết hoặc tham gia. Nguyên tắc này được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của Việt nam như luật hôn nhân gia đình, luật thi hành án dân sự năm 2008.

Khi áp dụng QPXĐ cần lưu ý rằng, có loại quy phạm xung đột quy định áp dụng các pháp luật của nước do các bên đương sự lựa chọn, nếu các bên đương sự chọn pháp luật nước ngoài thì cơ quan xét xử phải áp dụng pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng giữa các đương dự phải được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc gia hoặc các điều ước quốc tế, nói cách khác việc thỏa thuận pháp luật chi được tiến hành trong khuôn khổ cho phép. Trong lĩnh vực quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như quan hệ kinh tế, buôn bán quốc tế, hợp tác khoe học, kỹ thuật, văn hóa. Pháp luật các nước ở các nước mức độ khác nhau đều cho phép các bên đương sự thỏa thuận chọn luật để áp dụng. Ví dụ, Bộ luật Hàng hải năm 2005 (khoản 2 Điều 4); Luật Thương mại (khoản 2, khoản 3 Điều 4); Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (khoản 2, khoản 3 Điều 4). Đặc biệt, đoạn 1 khoản 1 Điều 769 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định rõ: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”.
Cũng cần chú ý rằng, Nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó là nghĩa vụ của cơ quan xét xử và các đương sự, co quan xét xử không được tự tiện gạt bot việc áp dụng pháp luật nước ngoài, trừ trường hợp cần đảm bảo trật tự công cộng theo quy định của pháp luật nước mình hoặc các điều ước quốc tế mà nước mình ý kết hoặc tham gia.

Tóm lại, chính việc áp dụng các quy phạm xung đột dẫn tới việc pháp luật nước ngoài có thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

2. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là nhu cầu tất yếu, khách quan,để giải quyết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng từ đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự và thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển.

Việc điều chỉnh các quan hệ dân sự- kinh tế- thương mại, lao động, hôn nhân gia đình,,,có yếu tố nước ngoài ( thường liên quan đến nheieu hệ thống pháp luật) đòi hỏi sự chính xác khách quan. Vì vậy, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật Việt nam cũng như pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho phép áp dụng luật nước ngoài. Tuy nhiên, việc cho phép áp dụng luật nước ngoài không phải là nghĩa vụ pháp lí của mỗi quốc gia mà là thuộc chủ quyền quốc gia, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như bảo hộ những quyền lợi hợp pháp của công dân, pháp nhân nước mình, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch dân sự quốc tế.

Thực tiễn giải quyết xung đột pháp luật đã chứng tỏ rằng, nếu cơ quan tư pháp chỉ áp dụng pháp luật nước mình để điều chỉnh bất kì quan hệ ,mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài nào, bằng mọi cách cố tình mở rộng hiệu lực của pháp luật nước mình mà khồng tính đến trường hợp cụ thể cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài đều dẫn tới sự thủ tiêu tính khach quan, công bằng- những nguyên tắc cơ bản của bất kì quá trình tố tung nào. Hậu quả là sẽ gây khó khăn cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, pháp nhân nước ngoài.

Như vậy việ cho phép áp dụng luật nước ngoài nhằm điểu chỉnh các giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài là điều iện hết sức cần thiết cho sự phát triển bình thường các quan hệ mang tính chất dân sự quốc tế.

Xét một Ví dụ: công dân quốc tịch nước anh đềulàm ăn sinh sống ở nước B, một khối tài sản ở nước B, một khối tài sản ở nước C, vì lý do nào đó bị chết ở nước D và để lại di sản. Như vậy 4 hệ thống pháp luật của 4 nước tham gia điều chỉnh vè quyền thừa kế. Đối với tài sản là bất động sản thì khả năng chọn luât sẽ là nơi có vật từ là pháp luật nước C. đối với tài sản là động sản thì khả năng áp dụng luật quốc tịch là luật nước A. Nếu tài sản có cả hai loại thì phân ra động sản và bất động sản để chọn luật. Trong ví dụ này rõ ranegf là có sự áp dụng luật nước ngoài và cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài. Việc áp dụng đó, tạo điều kiện cho công dân thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đang của mình, góp phần đảm bảo tính ổn định và thúc đẩu các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát triển. Nói cách khác việc áp dụng luật nước gnoaif trong trường hợp cụ thể nàu là hợp lý, hợp tình, là yêu cầu khách quan của việc điều chỉnh pháp lý các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

Bên cạnh đó, có thể thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài còn là nhu cầu tất yếu khách quan để giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế trong sự phối kết hợp của hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật mà tất cả đều thừa nhận là giữa các hệ thống pháp luật đều bình đẳng đối với nhau. Về thực chất, việc áp dụng pháp luật nước ngoài là yêu cầu của chính quốc gia trong quá trình bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như pháp nhan nước mình, của chính bản thân mình trong giao lưu dân sự quốc tế. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không hề gây cho nước ngoài hữu quan bất kỳ thiệt hại gì và cũng không làm hại gì cho quan hệ giữa các quốc gia. Ngược lại nó làm cho giao lưu dân sự quốc tế ổ định và phát triển thuận lợi vì lợi ích chung của các cộng đồng quốc tế và của từng quốc gia. Nói cách khác, Việt cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài bao giờ cũng tăng cường và củng cố sự hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia, phát triển sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau nhằm thiết lập 1 trật tự pháp lí ổn định trên thế giới. Từ đó thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển.


Tóm lại, từ những phân tích trên, có thể khẳng định việc vần thiết phải áp dụng lật nước ngoài để giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, là một nhu cầu khách quan dể bảo đả, lợi ích, công bằng trong xã hội. Song việc áp dụng luật nước ngoài phải luôn gắn liền với việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm sự an ninh ổn định, chế độ xã hội chủ nghĩa và nền tảng pháp luật của nhà nước ta.

Related Post

Previous
Next Post »