Bài 3
Sáng ngày 27/5/2009, Nguyễn Văn C
(sinh năm 1987) điều khiển xe bò từ nhà mình ra bến sông để lấy cát. Trên đường
đi thì gặp 2 cháu là T và L (đều sinh năm 2001, ở cùng xóm với C). Mặc dù C
không đồng ý nhưng T và L đùa nghịch, tự đu nhảy lên xe bò ngồi. Đến bến sông,
C điều khiển xe bò xuống mép sông để cho bò uống nước. Sau khi bò uống nước
xong, C cho xe bò quay lên, nhưng do đất mép sông mềm, con bò bị sụp chân và
trôi theo dòng nước làm 2 cháu T và L đang ngồi trên xe bò ngã xuống sông. Mặc
dù thấy T và L trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, bị ngã xuống nước, cả
hai đều không biết bơi, hai tay đập vẫy, chới với trên mặt nước (cách C khoảng
2m) nhưng C không cứu T và L. Lo sợ con bò bị ngạt nước sẽ chết nên C bơi theo
bò để gỡ sợi dây thừng, kéo bò ra khỏi xe. Bơi được khoảng 10m, C quay lại nhìn
nhưng không thấy T và L đâu. C tiếp tục bơi theo xe bò, bị trôi khoảng 200m nữa
thì xe bò mắc kẹt vào một bụi tre ven sông. Lúc này, C cột xe bò vào bụi cây
rồi đưa bò lên bãi sông để thả ăn cỏ. Sau đó, C không quay lại tìm 2 cháu T và
L mà dắt bò về nhà. Trên đường về, C gặp mẹ của T và mẹ của L đi tìm con, C nói
không gặp, không biết T và L đâu. Sau đó, C dắt bò về nhà và gọi thêm người ra
vớt xe bò. Chiều hôm sau, xác hai cháu T và L nổi lên cách chỗ bị nạn khoảng 2
km.
TAND huyện D tuyên phạt C 3 năm
tù về tội cố ý không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, buộc phải bồi thường cho 2 gia đình có người chết 120 triệu đồng.
Hỏi:
1.
Hình thức phạm tội của C là hành động
phạm tội hay không hành động phạm tội? (2,5
điểm)
2.
Hãy phân tích lỗi của C trong trường hợp
này? (2,5 điểm)
3.
Giả sử C là người chưa thành niên thì C
có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện không? (2 điểm)
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.
Hình thức phạm tội của C
là hành động phạm tội hay không hành động phạm tội?
Muốn xác định được hình thức phạm tội của C
trong trường hợp này hành đông phạm tội hay không hành động phạm tội cần phải
hiểu rõ thế nào là hành động phạm tội và không hành động phạm tội.
Hành động (phạm tội) là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi
tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho
khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm.
Không hành động (phạm tội) là hình thức của hành vi khách quan làm biến
đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại
cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật
cấm.
Hành động và không hành động (phạm
tội) đều là những “biểu hiện” của con người ra thế giới khách quan, được ý thức
kiểm soát, ý chí điều khiển và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình
thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho quan hệ xã hội
được pháp luật hình sự bảo vệ.
Xét tình huống trên ta thấy: Hai cháu T và L
đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: bị ngã xuống nước, cả hai đều
không biết bơi, hai tay đập vẫy, chới với trên mặt nước. Mà người đang trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người đang gặp rủi ro hoặc gặp tai nạn,
đang bị đe dọa trực tiếp đến sự sống, nếu không kịp thời cứu chữa thì sẽ chết. Xét
thấy, tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của hai cháu T và L do yếu tố khách
quan đưa lại: C không đồng ý cho hai cháu T và L đùa nghịch, đu nhảy trên xe
bò; khi C cho bò xuống uống nước ở mép sông và do đất mép sông mềm nên con bò
bị sụp chân và trội theo dòng nước làm hai cháu T và L đang ngồi trên xe bò ngã
xuống sông. Như vậy anh C không có sự chuẩn bị
phạm tội của mình. Thấy hai cháu T và L rơi vào tình trạng nguy hiểm
nhưng C không cứu T và L mà C bơi khoảng hơn 200m để đưa bò lên bờ vì lo sợ bò
ngạt nước mà chết; trong khi T và L rơi
xuống sông thì C chỉ cách hai cháu T và L khoảng 2m. Nhận thấy C có khả năng
biết bơi và đủ điều kiện thực tế để có
thể cứu giúp hai cháu T và L trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Ta thấy,
trong tình huống này C không có hành động nào nhằm cứu giúp hai cháu T và L khi
bỏ mặc hai cháu để cứu bò và đưa bò lên bờ ăn cỏ vẫn không quay lại tìm hai
cháu T và L, ngay cả khi mẹ hai cháu hỏi
thì C vẫn trả lời không thấy T và
L đâu. Do vậy, hậu quả là hai cháu T và L đã bị chết.
Như
vậy, trong tình huống này anh C có hành vi không cứu giúp người đang trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng mặc dù pháp luật có yêu cầu. Nên hình thức phạm
tội của C là không hành động phạm tội.
2.
Hãy phân
tích lỗi của C trong trường hợp này ?
Để xác định lỗi của C trong trường
hợp này thì ta phải hiểu Lỗi là thái độ
tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với
hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý và vô ý.
Lỗi là một trong những dấu hiệu bắt
buộc của tội phạm và là điều kiện chủ quan không thể thiếu được trong việc xác
định TNHS đối với người phạm tội. Lỗi cho thấy tính chất nguy hiểm của hành vi
cũng như nhân thân người phạm tội vì vậy việc xác định đúng lỗi của chủ thể
trong việc thực hiện hành vi không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng xác định được hành vi
đó đã CTTP hay chưa đồng thời còn có thể cá thể hóa TNHS và hình phạt một cách
chính xác. Mà hành vi của C phạm tội không cứu giúp người đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng nên ở đây phải là lỗi cố ý chứ không phải là lỗi vô ý
được. Vì C thấy hai cháu T và L trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, bị
ngã xuống nước, cả hai đều không biết bơi, hai tay đập vãy, chới với trên mặt
nước. Lỗi cố ý có hai loại: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
·
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người
khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó
xảy ra.
·
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người
khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó
có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để cho hậu quả đó xảy
ra.
Trong tình huống này và qua hai định
nghĩa trên ta thấy trường hợp này lỗi của C là lỗi cố ý gián tiếp. Vì:
-
Về
lí trí: Anh C nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình, thấy trước hành vi chết người có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
C trông thấy hai cháu T và L bị ngã xuống nước, cả hai đều không biết bơi, hay
tay đập vẫy, chới với trên mặt nước và nếu để mặc thì hai cháu sẽ chết.
-
Về
ý trí: Anh C không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Hậu quả nguy
hiểm cho xã hội mà C đã thấy trước nhằm mục đích sợ con bò bị ngạt nước sẽ chết.
Chính để đạt được mục đích này mà anh C đã chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã
hội do hành vi của mình có thể gây ra.
Như vậy, hành vi phạm tội của C trong
trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc
đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà họ đã thấy trước.
3.
Giả sử C
là người chưa thành niên thì C có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã
thực hiện không?
Luật hình
sự đề cập người chưa thành niên dưới hai phương diện. Một mặt, họ là đối tượng
cần được bảo vệ đặc biệt bằng luật hình sự khỏi những hành vi bị coi là tội
phạm. Mặt khác, người chưa thành niên cũng là chủ thể tội phạm. Khái niệm người
chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam chỉ bao gồm những
người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuồi. Điều 12 BLHS quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở nên phải
chịu TNHS về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16
tuổi thì phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.”
Xét thấy
trong tình huống này, C phạm tội không cứu người đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng (Điều 102 BLHS). Và căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì C
thuộc tội nghiêm trọng. Như vậy, ta xét hai trường hợp:
+, TH1: C
từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.
Xét thấy
, C thuộc tội nghiêm trọng nên theo căn cứ vào khoản 2 Điều 12 BLHS thì C không
phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không cứu người đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng.
+, TH2: C
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Trong
trường hợp này thì C có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 69
BLHS: “ Người chưa thành niên phạm tội có
thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc
tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tính tiết giảm nhẹ và được gia
đình hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục.”
Mà miễn
trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội mà người đó đã phạm. Xét thấy C thuộc tội nghiêm trọng và chỉ thỏa mãn một trong bốn điều kiện của
khoản 2 điều 69 BLHS. Vậy trong trường hợp này, C vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi của mình gây ra.