Bài tập nhóm Hình sự 1: C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS. C bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 7 năm tù.

Đề bài số 06:
   C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS. C bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 7 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:
   1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS? (1 điểm)
   2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao? (1 điểm)
   3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm? (2 điểm)
   4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (1,5 điểm)
   5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (1,5 điểm)



Bài làm

1.     C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS. C bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 7 năm tù.
        Khoản 1 Điều 133 BLHS quy định khung hình phạt đối với tội mà C đã phạm như sau: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
        Khoản 3 Điều 8 BLHS quy định về việc phân loại tội phạm: “ 3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS có khung hình phạt cao nhất là mười năm tù. Như vậy, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 133 BLHS, trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội rất nghiêm trọng.
2.  * CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
* CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Như vậy, tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có cấu thành tội phạm hình thức, bởi hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà chưa cần xét tới hậu quả của hành vi (trong trường hợp này thì hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu quả khó xác định).
3.  Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ phạm tội cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành. Tội phạm có thể phải dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn chưa đạt hoặc có thể đã hoàn thành.
* Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó. Theo Điều 17 BLHS: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm”
* Phạm tội chưa đạt: Theo Điều 18 BLHS: “Phạm tội chưa đạt là cý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”
* Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP
Tội mà C đã thực hiện là tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 BLHS. Đây là tội có CTTP hình thức. Hành vi dùng vũ lực của C đe dọa đến các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ mà chưa cần xét tới hậu quả. Giả sử C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì hành vi phạm tội này dừng lại ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. C đã bắt đầu thực hiện tội phạm là dùng vũ lực (đây là hành vi cý) nhưng có thể có những nguyên nhân khách quan khiến C không thực hiện được mục đích của mình là chiếm được tài sản nên tội phạm này chưa được hoàn thành (phạm tội chưa đạt).
Các dấu hiệu cho thấy hành động phạm tội của C trong trường hợp này là phạm tội chưa đạt:
* Thứ nhất, C đã bắt đầu thực hiện tội phạm đó là dùng vũ lực đối với K.
* Thứ hai, C không thực hiện được tội phạm đến cùng (về mặt pháp lý), hành vi của C chưa thảo mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của CTTP: C mới dùng vũ lực thì bị bắt giữ.
* Thứ ba, C không thực hiện được tội phạm đến cùng là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của của C, nhưng bản thân C vẫn muốn tội phạm hoàn thành là đạt được mục đích chiếm đoạt được số tài sản trị giá 30 triệu đồng của K.
Căn cứ để xác định TNHS cụ thể cho những trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 52 BLHS như sau: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng”. Theo luật hình sự Việt Nam, vấn đề TNHS được đặt ra ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Như vậy, nếu C mới dùng vũ lực mà không chiếm đoạt được tài sản thì C vẫn bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản.
4.  Về vấn đề độ tuổi phải chịu TNHS được quy định tại Điều 12 BLHS:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình s
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong trường hợp này, tội mà C đã thực hiện là tội rất nghiêm trọng (từ phân tích ở câu 1). Lỗi của C ở đây là lỗi cố ý  bởi C đã trực tiếp thực hiện hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của K (tài sản trị giá 30 triệu đồng). Như vậy, nếu C mới tròn 14 tuổi (tính đến thời điểm phạm tội C đủ 14 tuổi) thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình.
5. Điều 17 BLHS quy định:  Chuẩn bị phạm tội
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn trong quá trình thực hiện tội phạm, nhưng ở giai đoạn này, người phạm tội chưa thực hiện được hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, tức là chưa có hành vi  xâm phạm tới đối tượng tác động.
Thứ nhất: Hành vi cướp tài sản của C được quy định tại khoản 1 điều 133 BLHS, theo đó mức cao nhất của khung hình phạt cho loại tội phạm này là tội rất nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm).
Thứ 2: Hành vi cướp tài sản mà C thực hiện  là tội có CTTP hình thức (câu 2). Theo luật hình sự Việt Nam vấn đề TNHS được đặt ra ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội.     
Chuẩn bị phạm tội là trường hợp có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp nhất so với phạm tội chưa đạt và tội phạm đã hoàn thành vì chưa trực tiếp xâm hại đến khách thể của loại tội định thực hiện và riêng hành vi chuẩn bị chưa thể gây ra được những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Luật hình sự Việt Nam chỉ đặt vấn đề TNHS cho những trường hợp chuẩn bị phạm tội khi tội định phạm là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 17 BLHS).
Theo khoản 1 Điều 52 BLHS quy định:  “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng”

Như vậy, căn cứ khoản 1 Điều 52 BLHS và áp dụng Điều 17 BLHS, trong trường hợp nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình.

Related Post

Previous
Next Post »