Ngày 24/11/2014, Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Theo đó, luật chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2015 và thay thế cho Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002. Với 11 chương, 98 điều, luật cơ bản thay đổi một số nội dung như quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân,… Trong đó, những quy định về Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có những điểm rất mới so với những quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002.
Do
đó, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích những điểm mới về Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành” để làm bài tập học kỳ. Qua đó,
làm rõ hơn những điểm mới của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 về vấn đề này.
NỘI
DUNG
Theo
quy định tại các Điều 22, Điều 23 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và các Điều
21, Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có những điểm mới sau:
1. Về số lượng thành viên Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Về số lượng thành viên Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 thì số lượng
thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới 13 người và
không quá 17 người.
Trong
khi đó, theo Khoản 3, Điều 21 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002 chỉ quy định tổng
số thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không quá 17 người.
Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định số thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao không dưới 13 người và không quá 17 người, gồm: Chánh án,
các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và
các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tạo nên tính chuyên môn hóa nhưng linh hoạt,
tránh cồng kềnh, gây tốn kém, lãng phí.
2. Về thành phần Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
2. Về thành phần Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Điểm
a và Điểm b Khoản 2 Điều 21 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002 quy định thành phần
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao gồm: Chánh án, các Phó Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao; một số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Ủy ban thường
vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Khoản
1, Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định thành phần Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao bao gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối
cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
Như
vậy, theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao sẽ bao gồm: Chánh án, các Phó Chánh án và một số thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao. Có thể thấy rằng, ngoài Chánh án và các Phó Chánh án, các thành
viên còn lại của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ được Ủy ban thường
vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. “Một
số thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” này sẽ được chọn ra từ hơn 100 thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao. Do đó, tạo nên sự phân biệt vị thế, năng lực, chuyên
môn giữa các thẩm phán.
Trong
khi đó, theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, thành phần Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao sẽ bao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao và toàn bộ các thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn lại. Việc
quy định toàn bộ thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đều là thành viên Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tạo nên sự tinh giản, tránh cồng kềnh, gây
lãng phí, tốn kém, đồng thời, nâng cao hơn nữa chất lượng, năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ và vai trò của thẩm phán.
Ngoài
ra, các thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
2014 sẽ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
(Khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013). Việc Quốc hội phê chuẩn thể hiện sự tín nhiệm,
sự đòi hỏi của Quốc hội và Nhân dân đối với các thẩm phán. Đồng thời, thể hiện
sự trao quyền từ Quốc hội, từ Nhân dân đến các thẩm phán để bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ, lợi ích của Nhà nước, tổ chức,
cá nhân.
3. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
3. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
So
với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định
mở rộng phạm vi quyền hạn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Theo
đó, tại Khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật,
có tính chuẩn mực của các tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án
lệ để các tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử; Hội đồng có quyền thảo luận,
góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của
Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án
pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao còn có quyền được thảo luận, cho ý kiến đối với dự
thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có
liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
Việc
mở rộng phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao đặc biệt là nhiệm vụ “lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có
tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ
để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” (Điểm c, Khoản 2, Điều 22 Luật
tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014) nhằm đáp ứng yêu cầu phải kịp thời giải quyết
những khó khăn, vướng mắc trong công tác xét xử giúp nâng cao hiệu quả xét xử,
tạo niềm tin cho nhân dân.
4. Về hiệu lực pháp luật của quyết định do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đưa ra
4. Về hiệu lực pháp luật của quyết định do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đưa ra
Khoản
4 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 khẳng định: “Quyết định giám đốc thẩm,
tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất,
không bị kháng nghị”.
Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị
kháng nghị chính là để cụ thể hóa quy định tại Khoản 1 Điều 104 của Hiến pháp
năm 2013 về việc “Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo
nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (nguyên tắc hai cấp xét xử),
một vụ việc chỉ được giải quyết qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Việc quy định
cơ chế xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vô
hình chung đã thiết lập thêm một thủ tục đặc biệt nữa nhằm cho phép Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao có thể xét lại chính quyết định của mình. Mặc dù về
căn bản thì thủ tục đặc biệt này vẫn dựa trên các căn cứ xét lại bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật giống như thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Hậu quả
pháp lý của việc ra quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
là vụ án có thể sẽ tiếp tục bị đưa ra xem xét, giải quyết ở cấp dưới, thậm chí
xét xử lại ở cấp sơ thẩm. Điều này vi phạm nguyên tắc “toà án xét xử theo 2 cấp”,
khiến cho việc xét xử không có điểm dừng, quá trình xét xử lặp đi lặp lại, khiến
cho các bên trong quan hệ tố tụng mệt mỏi, gây tốn kém chi phí cho cả Nhà nước
và người dân, tạo sự quá tải của toà án và sự chậm trễ trong thực thi công lý[1].
Thông
thường các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhất là ở cấp xét xử
cao nhất được coi là biểu tượng công lý của các quốc gia. Người dân dù muốn hay
không đều phải tôn trọng và tuân thủ các bản án, quyết định này. Việc cho phép
xem xét lại các quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao – cơ
quan xét xử cao nhất của đất nước, sẽ khiến niềm tin vào công lý bị suy giảm, sự
tôn nghiêm của pháp luật, uy tín của hệ thống tòa án cũng bị ảnh hưởng. Do đó,
quy định này là hoàn toàn hợp lý.
5. Về việc tổ chức xét xử của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
5. Về việc tổ chức xét xử của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Theo
quy định của Khoản 1, Điều 23 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử
gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao. Trong khi đó,
Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 không có quy định cụ thể vấn đề này.
Do
số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ít, nên không tổ chức các Tòa chuyên
trách. Do đó, chức năng xét xử của Tòa án nhân dân tối cao do Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao đảm nhiệm, cụ thể: do 5 Thẩm phán thực hiện nhiệm
vụ giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc theo sự phân công của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao theo nguyên tắc đa số. Đối với những vụ án quá phức tạp, trong
quá trình xét xử hội đồng xét xử chuyên trách chưa có sự nhất trí cao và thống
nhất đề nghị đưa vụ án ra Hội đồng toàn thể để xét xử; Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao thực hiện giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án đặc
biệt quan trọng liên quan đến quyền con người, lợi ích lớn của quốc gia và hàm
chứa những mối quan hệ phức tạp trong vụ án, hoặc những vụ án giám đốc thẩm,
tái thẩm của các Hội đồng xét xử chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao chưa
đạt được sự nhất trí[2].
KẾT LUẬN
Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung căn bản so với Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân năm 2002, trong đó, có việc sửa đổi, bổ sung các quy định
về Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Việc sửa đổi, bổ sung này là cơ
sở pháp lý quan trọng để kiện toàn, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của
Tòa án nhân dân tối cao, bảo đảm Tòa án thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong
việc bảo vệ công lý, quyền con người.
DANH
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị
quyết 49 – NQ/TW của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020;
2. Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;
3. Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002;
4. Trường
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến
pháp Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.
[1] Tham khảo: http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201503/mot-so-y-kien-ve-thu-tuc-dac-biet-xem-xet-lai-quyet-dinh-cua-hoi-dong-tham-phan-toa-an-nhan-dan-toi-cao-trong-du-thao-luat-to-tung-hanh-chinh-sua-doi-297240/
[2]Tham khảo: http://toaanquangnam.gov.vn/ta/news/Xay-dung-TAND/Doi-moi-to-chuc-va-hoat-dong-cua-Toa-an-nhan-dan-voi-muc-tieu-xay-dung-nen-tu-phap-trong-sach-vung-manh-dan-chu-nghiem-minh-bao-ve-cong-ly-591.html