BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT K41


DOWNLOAD BỘ CÂU HỎI TẠI ĐÂY

1. Phân tích vai trò của khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật đối với các khoa học pháp lý chuyên ngành.
2. Phân tích khái niệm nhà nước.
3. Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác.
4. Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước.
5. Phân tích khái niệm kiểu nhà nước.
6. Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự thay thế kiểu nhà nước.
7. Phân tích tính giai cấp của nhà nước.
8. Phân tích tính xã hội của nhà nước.
9. Phân tích các đặc điểm thể hiện tính xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
10. Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
11. Phân tích khái niệm chức năng nhà nước. Trình bày các phương thức thực hiện chức năng nhà nước.
12. Phân tích chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay.
13. Phân tích chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay.
14. Phân tích chức năng bảo vệ đất nước của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay.
15. Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước. Trình bày mối liên hệ giữa bộ máy nhà nước với chức năng của nhà nước.
16. Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước.
17. Phân biệt cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức xã hội khác, cho ví dụ. 
18. Phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ.
19. Phân tích nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
20. Phân tích nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
21. Phân tích nguyên tắc (nguyên tắc pháp chế) trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
22. Phân tích các đặc điểm của bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
23. Phân tích khái niệm hình thức chính thể. Phân biệt chính thể quân chủ với chính thể cộng hòa.
24. Phân tích sự biến đổi của chính thể quân chủ qua các kiểu nhà nước.
25. Phân tích sự biến đổi của chính thể cộng hòa qua các kiểu nhà nước.
26. Phân tích đặc trưng của chính thể quân chủ đại nghị, cho ví dụ.
27. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hòa tổng thống, cho ví dụ.
28. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hòa đại nghị, cho ví dụ.
29. Phân tích đặc trưng của chính thể cộng hòa hỗn hợp, cho ví dụ.
30. Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc của nhà nước. Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang.
31. Phân tích khái niệm chế độ chính trị của nhà nước. Phân biệt chế độ chính trị dân chủ với chế độ chính trị phản dân chủ.
32. Xác định hình thức của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hiện nay và giải thích tại sao xác định như vậy?
33. Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị.
34. Phân tích vai trò của nhà nước đối với đảng chính trị.
35. Phân tích vai trò của nhà nước đối với các tổ chức chính trị - xã hội khác.
36. Phân tích khái niệm nhà nước pháp quyền.
37. Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền.
38. Phân tích các giá trị của nhà nước pháp quyền.
39. Phân tích khái niệm pháp luật.
40. Phân tích sự ra đời của pháp luật theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
41. Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội.
42. Phân biệt pháp luật với các công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội.
43. So sánh pháp luật với đạo đức.
44. So sánh pháp luật với tập quán.
45. Phân tích ưu thế của pháp luật so với các công cụ khác trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
46. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
47. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán.
48. Phân tích tính giai cấp của pháp luật.
49. Phân tích tính xã hội của pháp luật.
50. Phân tích vai trò của pháp luật đối với xã hội.
51. Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước.
52. Phân tích vai trò của nhà nước đối với pháp luật.
53. Phân tích khái niệm hình thức pháp luật. Trình bày khái quát các hình thức cơ bản của pháp luật.
54. Phân tích khái niệm nguồn của pháp luật. Trình bày khái quát các loại nguồn chủ yếu của pháp luật.
55. Phân tích khái niệm tập quán pháp, cho ví dụ.
56. Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (án lệ), cho ví dụ.
57. Phân tích khái niệm văn bản qui phạm pháp luật, cho ví dụ.
58. Phân tích ưu điểm và hạn chế của tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản qui phạm pháp luật.
59. Phân tích những ưu thế của văn bản qui phạm pháp luật so với các loại nguồn khác của pháp luật.
60. Tại sao văn bản qui phạm pháp luật là loại nguồn quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam hiện nay.
61. Phân tích hiệu lực theo thời gian của văn bản qui phạm pháp luật ở  Việt Nam hiện nay.
62. Phân tích hiệu lực theo không gian; hiệu lực theo đối tượng của văn bản qui phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
63. Phân tích khái niệm qui phạm pháp luật, cho ví dụ.
64. Phân tích cơ cấu của qui phạm pháp luật, cho ví dụ.
65. Phân tích ý nghĩa của từng bộ phận trong cơ cấu của qui phạm pháp luật.
66. Trình bày cách thức thể hiện qui phạm pháp luật trong văn bản qui phạm pháp luật, cho ví dụ.
67. Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật. 
68. Phân tích cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định.
69. Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật.
70. Phân tích các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật. Liên hệ thực tế Việt Nam.
71. Phân tích mục đích ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật.
72. Phân biệt tập hợp hóa pháp luật với pháp điển hóa pháp luật.
73. Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật, cho ví dụ.
74. Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác.
75. Phân tích khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật, cho ví dụ.
76. Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật.
77. Phân tích điều kiện để một cá nhân trở thành chủ thể chủ động trong quan hệ pháp luật.
78. Phân tích khái niệm pháp nhân, cho ví dụ.
79. Phân tích khái niệm khách thể quan hệ pháp luật
80. Phân tích khái niệm nội dung quan hệ pháp luật, cho ví dụ.
81. Phân tích khái niệm sự kiện pháp lý. Phân loại sự kiện pháp lý, cho ví dụ.
82. Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật, cho ví dụ.
83. Phân tích ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật.
84. Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật, cho ví dụ về từng hình thức thực hiện pháp luật.
85. Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật, cho ví dụ.
86. Phân tích tính quyền lực nhà nước của hoạt động áp dụng pháp luật.
87. So sánh văn bản qui phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật, cho ví dụ về từng loại văn bản.
88. Vì sao phải áp dụng pháp luật tương tự? Phân tích các loại áp dụng pháp luật tương tự.
89. Phân tích khái niệm giải thích pháp luật. Phân biệt giải thích pháp luật chính thức với giải thích pháp luật không chính thức.
90. Phân tích khái niệm vi phạm pháp luật, cho ví dụ.
91. Phân tích ảnh hưởng của vi phạm pháp luật đối với đời sống xã hội.
92. Cho ví dụ về vi phạm pháp luật, phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật đó.
93. Cho ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích mặt khách quan của vi phạm pháp luật đó.
94. Cho ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó.
95. Cho ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích chủ thể, khách thể của vi phạm pháp luật đó.
96. Phân tích các yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật.
97. Phân tích khái niệm trách nhiệm pháp lý, cho ví dụ.
98. Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác.
99. Phân tích khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý, cho ví dụ.
100. Phân tích mục đích, ý nghĩa của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý.
101. Phân tích tính quyền lực nhà nước của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.
102. Vì sao việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ?
103. Phân tích căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
104. Phân tích ý nghĩa của việc xác định cấu thành vi phạm pháp luật đối với hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.
105. Phân tích các yêu cầu của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý. Liên hệ thực tế Việt Nam.
106. Phân tích khái niệm và cơ cấu của ý thức pháp luật.
107. Phân tích các yếu tố đánh giá ý thức pháp luật của một chủ thể.
108. Phân tích vai trò của ý thức pháp luật đối với hoạt động xây dựng pháp luật.
109. Phân tích vai trò của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật.
110. Phân tích các hình thức giáo dục pháp luật. Đánh giá ưu điểm, hạn chế của từng hình thức giáo dục pháp luật.

Ghi chú: 
1. Mỗi đề thi bao gồm 2 trong số các câu hỏi trên đây. Giáo viên hỏi thi đặt câu hỏi thêm trong toàn bộ chương trình môn học.
2. Thang điểm:
- Câu hỏi trong đề thi: 8 điểm
- Câu hỏi giáo viên đưa thêm: 2 điểm
3. Sinh viên vào phòng thi chỉ được mang theo bút viết và thẻ sinh viên. Sinh viên không được mang tài liệu và các phương tiện thu phát truyền tin vào phòng thi. Vi phạm điều này sinh viên sẽ bị đình chỉ thi và bị nhận điểm 0.                                           
                                                                                                Hà Nội ngày 10 tháng 10 năm 2016
                                                                                                                       Trưởng bộ môn                                                      
                                                                                                                  TS. Nguyễn Văn Năm

Nguồn: Bộ môn Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội

Related Post

Previous
Next Post »