DANH MỤC CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

1.            Phân tích đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam.
2.            Phân tích quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp.
3.            Phân tích quan hệ pháp luật Luật Hiến pháp.
4.            Phân tích nguồn của ngành Luật Hiến pháp.
5.            Phân tích đối tượng nghiên cứu của khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam.
6.            Phân tích mối quan hệ giữa ngành Luật Hiến pháp và khoa học Luật Hiến pháp.
7.            Tại sao khoa học Luật Hiến pháp là khoa học pháp lý chuyên ngành?
8.            Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Hiến pháp.
9.            Tại sao Nhà nước chủ nô và Nhà nước phong kiến chưa có Hiến pháp?
10.       Tại sao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam chưa có Hiến pháp?
11.       Phân tích định nghĩa và đặc điểm của Hiến pháp.
12.       Tại sao Hiến pháp 2013 là luật cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam?
13.       Tại sao Hiến pháp 1980 là luật cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam?
14.       So sánh Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 (về hoàn cảnh ra đời; tính chất; nhiệm vụ).
15.       So sánh Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 (về hoàn cảnh ra đời; tính chất; nhiệm vụ).
16.       So sánh Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 2013 (về hoàn cảnh ra đời; tính chất; nhiệm vụ).
17.       Phân tích nội dung, ý nghĩa quy định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời” (Điều 1 Hiến pháp 2013).
18.        Phân tích quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức (Điều 2 Hiến pháp 2013).
19.       Phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị theo pháp luật hiện hành.
20.       Phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong lĩnh vực xây dựng pháp luật theo pháp luật hiện hành.
21.       Phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong hoạt động tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đại biểu dân cử theo pháp luật hiện hành.
22.       Phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong hoạt động tham gia quản lý công việc nhà nước và xã hội theo pháp luật hiện hành.
23.       Phân biệt khái niệm quyền con người và khái niệm quyền công dân.
24.       Phân tích quy định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” (Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013).
25.       Phân tích nguyên tắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 16 Hiến pháp 2013).
26.       Phân tích nội dung, ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử của công dân theo pháp luật hiện hành.
27.       Phân tích quy định “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33 Hiến pháp 2013).
28.        Phân tích nội dung, ý nghĩa nguyên tắc bầu cử phổ thông.
29.       Phân tích nội dung, ý nghĩa nguyên tắc bầu cử bình đẳng.
30.       Phân biệt bầu cử lại, bầu cử thêm, bầu cử bổ sung?
31.       Phân biệt bãi nhiệm với miễn nhiệm Đại biểu Quốc hội?
32.        Phân biệt bãi nhiệm với miễn nhiệm Đại biểu Hội đồng Nhân dân?
33.       Phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử Đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
34.       Phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân theo pháp luật hiện hành.
35.       Phân tích biểu hiện của nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013.
36.       Phân tích quy đinh “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân” (Điều 69 Hiến pháp 2013).
37.       Phân tích quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 69 Hiến pháp 2013).
38.       Phân tích chứng năng lập hiến, lập pháp của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
39.       Phân tích chứng năng giám sát tối cao của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
40.       Phân tích điểm mới về tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành so với Hiến pháp 1980 và các văn bản có liên quan.
41.       Phân tích vị trí, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
42.       So sánh Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp hiện hành với Hội đồng Nhà nước theo Hiến pháp 1980.
43.       Phân tích vị trí, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc theo pháp luật hiện hành.
44.       Phân tích hoạt động của Đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
45.       Phân tích kỳ họp Quốc hội.
46.       Tại sao kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Quốc hội?
47.       So sánh chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959.
48.       So sánh chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 2013.
49.       So sánh chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 2013.
50.       Phân tích vị trí, tính chất của Chính phủ theo pháp luật hiện hành. Cho biết những thay đổi về vị trí, tính chất của Chính phủ hiện hay so với Hiến pháp 1991 (sửa đổi, bổ sung 2001).
51.       Phân tích sự kế thừa, phát triển quy định về vị trí, tính chất của Chính phủ trong Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001).
52.       Phân tích cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo pháp luật hiện hành. Cho biết  những thay đổi về cơ cấu tổ chức của Chính phủ hiện nay so với Hiến pháp 1980.
53.       Phân tích phiên họp Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
54.       Phân tích hoạt động của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
55.       Phân tích chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành.
56.       So sánh chức nặng, nhiệm của của Tòa án nhân dân trong Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001).
57.       Phân tích nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán theo pháp luật hiện hành.
58.       Phân tích nguyên tắc “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” (Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp 2013).
59.       Phân tích nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc  xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” (Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013).
60.       Phân tích nguyên tắc tranh trụng trong xét xử được bảo đảm theo pháp luật hiện hành.
61.       Phân tích quy trình bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp theo pháp luật hiện hành.
62.       Phân tích quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành.
63.       Phân tích những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành so với Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.
64.       Phân biệt điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán theo pháp luật hiện hành.
65.       Phân tích chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân theo pháp luật hiện hành.
66.       Phân tích quy định pháp luật hiện hành về bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp.
67.       Phân tích quy định pháp luật hiện hành về bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
68.       Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành.
69.       Phân tích mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
70.       Phân tích mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành.
71.       Phân tích mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
72.       Phân tích vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
73.       Phân tích hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.
74.       Nêu và phân tích những điểm mới về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã theo pháp luật hiện hành. So với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
75.       Nêu và phân tích những điểm mới về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp huyện theo pháp luật hiện hành. So với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
76.       Nêu và phân tích những điểm mới về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật hiện hành. So với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
77.       Phân tích kỳ họp Hội đồng nhân dân.
78.       Tại sao kỳ họp là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân? Cho biết những thay đổi cơ bản của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 về kỳ họp Hội đồng nhân dân so với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
79.       Phân tích mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Tòa án nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành.
80.       Phân tích mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành.
81.       Phân tích mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành.
82.       Phân tích vị trí, tính chất của Ủy ban nhân dân theo pháp luật hiện hành.
83.       Phân tích cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân theo pháp luật hiện hành.
84.       Nếu và phân tích những điểm mới về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 so với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.

85.       Phân tích phiên họp Ủy ban nhân dân theo pháp luật hiện hành.

Related Post

Previous
Next Post »