Bài tập Dân sự 1: Xây dựng một tình huống về giao dịch dân sự vô hiệu do giải tạo

 ·        Tình huống: Ngày 20/05/2015 Ông Nguyễn Văn Hải  có cho con gái của mình là chị Nguyễn Thị Hồng căn nhà đứng tên với chủ sở hữu của căn nhà là tên ông. Sợ các con trong nhà biết được chuyện lại ảnh hưởng đến quan hệ của các anh em nên Ông Hải cùng chị Hồng đã thiết lập hợp đồng với nội dung Ông Hải bán cho Chị Hồng căn nhà với giá thấp, khi thiết lập có sự chứng kiến của anh Kiên hàng xóm (hợp đồng đã qua công chứng). Ngày 22/8/2015 anh Kiên vô tình kể chuyện giữa Ông Hải và chị Hồng cho con trai ông Hải là Nguyễn văn Cường biết; cảm thấy không hài lòng về việc mình không  có được căn nhà nên anh đã kiện tòa án đòi giải quyết vụ việc.

I.   MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO GIẢI TẠO
1. Một số khái niệm liên quan
a.     Giao dịch dân sự
Theo Điều 121 BLDS giao dịch dân sự là: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Một giao dịch dân sự chỉ được xác lập, thay đổi hay chấm dứt khi có ít nhất là một trong các bên tham gia giao dịch dân sự thể hiện ý chí của mình dưới một hình thức nhất định nhằm mục đích ghi nhận, thay đổi, hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ dân sự.
b.     Giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 127 BLDS quy định: “ Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện đực quy định tại Điều 122 của bộ luật này thì vô hiệu”.
Điều 122 BLDS quy định Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự :
   “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a.     Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b.     Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c.      Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2.     Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Như vậy, có thể nói những giao dịch dân sự nếu vi phạm một trong bốn điều kiện trên thì bị coi là vô hiệu. Những quy định về vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của toàn cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.
c.      Giao dịch dân sự vô hiệu do giải tạo
Theo quy định tại Điều 129 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:
“Khi các bên xác lập dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo sẽ vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác định giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.”
2. Quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch dân sự  bị vô hiệu.
a.     Hậu quả pháp lý về giao dịch dân sự vô hiệu
Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do giả tạo Điều 137 quy định:
“ 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
b.     Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu .
Điều 136. BLDS quy định:
“ 1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.”
c.      Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.
Điều 138. BLDS quy định:
“ 1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.”
II.      GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1.     Giao dịch giả tạo, giao dịch thực chất
Một giao dịch được pháp luật quy định luôn thể hiện được ý chí của chủ thể và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Sự biểu hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định chính là thể hiện ý chí tự nguyện của các chủ thể trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên không phải sự tự nguyện nào của chủ thể cũng làm phát sinh hiệu quả pháp lý. Có những trường hợp, bản thân chủ thể hoàn toàn kiểm soát được biểu hiện ý chí ra bên ngoài, không bị tác động bởi bất cứ yếu tố khách quan nào nhưng cũng không được pháp luật thừa nhận. Đó chính là những giao dịch do giải tạo.
          Giao dịch dân sự (GDDS) xác lập do sự giả tạo là những giao dịch xác lập không đúng với ý chí của chủ thể, các chủ thể biết giao dịch đó là không đúng với thực tế nhưng vẫn tham gia. Giao dịch giả tạo là những giao dịch có mục đích trốn tránh pháp luật hoặc giao dịch mà các bên xác lập nhưng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên. Có hai loại giao dịch do giả tạo:
-              Giao dịch được xác lập nhằm che giấu một giao dịch khác. Các bên thỏa thuận ký hai hợp đồng về một đối tượng. Tuy nhiên một hợp đồng có giá trị pháp lý còn một hợp đồng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
-              Giao dịch xác lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc trốn tránh thi hành án dân sự, bên nghĩa vụ định đoạt tài sản cho người khác để không còn tài sản trả nợ và thi hành án.
Ở đây, ông Hải và chị Hồng đã giao kết với nhau một hợp đồng thực tế đáp ứng nguyện vọng cũng như mục đích của các bên khi thiết lập giao dịch  hợp đồng tặng cho căn nhà . Tuy nhiên do lo sợ đến mối quan hệ của các con sẽ bất hòa nên Ông Hải lại cùng con mình thiết lập một hợp đồng là mua bán căn nhà với giá thấp để  người khác hiểu sai về bản chất sự việc. Do vậy hợp đồng tặng cho  nhà của ông Hải và chị Hồng đã bị che giấu, nằm sau một giao dịch không có thật là mua bán nhà. Pháp luật quy định, ý chí đích thực bên trong phải thống nhất với ý chí bên ngoài thì mới đảm bảo yếu tố tự nguyện của các chủ thể trong giao dịch. Vậy tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán nhà các bên đã có ý định che giấu giao dịch đích thực là tặng cho căn nhà, trường hợp này được xem là giao dịch giả tạo liên quan đến hợp đồng.
Vậy theo phân tích thì giao dịch bán mua bán căn nhà giữa ông Hải và chị Hồng là giao dịch giả tạo còn giao dịch tặng cho căn nhà  giữa ông Hải và chị Hồng là giao dịch thực chất.
2.     Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu trong tình huống.
Theo Điều 129 BLDS quy định thì giao dịch dân sự giả tạo sẽ bị tuyên vô hiệu. Cần hiểu thêm là giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch vô hiệu tuyệt đối nên áp dụng khoản 2 Điều 136 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là không hạn chế.
Trong tình huống trên, Ông Hải và con gái đã thiết lập giao dịch giả là giao dịch mua bán tài sản để che giấu giao dịch thực chất là giao dịch cho tài sản nhằm mục đích để che giấu một giao dịch đích thực mặc dù trên thực thế họ có điều kiện để thực hiện giao dịch thực chất này. Do đó,mục địch này đã vi phạm các quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, giao dịch này vô hiệu do đã vi phạm ý chí của nhà nước.  Vào ngày 20/5/2015 giao dịch này được thiết lập nhưng đây là một giao dịch bị vô hiệu có tính tuyệt đối nên trong tình huống này Ông Hải, chị Hồng hoặc con ông là Anh Cường có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu bất kỳ lúc nào sau thời gian hai bên thiết lập giao dịch ( thực tế nó đã mặc nhiên vô hiệu ). Trong tình huống này anh Cường mãi đến ngày 22/08/2015 mới biết có sự giả tạo trong hợp đồng mua bán nhà giữa hai bố con Ông Hải thì anh có quyền yêu cầu tòa án tuyên bộ giao dịch này vô hiệu bất cứ lúc nào kể từ ngày này với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
3.     Hậu quả pháp lý của hai giao dịch trên theo pháp luật hiện hành
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định cụ thể tại Điều 137 BLDS và giao dịch dân sự do giải tạo cũng  bị vô hiệu, do đó  cũng áp dụng Điều 137 BLDS cho giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
Ta biết rằng, chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Vì vậy, về nguyên tắc giao dịch không tuân thủ điều kiện của pháp luật sẽ bị  vô hiệu. Những quy định về sự vô hiệu  của giao dịch có ý nghĩa quan trọng trong việc thết lập trật tự kỉ cương xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lí cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.
Điều 129 BLDS quy định  “ khi các bên xác lập dân sự một cách giả tạo ... thì giao dịch đó vô hiệu”.
Trong tình huống này mặc dù thực tế la giao dịch tặng cho tài sản với nhau nhưng lại thiết lập giao dịch mua bán nhằm che giấu giao dịch thực chất bên trong của nó. Pháp luật Dân sự quy định những trường hợp này là xác lập giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch đích thực khác, do đó trong trường hợp này giao dịch mua bán nhà vô hiệu, giao dịch đích thực tức giao dịch tặng cho nhà vẫn có hiệu lực.
Thứ nhất:. Điều 137 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ dẫn đến một hậu quả pháp lý là không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên, kể từ thời điểm xác lập.
Trong tình huống trên ông Hải và Chị Hồng trên thực tế đã thiết lập giao dịch tặng cho nhà, khi đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ của hai bên được quy định tại Điều 465,  Điều 467, Điều 469.. .Tuy nhiên hai bên lại  thiết lập giao dịch tặng cho mua bán nhà, khi đó các quyền nghĩa  vụ lại được quy định tại các Điều 450, Điều 451, Điều 452... Tuy ông Hải và Chị Hồng đã có sự tự nguyện khi thiết lập giao dịch mua bán tài sản là nhà tuy nhiên lại không phát sinh nghĩa vụ và quyền được quy định của pháp luật do có sự tự nguyện nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí để che giấu đi. Do đó, giao dịch mua bán nhà sẽ bị vô hiệu và không phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm kể từ thời điểm xác lập là từ ngày 20/5/2015.
Thứ hai: Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật . Do vậy, việc chị Hồng  nhận được ngôi nhà này tự hợp đồng mua bán căn nhà và  có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nó là điều không thể, cũng như ở  Ông Hải không phát sinh quyền  hay nghĩa vụ khác đối với ngôi nhà này khi hai người thiết lập giao dịch mua bán căn nhà. Nếu căn nhà có đều gì thiệt hại về mặt pháp lý chị Hồng phải khôi phục lại từ đầu hoặc hoàn trả bằng tiền cho ông Hải.
Thứ ba:  Theo Điều 137 BLDS “ bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”, như vậy để buộc một bên bồi thường ta phải xác định hai yếu tố là có lỗi và thực tế phải tồn tại thiệt hại. Trong vấn đề này, trước hết phải xác định mức độ thiệt hại của các bên tham gia giao dịch, từ đó phát sinh hậu quả bồi thường. Để đưa ra hướng xử lý cụ thể và xác đáng, cần xác định một cách rõ ràng lỗi của các bên tham gia làm cho giao dịch dân sự bị vô hiệu. Trong trường hợp trên giao dịch giữa Ông Hải và chị Hồng được coi là vô hiệu, cần xác định lỗi của cả hai bên. Tuy nhiên theo em trong trường hợp này giao dịch vô hiệu là do lỗi của hai bên vì họ đã có sự thỏa thuận khi  thiết lập một giao dịch giả tạo nên vấn đề lỗi và bồi thường ở đây có thể bỏ qua.
Giao dịch thứ hai là giao dịch tặng cho tài sản, tuy đã bị che giấu bởi một giao dịch giả tạo khác tuy nhiên pháp luật vẫn cho nó có hiệu lực.  Nhưng do đặc thù của một hợp đồng  tặng cho bất động sản  nên theo em Ông Hải  và chị Hồng nên tiến hành các thủ tục tặng cho bất động sản mà ở đây theo pháp luật quy định và các thủ tục có liên quan để bảo vệ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên liên quan.  
III.     SO SÁNH QUY ĐINH CỦA BLDS 2005 VÀ BLDS 2015 VỀ NHỮNG NỘI DUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO.
Xã hội ngày càng phát triển thì càng diễn ra nhiều vấn đề phức tạp, trong đó các quan hệ xã hội  do pháp luật dân sự điều chỉnh cũng chịu ảnh hưởng của sự thay đổi đó. Dù đã rất cố gắng nhưng các nhà làm Luật không thể dự liệu được các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai. Do đó BLDS 2015 ra đời trên tinh thần BLDS 2005 nhằm quy định lại và sữa đổi, bổ sung cho các chể định luật dân sự thêm chặt chẽ và đáp ứng được những thay đổi của thời đại mới. Trong hạn chế của bài tập em xin so sánh một cách cơ bản nhất những nội dung có liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
1.     Các khái niệm liên quan đến giao dịch dân sự
·        Giống nhau
Điều 116 Bộ Luật Dân sự 2015 vẫn giữ nguyên khái niệm của giao dịch dân sự được quy định ở Điều 121 BLDS 2005 tức là vẫn quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 124 BLDS 2015 thay thế Điều 129 BLDS 2005 về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, tuy nhiên về nội dung quy định vẫn giữ nguyên, không có gì thay đổi. Tức quy định: Khi các bên xác lập dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo sẽ vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.Trong trường hợp xác định giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.
·        Khác nhau
Điểm khác nhau của các khái niệm liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu thể hiện ở chỗ BLDS 2015 quy định về khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu khác năm 2005.
Điều 122 BLDS 2015 quy định: “ Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.
Như vậy, về giao dịch dân sự vô hiệu, thì Luật dân sự 2015 đã quy định thêm điều khoản và cụ thể và chi tiết  hơn là: trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác  mà BLDS 2005 chưa có. Ví dụ có rất nhiều trường hợp giao dịch vô hiệu, trong đó một số trường hợp theo các điều luật liên quan khác và kể cả các luật khác, như Luật Doanh nghiệp...
2.     Quy định của BLDS 2015 về giao dịch dân sự  bị vô hiệu
Về quy định của pháp luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự bị vô hiệu vẫn  chủ yếu là dựa trên tinh thần của pháp luật dân sự 2005. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã quy định rõ ràng, chi tiết hơn về vấn đề này, thậm chí còn bổ sung thêm các quy định mới mà BLDS 2005 chưa đề cập đến hoặc có đề cập đến nhưng chưa cụ thể và chi tiết, cụ thể là;
·        Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 131 BLDS 2015 quy định:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu trong BLDS 2015 thêm quy đinh sau: Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”  trong nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên cạnh đó cũng bổ sung các quy đinh ở khoản 3, khoản 4 của Điều 131 Bộ luật này. Việc quy định giải quyết hậu quả của GDDS liên quan đến nhân thân lần đầu tiên được nhắc đến ngoài liên quan đến tài sản như trước đây là điều tiến bộ đáng nhắc đến của BLDS 2015.
·        Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Về chế định thời hiệu thì về cơ bản các giao dịch dân sự tuyệt đối không bị hạn chế thời gian yêu cầu Tòa tuyên bố GDDS bị vô hiệu. Ngược lại thì các giao dịch dân sự bị vô hiệu tương đối sẽ hạn chế, tuy nhiên so với BLDS 2005,BLDS 2015 đã quy định cụ thể hơn mốc thời gian để xác định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu, cụ thể Điều 132 BLDS 2015 quy định:
“1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các điều 125,126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.”
Việc quy định cụ thể được mốc thời gian sẽ giúp cho Tòa án thuận lợi hơn trong việc đinh đoạt thời hiệu một cách thống nhất cho từng giao dịch bị vô hiệu.
·        Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.
So với BLDS 2005, quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi GDDS vô hiệu được mở rộng hơn quy định cụ thể ở Điều 133 BLDS 2015:
- Trường hợp GDDS vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ 3 ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình.
- Trường hợp GDDS vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một GDDS khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
- Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì GDDS với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
- Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu GDDS với người này không bị vô hiệu theo quy định vừa nêu trên nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Trên tinh thần của BLDS 2005, BLDS 2015 đã hoàn thiện hơn việc bảo vệ quyền lợi của người thứ 3, bên cạnh đó cũng quy định  chủ sở hữu có “ quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại” đây là một quy định mới nhằm bồi thường, bù đắp lại phần nào cho chủ sở hữu khi tài sản của họ bị xác lập bởi người thứ 3 ngay tình do yếu tố lỗi của người khác.
Có thể nói, BLDS 2015 đã có những bước phát triển cao hơn về chất và lượng. Điều đó là phù hợp với sự phát triển của đất nước ta hiện nay.

Related Post

Previous
Next Post »