BẢO LÃNH - BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ


  Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Việt Nam hội nhập ngày  càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế thì các giao dịch dân sự, thương mại được xem như một công cụ hữu hiệu giúp cho các chủ thể tìm kiếm được lợi ích của mình. Một nền kinh tế năng động luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro và việc nhận biết chúng, khắc phục và ngăn chặn những rủi ro ngay từ chính những giao dịch được ký kết là một cách làm khôn ngoan và chủ động mà các nhà làm luật đã dự phòng thông qua việc thiết kế kế quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sư. Và Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

NỘI DUNG 
1. Khái quát chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
1.1. Khái niệm
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các biện pháp dự phòng do các bên chủ thể thỏa thuận để bảo đảm lợi ích của bên có quyền bằng cách cho phép bên có quyền được xử lý những tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ để khấu trừ giá trị nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ đó bị vi phạm.
Như vậy, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đầy đủ của bên có nghĩa vụ. Mặt khác, các biện pháp này cũng giúp cho bên cố quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo về lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết. Trong trường hợp có sự tranh chấp, đối kháng về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác thì các biện pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm. Từ đó, các giao dịch dân sự, thương mại sẽ ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ, là động lực để phát triển nền kinh tế đất nước.
1.2. Đặc điểm
Các biện pháp bảo đảm có những đặc điểm đặc thù hoàn toàn khác so với đặc điểm của các giao dịch dân sự thông thường do bị chi phối bởi mục đích và tính chất bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chúng:
- Các biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh trên cơ sở có sự thỏa thuận của các bên chủ thể. Hay nói cách khác, các biện pháp bảo đảm không mặc nhiên phát sinh bên cạnh các hợp đồng chính, trừ trường hợp các quan hệ vay tiền trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.
- Các biện pháp bảo đảm được coi là hợp đồng phụ với mục đích để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng được xác định (hợp đồng chính). Các biện pháp bảo đảm (là hợp đồng phụ) chỉ được xác lập sau hay đồng thời với việc xác lập hợp đồng chính. Nói cách khác, chỉ khi nào các chủ thể xác định được nghĩa vụ cần phải bảo đảm là nghĩa vụ gì, phải được bảo đảm như thế nào thì các biện pháp bảo đảm mới được hình thành. Các biện pháp bảo đảm không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với một hợp đồng cụ thể có chứa đựng nghĩa vụ cần bảo đảm.
Xuất phát từ mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ thì phát sinh một số hệ quả pháp lý sau:
+ Theo nguyên tắc chung, nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu theo, tuy nhiên đối với các biện pháp bảo đảm thì lại có những loại riêng.
+ Nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt thực hiện thì các biện pháp bảo đảm cho hợp đồng đó vẫn có giá trị, hiệu lực thi hành để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.
+ Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp các bên thỏa thuận biện pháp bảo đẩm là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
- Lợi ích vật chất là đối tượng chủ yếu của các biện pháp bảo đảm. Nghĩa vụ cần được bảo đảm là nghãi vụ mang tính chất tài sản cho nên đối tượng của các biện pháp bảo đảm cũng phải mang tính tài sản. Bởi chỉ có lợi ích vật chất hoặc tài sản mới bù đắp, khấu trừ được các lợi ích vật chất bị mất mát, thiệt hại.
- Các biện pháp bảo đảm có tính chất dự phòng, chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra. Có hai khả năng:
+ Nếu đến hạn bên có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bên có nghĩa vụ được khội phục đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản bảo đảm.
+ Nếu đến hạn có sự vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm khi đó mới xử lý để khấu trừ phần nghĩa vụ bị vi phạm.
- Phạm vi của các biện pháp bảo đảm do các bên thỏa thuận, có thể là toàn bộ hay một phần nghĩa vụ. Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại. Về nguyên tắc, phạm vi của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vi của nghĩa vụ chính.
- Các biện pháp bảo đảm có mục đích bảo vệ lợi ích cho bên có quyền một cách chắc chắn thông qua việc thỏa thuận về một tài sản sẹ phòng sẽ được xử lý để khấu trừ nghĩa vụ vi phạm. Như vậy, các biện pháp bảo đảm có ý nghãi quan trọng trong việc chuyển quan hệ của chủ thể mang quyền từ tính chất đối nhân dang quan hệ có tính chất đối vật.
1.3. Đối tượng
* Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là tài sản. Điều 320, BLDS 2005 quy định về các tài sản bảo đảm cụ thể kèm theo các điều kiện sau:
- Vật là đối tường của các biện pháp bảo đảm: là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật có thể tồn tại dưới dạng động sản hay bất động sản.
- Tiền, giấy tờ có giá là đối tượng của biện pháp bảo đảm. Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được bằng tiền và được phép giao dịch.
- Quyền tài sản là đối tượng của các biện pháp bảo đảm:
+ Quyền sở hữu trí tuệ
+ Quyền đòi nợ
+ Quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm.
+ Quyền tài sản đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp
+ Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng
+ Các quyền tài sản khác thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
+ Quyền sử dụng đất
+ Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của BLDS và pháp luật về tài nguyên.
* Các tài sản bảo đảm phải đáp ứng các yêu cầu:
- Tài sản do các bên thỏa thuận và phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm
- Tài sản bảo đảm không phải là đối tượng bị tranh chấp về quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng...
- Tài sản bảo đảm phải là tài sản được phép lưu thông
- Tài sản bảo đảm phải được xác định cụ thể.
- Một tài sản cũng có thể được dùng đê làm vật bảo đảm cho việc thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm, vật đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc trái pháp luật có quy định khác.
1.4. Hình thức
Theo quy định của BLDS 2005, hình thức  của các biện pháp bảo đảm phải được thể hiện bằng văn bản. Hình thức văn bản đóng vai trò quan trọng trong việc tạo căn cứ để các bên thực hiện hợp đồng, là căn cứ để xác định trách nhiệm của các bên nếu có tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh việc lập văn bản thì các giao dịch bảo đảm cũng cần phải công chứng, chứng thực nếu các bên có thỏa thuận hoặc trái pháp luật về thủ tục công chứng, chứng thực, vì đây là một trong các điều kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm. Thông thường đối tượng của các giao dịch bảo đảm thuộc loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì khi giao kết các bên phải công chứng, chứng thực. Phòng công chứng chứng thực để bảo đảm giá trị pháp lý của giao dịch thông qua xác định các điều kiện về tư cách chủ thể, ý chí tự nguyện của các bên và mục đích, nội dung của giao dịch, tính pháp lý của tài sản giao dịch.
Trong một số trường hợp nhất định thì biện pháp bảo đảm cũng phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới phát sinh hiệu lực pháp luật.
1.5. Đăng ký
Đăng ký giao dịch bảo đảm là một thủ tục pháp lý quan trọng do pháp luật quy định hoặc do các chủ thể thỏa thuận bởi nó làm phát sinh những hệ quả:
Thứ nhất, đăng ký giao dịch là điệu kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm.
Thứ hai, đăng ký giao dịch là đảm bảo có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Thứ ba, đăng ký giao dịch bảo đảm là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp dùng một tài sản bải đảm cho nhiều quan hệ nghĩa vụ
2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
* Biện pháp cầm cố tài sản
Điều 326, BLDS 2005 quy định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ”.
  * Biện pháp thế chấp tài sản
Điều 432, BLDS 2005 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”.
* Biện pháp bảo lãnh
Điều 361, BLDS 2005 quy định: “Bảo lãnh là việc một người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ....”.
* Biện pháp đặt cọc
Đặt cọc là biện pháp bảo đảm rất phổ biến được áp dụng trong các giao lưu dân sự.
Khoản 1, Điều 358, BLDS 2005 quy định: “ Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”.
*Biện pháp ký quỹ
Ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm thích ứng với sự nhạy bén của nền kinh tế thị trường hiện nay. Khoản 1, Điều 360, BLDS 2005 quy địnhh: “ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự”.
   * Biện pháp ký cược
Khoản 1, Điều 395, BLDS 2005 quy định: “Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê”.
* Biện pháp tín chấp
Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở, bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làn dịch vụ.
3. Bảo lãnh – Một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
3.1. Khái niệm
      Xét về khái niệm, Bảo lãnh được quy định tại Điều 361 BLDS 2005 đó là
sự cam kết của người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) với trái chủ là họ sẽ thi hành nghĩa vụ của trái hộ, nếu chính người này không thi hành 
Như vậy, khác với cầm cố và thế chấp, trong bảo lãnh có xuất hiện thêm một chủ thể thứ ba ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ, đó là bên bảo lãnh. Nếu tính chất bảo đảm trong cầm cố và thế chấp được gắn liền với tài sản bảo đảm thì trong quan hệ thế chấp, tính chất bảo đảm được thể hiện thông qua sự cam kết thực hiện nghĩa vụ thay của người thứ ba đối với bên có quyền. Do vậy biện pháp bảo lãnh làm xuất hiện các mối quan hệ sau:
-             Quan hệ giữa bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) và bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) làm xuất hiện nghĩa vụ cần bảo đảm và cam kết về nghĩa vụ cần bảo đảm.
-             Quan hệ giữa bên thứ ba (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhậ bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu như đến hạn nghĩa vụ bị vi phạm;
-             Quan hệ giữa người thứ ba (bên nhận bảo lãnh) với bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) cam kết về việc bên có nghĩa vụ phải hoàn lại cho bên bảo lãnh giá trị phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay mình.
       Thông thường, trong bảo lãnh, cả ba mối quan hệ trên cùng tồn tại song song, nhưng cũng có thể chỉ là hai quan hệ trên thôi. Quan hệ thứ ba không cùng tồn tại vì có thể quan hệ đó được tách thành cam kết riêng giữa hai bên căn cứ vào một văn bản pháp luật cụ thể nào đó hay thực hiện đường lối chính sách của nhà nước mà không nhất thiết phải lập hợp đồng riêng; hoặc có thể bên bảo lãnh tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không biết và bên bảo lãnh cũng không yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hoàn lại.
        Do vậy, bảo lãnh là quan hệ pháp lý, theo đó bên thứ ba cam kết trước bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu đến hạn mà nghĩa vụ bị vi phạm.
        Bảo lãnh mang đầy đủ những đặc điểm của một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:
3.2. Đặc điểm của bảo lãnh
Các biện pháp bảo đảm có những đặc điểm đặc thù hoàn toàn khác so với đặc điểm của các giao dịch dân sự thông thường do bị chi phối bởi mục đích và tính chất bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chúng:
- Các biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh trên cơ sở có sự thỏa thuận của các bên chủ thể.
- Các biện pháp bảo đảm được coi là hợp đồng phụ với mục đích để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng được xác định (hợp đồng chính). Các biện pháp bảo đảm (là hợp đồng phụ) chỉ được xác lập sau hay đồng thời với việc xác lập hợp đồng chính.
+ Theo nguyên tắc chung, nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu theo, tuy nhiên đối với các biện pháp bảo đảm thì lại có những loại riêng.
+ Nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt thực hiện thì các biện pháp bảo đảm cho hợp đồng đó vẫn có giá trị, hiệu lực thi hành để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.
+ Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp các bên thỏa thuận biện pháp bảo đẩm là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
- Lợi ích vật chất là đối tượng chủ yếu của các biện pháp bảo đảm.
- Các biện pháp bảo đảm có tính chất dự phòng, chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra. Có hai khả năng:
+ Nếu đến hạn bên có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bên có nghĩa vụ được khội phục đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản bảo đảm.
+ Nếu đến hạn có sự vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm khi đó mới xử lý để khấu trừ phần nghĩa vụ bị vi phạm.
- Phạm vi của các biện pháp bảo đảm do các bên thỏa thuận, có thể là toàn bộ hay một phần nghĩa vụ.
- Các biện pháp bảo đảm có mục đích bảo vệ lợi ích cho bên có quyền một cách chắc chắn thông qua việc thỏa thuận về một tài sản sẹ phòng sẽ được xử lý để khấu trừ nghĩa vụ vi phạm.
Ngoài những đặc điểm chung trên thì bảo lãnh có những đặc điểm riêng:
- Sự bảo lãnh là một hành vi pháp lý có những đặc điểm riêng biệt: Người bảo lãnh đơn phương cam kết với trái chủ mà không nhận một đối khoản nào cả. Trên nguyên tắc, sự bảo lãnh có tính chách miễn phí, đó là sự giúp đỡ giữa bạn bè với nhau, nhưng tính cách miễn phí ấy không bắt buộc, không có gì cầm đoán người bảo lãnh đòi hỏi con nợ phải đền đáp lại sự giúp đỡ của mình. Trên thực tế, khi một ngân hàng đứng ra bảo lãnh thì được cọi như là một nghiệp vụ tín dụng và trái hộ phải trả lại
- Sự bảo lãnh có tính cách phụ thuộc: chỉ có thể bảo lãnh khi nào có một nghĩa vụ chính là đối tượng của sự bảo lãnh. Như vậy, sự bảo lãnh không thể có một đối tượng khác, hoặc rộng hơn đối tượng của nghĩa vụ chính, hoặc được cam kết với những điều kiện tốn kém hơn nghĩa vụ chính.
Ví dụ, khi nghĩa vụ chính là một trái khoản có kỳ hạn thì trái chủ không thể buộc người bảo lãnh phải cam kết trả toàn bộ trái khoản một lần. Một sự bảo lãnh quá mức nghĩa vụ chính hoặc được làm với những điều kiện tốn kém hơn, không vì thế mà vô hiệu, nhưng sẽ được giảm xuống cho bằng với nghĩa vụ chính. Trái lại người ta có thể bảo lãnh về một trái khoản ít hơn nghĩa vụ chính hoặc với những điều kiện dễ dàng hơn. Khi sự bảo lãnh có tính cách bao quát và không giới hạn, người bảo lãnh coi như đã am kết chịu nhận mọi nghĩa vụ chính và phụ thuộc hậu quả của hợp đồng mà người bảo lãnh tham dự, kể cả tiền bồi thường thiệt hại gây ra bởi không thi hành hợp đồng.
- Sự bảo lãnh áp dụng cho mọi nghĩa vụ. Sự bảo lãnh thường được dùng để bảo đảm cho sự chi phó các môn nợ bằng tiền. Nhưng trên nguyên tắc, sự bảo lãnh được áp dụng cho mọi nghĩa vụ dù đối tượng của nghĩa vụ ấy như thế nào. Đối tượng của sự bảo lãnh phải là một nghĩa vụ đang tồn tại, do đó sự bảo lãnh về một nghĩa vụ vô hiệu tuyệt đối sẽ không phát sinh một hiệu lực nào cả. Về các trường hợp vô hiệu tương đối, người ta thường phân biệt: nếu nguyên nhân của sự vô hiệu là trái hộ không có năng lực hành vi, sự hủy bỏ nghĩa vụ chính không kéo theo sự vô hiệu của bảo lãnh, nếu ngời bảo lãnh khi cam kết đã biết rõ trái hội không có năng lực. Thực vậy, người bảo lãnh đã biết rõ trái hộ không có năng lực hành vi mà vẫn cam kết, họ đã cam kết với tư cách chính và nhậ lãnh nghĩa vụ của người không có năng lực trong trường hợp người này được giả trừ nghĩa vụ vì hợp đồng vô hiệu. Còn nếu nguyên nhân của sự vô hiệu là một khiếm khuyết của sự thỏa thuận thì người bảo lãnh có quyền nêu lên sự vô hiệu ấy và sự bảo lãnh sẽ vô hiệu.
- Sự bảo lãnh phải rõ ràng. Pháp luật không chấp nhận sự bảo lãnh mặc nhiên. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
3.3. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh
Đối tượng của biện pháp bảo lãnh có thể là tài sản hoặc công việc tùy theo nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ thanh toán tiền hay nghĩa vụ thực hiện một công việc nhất định. Nếu đối tượng của bảo lãnh là tài sản thì đó có thể là toàn bội sản nghiệp của bên bảo lãnh hoặc những tài sản được xác định cụ thể thông qua biện pháp bảo đảm được ký kết giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. Nếu đối tượng của bảo lãnh là công việc thì bên bảo lãnh phải có khả năng thực hiện công việc tốt hơn bên được bảo lãnh, có thể được xác định thông qua kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ, kỹ năng,.. thực hiện công việc đó giữa hai chủ thể
Phạm vi của biện pháp bảo lãnh trước hết do các bên thỏa thuận. bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Nếu các bên không có thỏa thuận gì khác, phạm vi bảo lãnh sẽ là toàn bộ giá trị nghĩa vụ bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại.
3.4. Quan hệ giữa người bảo lãnh và trái chủ
- Người bảo lãnh có thể bị yêu cầu chi phó trước trái hộ, trái chủ không cần phải yêu cầu trái hộ trước, rồi sau đó nếu không được chi phó mới có thể yêu cầu người bảo lãnh. Nhưng người bảo lãnh chỉ có thể bị yêu cầu, nếu như nghĩa vụ chính đã đến hạn, nếu đó là một nghĩa vụ có hạn kỳ thì trái chủ không thể yêu cầu người bảo lãnh trước khi hết thời hạn quy định
Người bảo lãnh bị trái chủ yêu cầu thi hành nghĩa vụ có thể tạm thời đình chỉ quyền yêu cầu của người này bằng cách yêu cầu trái chủ thi hành trước trên những tài sản của trái hộ. Khi làm như vậy người bảo lãnh phải chỉ dẫn cho trái chủ biết các tài sản của trái hộ, vì trái chủ có thể không biết sự hiện hữu của các tài sản ấy. Khi đó trái chủ bắt buộc phải ngừng yêu cầu đối với người bảo lãnh và quay lại yêu cầu trái hộ chính.
Tại điều 1499 Bộ luật trung kỳ trước đây đã dự liệu một cách cụ thể thủ tục sau đây trong trường hợp trái chủ chỉ kiện một mình người bảo lãnh: Thẩm phán thụ lý vụ kiện phải ra lệnh làm các phương pháp sai áp trên các tài sản của người bảo lãnh, tức là lệnh kê biên một số bất động sản hay động sản của người bảo lãnh mà trị giá ngang với món nợ chính. Thẩm phán phải đòi ngay trái hộ chính tham gia vào vụ kiện. Tuy nhiên, nếu việc đòi trái hộ chính tham gia tỏ ra khó khăn và vô ích, vì người ấy ở xa hoặc người đã hiển nhiên không có năng lực trả nợ, thì tòa án với sự thỏa thuận của người bảo lãnh có thể  sẽ không gọi trái hộ ra tham dự. Nếu trái hội chính được đòi tham gia và nếu người ấy có tài sản thì thẩm phán phải cho phát mại tài sản của người này trước khi phát mại tài sản của người bảo lãnh. Như vậy, thẩm phải phải dùng tài sản của trái hộ để trả nợ trước rồi sau đó nếu cần mới sử dụng đến tài snar của người bảo lãnh. Sau khi thi hành xong, tòa án sẽ ấn định rõ số tiền mà trái hộ chính phải trả cho người bảo lãnh. Sau khi thi hành xong, tòa án sẽ định rõ số tiền mà trái hộ chính phải trả cho người bảo lãnh, để người này sau đó có thể đòi trái hộ hoàn trả.
Như vây, chúng ta thấy rằng theo sự quy định của Bộ luật dân sự Trung kỳ thời pháp thuộc, khi người trái chủ kiện người bảo lãnh để đòi nợ, thẩm phán thụ lý vụ kiện có quyền hành rộng rãi để điều khiển thủ tục thay cho trái chủ. Chính thẩm phán sẽ quyết định nên kê biên những tài sản nào của người bảo lãnh, và thẩm phán lại quyết định luôn việc phát mại tài sản của trái hộ và của người bảo lãnh. Dĩ nhiên, tòa án không thể biết người bảo lãnh có những tài sản gì, cho nên trái chủ cũng phải cung cấp cho tòa án những dữ kiện về  điểm này.
- Bảo lãnh liên đới:
Quyền của người bảo lãnh được yêu cầu trái chủ thi hành trước trên các tài sản của trái hộ, trên thực tế đã làm mất đi nhiều lợi ích của sự bảo lãnh. Bởi vậy, ngwoif trái chủ thường  buộc người bảo lãnh phải cam kết liên đới với trái hộ. Do sự liên đới này, trái chủ có thể trực tiếp yêu cầu ngời bảo lãnh chi phó và người này không có quyền yêu cầu trái chủ phải thi hành tài sản của trái hộ trước.
Một vấn đề đặt ra là tình trạng của người bảo lãnh liên đới có được đồng hóa hoàn toàn với tình trạng của trái hộ liên đới không? Chắc chắn ý muốn của các đương sự là như vậy. Tuy nhiên có thể nói rằng người bảo lãnh cam kết về một trái khoản mà người ấy không thiếu, họ chỉ can thiệp vào quan hệ pháp lý giữa trái chủ và trái hộ để bảo đảm sự thi hành lời cam kết của trái hộ.
Do đó, lẽ công bằng khiến người ta phải gạt bỏ các quy tắc của sự liên đới mà hậu quả là đặt người bảo lãnh vào một tình trạng ngặt nghèo hơn trái hộ chính. Như vậy, người bảo lãnh phải được hưởng kỳ hạn hoặc điều kiện của trái khoản, mặc dù khước biện về kỳ hạn và điều kiện vẫn được coi là có tính cách cá nhân và thuộc riêng một trái hộ liên đới.
Sự bảo lãnh liên đới bao giờ cũng có tính ước định tức là phải do người bảo lãnh chấp thuận.
Trong trường hợp có nhiều người bảo lãnh về cùng một nghĩa vụ thì các người bảo lãnh phải thực hiện sự bảo lãnh một cách liên đới, trái chủ có thể yêu cầu bất cư ai trong tổng số họ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Tuy nhiên, các đương sự có thể thỏa thuận là mỗi người bảo lãnh chỉ có trách nhiệm độc lập về từng phần của trái khoản. Trong trường hợp này trái chủ bắt buộc phải phân chia trái khoản giữa các người bảo lãnh và chỉ có thể yêu cầu mỗi người thi hành phần của họ trong khái khoản.
3.5. Quan hệ giữa người bảo lãnh và trái hộ
Người bảo lãnh đã cam kết cho người khác nên dĩ nhiên có quyền đối với trái hộ chính trên nguyên tắc người bảo lãnh chỉ có quyền này sau khi đã chi phó.
Sau khi chi phó, người bảo lãnh có hai quyền: Một quyền cá nhân phát sinh bởi sự bảo lãnh, một quyền thuộc về người trái chủ đã được chi phó di hiệu lực của một sự kế vị.
 * Quyền cá nhân của người bảo lãnh
Khi người bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền  yêu cầu người được bảo lãnh (trái hộ) thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh. Quyền của người bảo lãnh căn cứ trên sự ủy nhiệm khi ngời bảo lãnh cam kết theo yêu cầu của người trái hộ, nếu như người bảo lãnh tự đông cam kết thì quyền này phát sinh từ sự thực hiện công việc không có ủy quyền.
Người bảo lãnh được đòi trái hộ phải trả các khoản sau:
- Số tiền đã trả cho trái chủ, trong đó gồm có món nợ chính, tiền lời và tiền phí tổn của trái chủ.
- Tiền lời trên số tiền đã trả kể từ ngày chi phó.
- Tiền bồi thường thiệt hại: nguyên tắc là người bảo lãnh phải được đền bù một cách đầy đủ, do đó ngoài tiền lời do luật quy định thì người ấy còn phải được bồi thường mọi thiệt hại mà họ phải chịu
* Quyền yêu cầu do sự kế vị
Người bảo lãnh cam kết thế cho người khác cho nên được kế vị ngwoif trái chủ đối với trái hộ. Quyền này có lợi cho người bảo lãnh hơn là quyền cá nhân, vì với tư cách kế vị, người ấy được hưởng mọi bảo đảm thuộc về trái khảo của trái chủ, trong khi quyền căn cứ trên sự ủy nhiệm chỉ là quyền của một trái chủ không có bảo đảm.
Bằng quyền phát sinh bởi sự kế vị, người bảo lãnh chỉ có thể đòi hỏi những gì mà người trái chủ có được chi phó: tiền vốn, lãi và phí tổn. Về tiền lãi của số tiền đã trả cho trái chủ và các khoản bồi thường thiệt hại khác, người bảo lãnh chỉ có thể thực hiện với quyền cá nhân.
Trong hai trường hợp sau đây, người bảo lãnh sẽ mất quyền đối với trái hộ:
- Nếu sau khi chi phó cho trái chủ, người bảo lãnh không thông báo cho trái hộ, khiến người này lại chi phó thêm một lần thứ hai. Trong trường hợp này, người bảo lãnh chỉ có thể đòi trái chủ phải hoàn lại mà thôi.
- Nếu người bảo lãnh đã chi phó mặc dù không bị kiện trong khi trái hộ có đủ điều kiện để khiếu nại rằng món nợ đã bị hủy bỏ.
Trong trường hợp này, người bảo lãnh  chỉ có thể thực hiện quyền thu hoàn với người trái chủ, đòi họ phải trả lại cho mình.
3.6. Kết thúc sự bảo lãnh
Sự bảo lãnh kết thúc khi trái khoản chính không còn nhưng cũng có những trường hợp sự bảo lãnh chấm dứt mặc dù trái khoản đối tượng của sự bảo lãnh ấy vẫn tồn tại.
* Kết thúc sự bảo lãnh do sự chấm dứt của trái khoản chính:
Do tính cách phụ thuộc của sự bảo lãnh, khi trái khoản chính chấm dứt thì sự bảo lãnh cũng kết thúc. Thông thường sự bảo lãnh kết thúc sau khi trái chủ được trái hộ chi phó. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, người trái chủ được chi phó là người bảo lãnh được giải trái, có thể là một người thứ ba đứng ra chi phó cho trái chủ và do đó được kế vị vào quyền lợi của trái chủ dối với người bảo lãnh. Ngoài ra trong trường hợp trái chủ chỉ được chi phó một phần trái khoản, thì người bảo lãnh chỉ có hiệu lực đối với một phần trái khoản, thì người bảo lãnh chỉ có hiệu lực đối với một phần trái khoản thì số tiền do trái hộ trả sẽ được trừ vào phần trái khoản không được bảo lãnh trước. Nếu trái chủ miễn nợ cho trái họi chính thì người bảo lãnh cũng được giải trái. Ngoài ra nếu trái chủ đồng thời lại thiếu nợ trái hộ chính thì ngwoif bảo lãnh có quyền viện dẫn sự bù trừ giữa hai món nợi
* Kết thúc sự bảo lãnh một cách trực tiếp:
Như mọi nghĩa vụ khác, sự bảo lãnh kết thúc bởi nguyên nhân chấm dứt chung cho mọi nghĩa vụ. Tuy nhiên đối với sự kết thúc bảo lãnh cần ghi nhận một số quy tắc đặc biệt trong các trường hợp sau đây:
- Nếu người bảo lãnh với tư cách cá nhân trở thành trái chủ của người trái chủ chính, khi đó đã có sự bù trừ và người bảo lãnh được giải trái. Vậy, nếu người trái chủ kiện người bảo lãnh và người này đối kháng sự bù trừ, thì người trái chủ coi như đã được chi phó và khi đó ngwoif bảo lãnh sẽ có yêu cầu đối với trái hộ chính như đã trình bày trên.
- Nếu người trái chủ miễn trái cho người bảo lãnh thì người trái hộ không vì thế mà được giải trừ nghĩa vụ, bởi vì trái chủ chỉ khước từ sự bảo lãnh chứ không khước từ trái quyền.
- Khi có sự thay đổi về phía người bảo lãnh, tức là kho người bảo lãnh trở thành thừa kế của trái chủ hoặc ngược lại, thì sẽ không có sự bảo lãnh. Nhưng trái hộ chính cũng không vì thế mà được giải trái. Trái lại, sự thay đổi về phía trái hộ chính lại có hiệu lực đối với người bảo lãnh, nói khác đi nếu trái hộ chính trở thành thừa kế của người trái chủ hoặc ngược lại, thì người bảo lãnh sẽ được giải trái.
- Sự bảo lãnh chấm dứt khi người bảo lãnh qua đời, các thừa kế của người quá cố không phải tiếp tục thi hành sự bảo lãnh.

KẾT LUẬN

Để tạo điều kiện cho các bên có thể giao kết hợp đồng mà vẫn bảo đảm được quyền lợi cho người có quyền ngay cả trong những trường hợp người có nghĩa vụ không có tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Pháp luật cho phép người thứ ba đứng ra cam kết trước người có quyền về việc thực hiện thay nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Đó là bảo lãnh và một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Related Post

Previous
Next Post »