Có thể thấy, thụ lý vụ án dân
sự là công việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, là
cơ sở pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng. Việc Tòa án quyết định thụ
lý vụ án dân sự hay trả lại đơn khởi kiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên. Để làm rõ hơn vấn đề trên, em xin đưa ra ý kiến của
mình về vấn đề: “Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện
và thực tiễn thực hiện”.
I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
1. Khái niệm thụ lý vụ án dân sự (VADS)
Xét về mặt thuật ngữ, thì “thụ lý là tiếp nhận giải quyết vụ kiện”. Còn
dưới góc độ pháp lý, thụ lý VADS là việc toà án có thẩm quyền chấp nhận giải quyết
đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết theo
quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Thụ lý vụ án dân
sự có những đặc điểm sau đây:- Thụ lý VADS là một hoạt động của Tòa án có thẩm quyền thực hiện.
- Thụ lý VADS chỉ được thực hiện khi có yêu cầu khởi kiện của chủ thể có quyền khởi kiện.
- Thụ lý VADS không phải là một hoạt động tố tụng độc lập mà nó là cả một quy trình gồm nhiều bước khác nhau để đi đến kết quả là Tòa án vào sổ thụ lý VADS.
3. Ý nghĩa của thụ lý vụ án
Thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của toà án trong quá trình tố tụng, khởi đầu cho các mối quan hệ trong pháp luật tố tụng dân sự và là tiền đề cho các thủ tục tố tụng tiếp theo. Việc thụ lý vụ án dân sự đặt ra trách nhiệm cho toà án trong việc giải quyết vụ án kịp thời, hiệu quả trong thời gian luật định, bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng. Ngoài ra, việc tòa án thụ lý vụ án sẽ là một trong những căn cứ để xác định các thời hạn tố tụng như quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS).
4. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về thụ lý vụ VADS
a. Nội dung- Thẩm quyền thụ lý vụ án dân sự:
Theo Điều 2 Luật tổ chức Toà án năm 2014 và Điều 1 BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011 thì Toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án Dân sự, Hôn nhân & gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động theo quy định của pháp luật TTDS.
Thẩm quyền của Toà án bao gồm: thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ, được quy định tại chương III BLTTDS. Có một số trường hợp nếu trước khi khởi kiện đương sự đã yêu cầu cơ quan tổ chức giải quyết nhưng không thành thì sau đó tòa án mới có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
- Các điều kiện thụ lý vụ án gồm:
+ Điều kiện về chủ thể khởi kiện: quy định tại Điều 161 BLTTDS, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền
+ Điều kiện về thẩm quyền của Toà án: quy định tại chương III BLTTDS, bao gồm từ Điều 25 đến Điều 38
+ Điều kiện về thời hiệu khởi kiện: quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 159 BLTTDS
+ Điều kiện rằng vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo Điều 168 BLTTDS.
Đối với mỗi loại quan hệ khác nhau cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện do pháp luật quy định về điều kiện để thụ lý.
b. Thủ tục thụ lý vụ án trong TTDS
- Nhận đơn kiện ( Điều 167 BLTTDS)
Toà án phải nhận đơn kiện do đương sự nộp trực tiếp tại toà án hoặc gửi qua đương bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau: tiến hành thụ tục thủ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, chuyển đơn khởi kiện cho toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án khác hoặc trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 169 BLTTDS: trong trường hợp đơn kiện không đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS, thì toà án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn nhất định do toà án ấn định nhưng không quá ba mươi ngày, trong trường hợp đặc biệt, toà án có thể gia hạn nhưng không quá mười lăm ngày. Nếu họ không sửa đổi, bộ sung theo yêu cầu của toà án thì toà án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, không đưa vụ án ra xét xử.
Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện
Điều 171 BLTTDS quy định, sau khi nhận đơn kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì toà án phải dự tính số tiền tạm ứng, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ làm thủ tục nộp tiền trừ trường họp được miễn. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Vào sổ thụ lý vụ án dân sự
Tòa án vào sổ thụ lý VADS khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo.
Thông báo về việc thụ lý
Theo quy định tại Điều 174 BLTTDS trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.
Văn bản thông báo phải có nội dung chính sau:
+ Ngày, tháng năm lập văn bản thông báo,
+ Tên, địa chỉ của Toà án thụ lý,
+ Tên, địa chỉ người khởi kiện,
+ Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết,
Danh sách tài liệu, chứng cứ của người khởi kiện nộp theo đơn khởi kiện
II. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
1.
Khái niệm trả lại đơn khởi kiện
Trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án
sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu
kèm theo cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều
kiện khởi kiện nên không thể thụ lý vụ án.
Việc trả lại đơn khởi kiện phải được
Toà án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp biết;
trong đó cần ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện thuộc trường hợp nào quy định tại
khoản 1 Điều 168 của BLTTDS. Thông báo này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi
cho người khởi kiện qua bưu điện. Việc giao hoặc gửi thông báo này phải có sổ
theo dõi.
2. Các
quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về trả lại đơn khởi kiện
Theo khoản 1 Điều 168 BLTTDS, các trường
hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện gồm: “a) Người khởi kiện
không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Sự việc đã được
giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết
định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà
Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi
thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di
sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền
sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do
chưa đủ điều kiện khởi kiện;
c) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171
của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí
cho Tòa án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;
d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;
đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”
Ngoài ra còn có 3 trường hợp bị tòa
án trả lại đơn khởi kiện:
Thứ nhất, người
khởi kiện yêu cầu trả lại đơn khởi kiện trước khi Tòa án thụ lý vụ án. Khi trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn
khởi kiện.
Thứ hai, hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người khởi kiện vẫn không
đến Tòa án làm thủ tục thụ lý vụ án như không nộp tiền tạm ứng
phí và nộp lại biên lai
cho Tòa án, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Thứ ba, người khởi kiện không bổ sung đơn khởi kiện là trường hợp đã nhận được
yêu cầu của Tòa án về bổ sung đơn khởi kiện nhưng họ kông tiến hành sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 169 BLTTDS.
Khi trả lại đơn kiện cho người khởi kiện, tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn kiện để người khởi kiện có căn cứ khiếu nại về việc trả lại đơn kiện.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
về việc trả lại đơn khởi kiện được quy định tại điều 170 BLTTDS người khởi kiện có quyền
khiếu nại với chánh án tòa án
đã trả lại đơn kiện trong thời hạn 3 ngày làm
việc
kể từ ngày họ nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo do tòa án trả lại. Trong thời hạn 3 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận
được khiếu nại, chánh án phải ra một trong các quyết định sau:
- Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện,
- Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ
lý vụ án.
- Về trình tự nhận đơn và giải
quyết đơn: theo quy định tại khoản 1 Điều 172 của BLTTDS thì “Trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án
phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án”; đồng thời, theo quy định
tại Điều 173 thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có nhiệm
vụ thông báo về việc thụ lý vụ án và khoản 1 Điều 174 của Bộ luật
tố tụng dân sự quy định “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho…”. Như vậy,
giả sử nếu Thẩm phán được Chánh án phân công giải quyết vụ án vào
ngày cuối cùng theo thời hạn trên thì không thể đảm bảo thông báo thụ
lý vụ án đúng thời hạn. Đồng thời, có trường hợp vụ án đã được thụ lý
nhưng Chánh án lại chậm trễ trong việc phân công cho Thẩm phán giải quyết.
- Về hình thức văn bản: chưa
quy định rõ ràng hình thức văn bản như thế nào để xác nhận việc tòa án có thụ
lý hay trả lại đơn mặc dù quy định phải sử dụng văn bản.
- Về phạm vi khởi kiện:
theo Điều
163 BLTTDS thì có thể giải quyết nhiều quan hệ pháp luật bao gồm cả tranh chấp
dân sự và yêu cầu dân sự trong một vụ án, tuy nhiên,tòa án chỉ có thẩm quyền thụ
lý các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động dẫn đến không bao quát hết được các loại tranh chấp, yêu cầu phát
sinh từ thực tiễn.
- Về thủ tục nộp tiền tạm ứng
án phí: quy định tại Điều 171 BLTTDS hiện nay chưa có hướng dẫn thủ tục nộp tiền
tạm ứng án phí như thế nào. Các tòa án xem xét phương thức nào có thể tiết kiệm
thời gian đi lại có lợi cho người nộp đơn thì có thể tự thực hiện.
- Về quy định chuyển đơn khởi kiện:
tại khoản 2 Điều 167 BLTTDS. Theo quy định tại Điều luật này thì tòa án vừa phải
thông báo cho người khởi kiện vừa phải ra quyết định để gửi cho người khởi kiện
và những người có liên quan như vậy không cần thiết. Hơn nữa, chưa rõ đương sự
sẽ phải tự mang đơn đến tòa đúng thẩm quyền nộp hay tòa đã nhận đơn chuyển đơn
cho tòa có thẩm quyền.
- Về hậu quả pháp lý: việc
không nộp cho Toà án văn bản ý kiến về việc khởi kiện điểm g khoản 2 Điều 174
không quy định cụ thể hậu quả phải gánh chịu như thế nào.
- Về yêu cầu phản tố của bị
đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan: Điều 176, Điều 177,
Điều 178 BLTTDS không quy định đến thời điểm nào thì không còn quyền yêu cầu phản
tố, yêu cầu độc lập.
- Về trình tự giải quyết đơn: nên quy định mỗi Tòa án có một bộ phận
chuyên trách giải quyết đơn. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ trực tiếp nhận đơn do
đương sự nộp và giải quyết đơn như xem xét thụ lý, chuyển đơn đến Tòa án có thẩm
quyền hoặc trả lại đơn khởi kiện.
- Về hình thức: BLTTDS nên bổ sung quy định hoạt động thụ lý vụ án
phải được thể hiện bằng một quyết định trong đó ghi số, ngày tháng năm thụ lý,
ghi rõ tranh chấp phải được giải quyết, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan (nếu có)…
- Việc chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền: cần sửa đổi khoản 2 Điều 167 BLTTDS trong đó quy định
rõ trường hợp cần phải chuyển đơn khởi kiện. Đồng thời quy định việc chuyển đơn
khởi kiện phải được thực hiện và gửi cho người khởi kiện một bản. Ngoài ra,
pháp luật cũng cần quy định rõ chủ thể có trách nhiệm chuyển đơn khởi kiện cho
Tòa án có thẩm quyền, trong trường hợp này nên là tòa án bởi không phải người
dân nào cũng có hiểu biết tường tận hệ thống các cơ quan.
- Về thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí: phải có thông báo cụ thể với
nội dung về số tiền tạm ứng án phí, thời hạn, địa điểm nộp tiền tạm ứng án phí
và thời hạn nộp lại biên lai cho Tòa án.
- Cần phải ra quyết định trả lại đơn khởi kiện phù hợp với Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật vì cho dù là ai thực hiện hành vi trả lại
đơn khởi kiện cho đương sự thì văn bản do Tòa án phát ra đều có chữ ký và con dấu
của Tòa án đó. Mà thực tế chỉ có những người có chức danh trong Tòa án mới có
quyền ký tên, đóng dấu; do đó, khi trả lại đơn khởi kiện nên ra bằng hình thức
quyết định là thích hợp nhất.
- Điểm đ khoản 1 Điều 168 BLTTDS quy định trường hợp người khởi kiện
chưa có đủ điều kiện khởi kiện sẽ bị trả đơn khởi kiện. Tuy nhiên, hiểu đúng điều
luật này như thế nào thì hiện nay vẫn còn những quan điểm khác nhau. Pháp luật
cần có quy định trong trường hợp này để áp dụng thống nhất.
Thủ tục thụ lý, trả lại đơn khởi
kiện đóng vai trò như một người bảo vệ giúp phân loại, kiểm tra điều kiện của
các đơn khởi kiện, giúp cho việc tiến hành tố tụng tiếp theo diễn ra thật sự
dung đắn và hiệu quả. Làm tốt thủ tục này sẽ giúp tòa án làm đúng nhiệm vụ, tập
trung, phát huy đúng khả năng từ đó nâng cao hiệu quả, tạo được uy tín trong
nhân dân.