ĐẶC BIỆT PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
(ASEAN Declaration
Against Trafficking in Persons,
Particularly Women
and Children)
CHÚNG TÔI, những người đứng đầu Nhà nước/Chính
phủ Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Liên bang Mi-an-ma, Cộng hòa
Phi-líp-pin, Cộng hòa Xinh-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam là các quốc gia thành viên ASEAN, dưới đây gọi tắt là ASEAN.
KHẲNG ĐỊNH lại Tuyên bố Hà Nội năm 1998 và Kế
họach hành động Hà Nội, mà đã cam kết trong đó có việc tăng cường những nỗ lực
cá nhân và tập thể để giải quyết các tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm cả việc
buôn bán người.
THỂ HIỆN nhu cầu cấp bách phải có một phương cách
tiếp cận mang tính khu vực toàn diện để phòng, chống việc buôn bán người, đặc
biệt là phụ nữ và trẻ em.
NHẬN THỨC rằng các nhân tố xã hội, kinh tế và
những nhân tố khác đã làm người dân phải di cư làm cho họ dễ trở thành nạn nhân
của nạn buôn bán người.
CÔNG NHẬN rằng sự vô đạo đức và vô nhân đạo của
mối quan ngại chung này đã dẫn đến việc cần thiết phải tăng cường những đối phó
về lập pháp, thực thi pháp luật và tư pháp để đảm bảo có hành động ngăn chặn đối
với những người tham gia vào các hoạt động đơn lẻ hoặc có tổ chức để buôn bán
người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
ĐÁNH GIÁ CAO một chiến dịch thành công chống
lại nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đòi hỏi sự đối thoại, trao
đổi thông tin và hợp tác thường xuyên trong ASEAN.
KHẲNG ĐỊNH LẠI nguyện vọng kiên định của ASEAN
giữ vững tinh thần của Công ước của Liên Hợp Quốc chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia và các nghị định thư của Công ước có liên quan vì Công ước phản
ánh cam kết của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc về phòng ngừa và đấu
tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
KHẲNG ĐỊNH LẠI qua Tuyên bố này một cam kết đối
với việc phát triển và an ninh con người, và việc nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân các nước ASEAN.
DƯỚI ĐÂY TUYÊN BỐ, thực hiện những nỗ lực đồng
bộ để giải quyết hiệu quả một vấn đề khu vực đang nổi lên, cụ thể là nạn buôn
bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong giới hạn cho phép bởi các pháp
luật và chính sách của các nước, qua những biện pháp sau:
1.
Thiết lập một mạng lưới đầu mối khu vực để phòng
ngừa và đấu tranh chống nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong
khu vực ASEAN.
2.
Thông qua các biện pháp để bảo vệ tính nguyên vẹn
của hộ chiếu, giấy tờ đi lại, giấy tờ tuỳ thân và các giấy tờ thông hành khác
của họ khỏi sự gian lận.
3.
Thực hiện thường xuyên trao đổi các quan điểm, chia
sẻ thông tin về những dòng di cư có liên quan, xu hướng và mô hình, tăng cường
kiểm soát biên giới và các cơ chế giám sát theo dõi, ban hành pháp luật cần
thiết có thể áp dụng được.
4.
Tăng cường sự hợp tác giữa những cơ quan có thẩm
quyền về xuất nhập cảnh và thực thi pháp luật của các nước chúng tôi.
5.
Phân biệt nạn nhân của nạn buôn bán người với thủ
phạm, nhận dạng các nước đi và quốc tịch của các nạn nhân như vậy và bởi vậy đảm
bảo rằng những nạn nhân này được đối xử nhân đạo và được cung cấp các dịch vụ y
tế thiết yếu cùng những hình thức giúp đỡ cần thiết khác của nước nhận, bao gồm
việc hồi hương nhanh chóng về nước gốc.
6.
Thực hiện các hành động tôn trọng, bảo vệ phẩm giá
và quyền con người của những nạn nhân đích thực của nạn buôn bán người;
7.
Thực hiện các hành động/biện pháp cưỡng chế với cá
nhân và/hoặc tổ chức tham gia vào việc buôn bán người và sẽ dành cho nhau sự
giúp đỡ cao nhất có thể được để trừng phạt những hoạt động này.
8.
Thực hiện các biện pháp để củng cố sự hợp tác khu
vực và quốc tế để phòng, chống nạn buôn bán người.
Tất cả các quốc gia thành viên khẳng định lại
cam kết của mình sẽ hoàn thành những nội dung của Tuyên bố này thông qua những
nỗ lực tối đa bằng các công cụ thích hợp mà cần thiết và phù hợp với luật pháp
và chính sách của họ.
ĐƯỢC THÔNG QUA bởi những người đứng đầu Nhà nước/chính
phủ các quốc gia thành viên ASEAN vào ngày 29 tháng 11 năm 2004 ở Viên-chăn
(Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).