I. Các phương thức tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình
1. Tư vấn bằng lời nói
Tư
vấn trực tiếp bằng lời là một trong số những hình thức tư vấn pháp luật. Theo
đó, tư vấn pháp luật bằng lời nói được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng lời
nói với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà
khách hàng cần tư vấn.
Thực
tiễn hoạt động tư vấn pháp luật cho thấy hình thức tư vấn bằng miệng là hình thức
phổ biến. Với các vụ việc có tính chất đơn giản, khách hàng thường gặp người tư
vấn để tìm hiểu bản chất pháp lý của vụ việc trên cơ sở đó giúp họ tìm giải
pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Tuy vậy,
hoạt động tư vấn pháp luật là một hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi một quá
trình lao động trí óc.
Vì
vậy khi tư vấn trực tiếp bằng miệng cho khách hàng, người tư vấn cần thiết phải
tôn trọng một quy trình sau đây[1]:
- Thứ
nhất, người tư vấn cần phải lắng nghe khách hàng trình bày
và ghi chép đầy đủ nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm rõ
thêm. Thông thường, lần đầu tiên tiếp xúc, người tư vấn chưa thể nắm bắt một
cách chắc chắn bản chất của sự việc đó, hơn nữa, khách hàng thường trình bày
theo ý chủ quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết. Do
đó, người tư vấn cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của
vụ việc. Người tư vấn nên lưu ý khách hàng, chỉ có thể đưa ra giải pháp chính
xác, đầy đủ và đúng pháp luật nếu khách hàng trình bày vấn đề trung thực và
khách quan.
Đồng
thời, người tư vấn phải nắm bắt được tâm lý khách hàng để có những ứng xử, giao
tiếp phù hợp. Ngoài ra, người tư vấn cũng cần phải khiêm tốn, thái độ đúng mực,
thông cảm, chia sẻ và tôn trọng khách hàng.
- Thứ
hai, người tư vấn yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến vấn đề
cần tư vấn. Những giấy tờ, tài liệu này phản ánh diễn
biến của quá trình tranh chấp hoặc bản chất của vụ việc mà khách hàng yêu cầu
tư vấn. Nếu không có những tài liệu này, việc tư vấn có thể không chính xác.
Sau khi khách
hàng cung cấp đầy đủ các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan, người tư vấn
cần phải dành thời gian để nghiên cứu các giấy tờ tài liệu đó. Trường hợp sau
khi nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do khách hàng cung cấp
mà thấy không thể trả lời ngay được, phải thông báo điều đó cho khách hàng và hẹn
khách hàng gặp vào một ngày khác.
- Thứ
ba, tra cứu tài liệu tham khảo. Đây là công việc cần
thiết để khẳng định với khách hàng rằng người tư vấn dựa trên cơ sở pháp lý chắc
chắn, tư vấn theo pháp luật chứ không phải theo cảm tính, chủ quan, đồng thời
giúp chính người tư vấn khẳng định đúng những suy nghĩ, cảm tính của chính mình
trước đó. Việc dùng các quy định của pháp luật để làm cơ sơ cho các kết luận của
mình đều là bắt buộc.
- Thứ
tư, người tư vấn phải định hướng cho khách hàng.
Thực chất là việc đưa ra giải pháp trả lời (bằng miệng) các vấn đề mà khách
hàng yêu cầu. Người tư vấn cần phải trung thực, phân tích vấn đề trên cơ sở
pháp lý và luôn đứng về phía khách hàng của mình. Không được thiên vị, chủ
quan, bởi như vậy, sẽ không nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Nếu chưa tin
tưởng vào giải pháp của mình, người tư vấn nên hẹn khách hàng vào một ngày
khác.
- Thứ
năm, trong quá trình tư vấn, có thể kết hợp hòa giải.
Người tư vấn giúp hai bên đương sự hòa giải, thỏa thuận với nhau để tìm ra một
giải pháp thỏa đáng. Tuy nhiên, trong trường hợp hoà giải, người tư vấn phải cho
khách hàng biết bản chất của vấn đề, tức là nếu đưa vụ án ra xét xử tại Toà án
hoặc Trọng tài họ sẽ được lợi gì và nếu tự hoà giải họ cũng sẽ được lợi gì.
2. Tư vấn bằng văn bản
Tư
vấn pháp luật bằng văn bản được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng văn bản với
khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà khách hàng
cần tư vấn.
Việc
tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành khi:
- Khách
hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp người tư vấn và không muốn tư vấn qua điện
thoại.
- Khách
hàng muốn khẳng định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra các câu hỏi
để người tư vấn trả lời bằng văn bản.
- Kết
quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ cho mục đích khác
của họ.
- Những
vụ, việc phức tạp mà nếu người tư vấn tư vấn bằng lời nói thì khách hàng không
nắm bắt hết được.
Theo
yêu cầu của khách hàng việc tư vấn bằng văn bản có thể được thực hiện theo hai
hình thức: Khách hàng viết đơn, thư, chuyển fax và khách hàng trực tiếp đến gặp
người tư vấn và đề nghị tư vấn bằng văn bản.
Khi
thực hiện tư vấn bằng văn bản thông thường hai bên (người tư vấn và khách hàng)
phải ký hợp đồng tư vấn pháp luật với nhau (ví dụ: Điều 26 Luật Luật sư quy định
về thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý). Trong trường hợp một
bên yêu cầu thì hợp đồng phải được công chứng.
Cũng
như việc tư vấn bằng miệng, việc tư vấn bằng văn bản yêu cầu phải quán triệt
các bước sau đây:
- Nghiên
cứu kỹ yêu cầu của khách hàng.
- Trao
đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để khẳng định trong một số trường hợp cần
thiết.
- Tra
cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan để phục vụ cho việc tư vấn.
- Soạn
văn bản trả lời cho khách hàng.
II. Ưu và nhược điểm của các phương thức tư vấn
· Ưu
điểm:
- Người
tư vấn có thể quan sát trực tiếp cử chỉ, tâm lý khách hàng để hiểu rõ hơn về
tâm lý khách hàng, có thể tương tác với khách hàng một cách tích cực để tìm ra
giải pháp phù hợp.
- Khi
người tư vấn tư vấn trực tiếp bằng miệng: những thắc mắc của khách hàng sẽ được
giải đáp cặn kẽ, chi tiết nhất. Được gặp và trao đổi trực tiếp với người tư vấn,
khách hàng có thể có được câu trả lời nhanh nhất. Hơn nữa, khách hàng cũng có
thể đưa ra các yêu cầu của mình dễ dàng hơn. Trực tiếp đến gặp người tư vấn,
khách hàng sẽ trao đổi được nhiều hơn, nhận được sự tư vấn rõ ràng hơn. Đây là
hình thức được sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Với
hình thức tư vấn bằng lời nói qua điện thoại: hình thức này rất tiện lợi cho khách
hàng ở xa hay bận rộn không thể đến gặp trực tiếp người tư vấn. Người tư vấn có
thể nghe khách hàng trình bày thắc mắc cũng như đưa ra cho khách hàng lời
khuyên qua điện thoại. Hình thức này thực hiện nhanh chóng nhưng chỉ giải quyết
được các tranh chấp, vấn đề không liên quan đến thủ tục.
Hình thức tư vấn
này ngày càng phổ biến vì hiện tại, điện thoại là phương tiện liên lạc nhanh và
hữu hiệu. Khách hàng có thể có được số điện thoại của người tư vấn qua người
quen, qua khách hàng cũ của người tư vấn hay họ thấy thông tin của chúng ta
trên báo chí, trên mạng internet.
· Nhược
điểm:
- Hình
thức này không chỉ đòi hỏi người tư vấn phải am hiểu pháp luật mà còn phải có
các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, như các kỹ năng: tạo niềm tin cho khách
hàng, đồng cảm, thuyết phục, tự chủ cảm xúc[2],…
Ngoài ra, người tư vấn cũng cần phải am hiểu xã hội, tâm lý khách hàng.
- Đối
với hình thức tư vấn qua điện thoại: những vấn đề liên quan đến thủ tục, giấy tờ
thì hình thức này không đạt được hiệu quả cao. Bởi, người tư vấn không thể giới
thiệu, tư vấn, hướng dẫn khách hàng một cách tỷ mỷ, khoa học và chính xác.
- Kết
quả tư vấn, hướng dẫn của người tư vấn chỉ có tính định hướng cho khách hàng.
Do đó, khách hàng có thể làm theo hướng dẫn hoặc không làm theo. Mặt khác,
khách hàng cũng không thể sử dụng kết quả tư vấn để phục vụ cho mục đích khác của
mình.
- Ngoài
ra, khách hàng sẽ mất khá nhiều thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc với người tư vấn.
Phí tư vấn cũng khá cao, chưa kể chi phí cho việc đi lại,…
- Khác
với tư vấn trực tiếp bằng miệng, tư vấn bằng văn bản tạo cơ hội cho người tư vấn
thâm nhập hồ sơ kỹ càng và chính xác hơn, vì thế có thể đưa ra những giải pháp
hữu hiệu cho khách hàng. Tư vấn bằng văn bản yêu cầu người tư vấn phải làm việc
cẩn thận hơn, chu đáo và văn bản tư vấn đưa ra phải có độ chính xác, có cơ sở
khoa học và đúng pháp luật.
- Khách
hàng có thể nắm bắt rõ ràng hơn, đầy đủ hơn những tư vấn của người tư vấn,
trong trường hợp, vụ, việc cần tư vấn quá phức tạp, mà khách hàng không thể nắm
bắt hết được khi người tư vấn tư vấn bằng lời nói.
- Khách
hàng có thể khẳng định độ tin cậy của giải pháp mà người tư vấn đưa ra. Qua đó,
khách hàng có thể sử dụng kết quả tư vấn vào những mục đích khác của mình.
- Ngoài
ra, với hình thức này, khách hàng không phải mất thời gian để đến gặp trực tiếp
người tư vấn. Chi phí tư vấn thường ít tốn kém hơn so với tư vấn mặt đối mặt bằng
lời nói. Hơn nữa, chi phí đi lại, có thể tránh được.
· Nhược
điểm:
- Người
tư vấn khó có thể nắm bắt bắt được hết tâm lý khách hàng, khó có cơ hội tương
tác để tìm hiểu rõ hơn những yêu cầu của khách hàng. Do đó, người tư vấn khó có
thể đưa ra được những giải pháp vừa đúng pháp luật, vừa hợp lý, lại hợp tình.
- Hình
thức này, ngoài việc đòi hỏi người tư vấn phải có những kỹ năng chung về tư vấn
pháp luật, thì còn đòi hỏi người tư vấn phải có kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn
tốt[3].
- Khách
hàng sẽ không có cơ hội để tìm hiểu, yêu cầu giải đáp các vướng mắc mới phát
sinh, thời gian nhận được sự tư vấn, hướng dẫn sẽ lâu hơn so với tư vấn trực tiếp
bằng lời nói.
- Người
tư vấn có thể tư vấn, hướng dẫn một cách rõ ràng, tỷ mỷ đến khách hàng nhữngn
giấy tờ, tài liệu cần thực hiện.
- Một
hình thức tư vấn mà nhiều văn phòng, trung tâm tư vấn đã áp dụng đó là tư vấn qua
mail. Những vấn đề, thắc mắc mà bạn gặp trong cuộc sống bạn có thể gửi đến các
văn phòng qua mail. Những văn phòng sẽ có người check mail và trả lời thắc mắc
của bạn. Tuy nhiên, hình thức này thường mất khá nhiều thời gian.
[1] Tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật (TS. Phan Chí Hiếu – Ths. Nguyễn
Thị Hằng Nga, Chủ biên), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012
[2] Chu Liên Anh, Một số vấn đề lý luận về tư vấn pháp luật, Tạp
chí Tâm lý học, số 2 (119), 2 – 2009
[3] Chu Liên Anh, Một số vấn đề lý luận về tư vấn pháp luật, Tạp
chí Tâm lý học, số 2 (119), 2 – 2009
1 nhận xét:
Write nhận xétiura - tư vấn luật qua điện thoại
Replyxem chi tiết tại https://iura.vn