1. Quy định của pháp luật vê việc đi bộ của người khuyết tật và nhận xét
Đối với người khuyết tật, việc tham gia giao
thông là điều khá khó khăn, đặc biệt với những người khuyết tật vận động và người
khiếm thị. Để hỗ trợ cho người khuyết tật có thể tham gia giao thông một cách
thuận tiện nhất, cụ thể ở đây là vấn đề về đi bộ, Luật Giao thông đường bộ Việt
Nam năm 2008 đã có những quy định riêng cho người khuyết tật. Cụ thể nhất tại
Điều 33 như sau:
“Điều 33.Người khuyết tật, người già yếu tham
gia giao thông
1. Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố
và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
2. Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ
để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.
3. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi
đi qua đường.”
Quy định tại Khoản 1 Điều này cho thấy, người
khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được phép đi trên vỉa hè của đường
phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Họ tham gia giao thông với tư
cách là người đi bộ. Quy định này về mặt pháp luật là khá hợp lý.
Khoản 2 quy định về việc đi bộ của người khiếm
thị. Theo đó nếu muốn đi lại trên đường bộ thì người khiếm thị hoặc phải có người
đi cùng. Trường hợp không có ai đi cùng thì
người khiếm thị phải trang bị công cụ hỗ trợ để báo hiệu cho người tham
gia giao thông và người đi bộ khác nhận biết đó là người khiếm thị. Đây là quy
định để giúp người khiếm thị đi đường bộ một cách an toàn hơn. Tuy nhiên về quy
định sử dụng công cụ hỗ trợ như thế nào lại không quy định rõ ràng. Đôi khi họ
sử dụng công cụ quá nổi trội, khiến người tham gia giao thông phải chú ý. Đối với
những người chưa vứt bỏ được sự mặc cảm thì quy định đó chỉ khiến họ “không muốn
bước chân ra đường”.
Khoản 3 Điều này quy định về trách nhiệm
chung cho mọi người khi thấy người khuyết tật đi qua đường phải giúp đỡ. Quy định
này mang tính nhân văn cao, thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ của Nhà nước cũng
như cộng đồng đối với người khuyết tật.
Khoản 4 Điều 11 quy định: “Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ,
người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người
đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển
phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật
đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của
người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.”
Khoản 4 Điều 11 quy định về việc nhường đường
cho người khuyết tật, cả trong trường hợp người khuyết tật sang đường tại nơi
không có vạch kẻ đường. Tuy nhiên quy định này chỉ nói đến xe lăn của người
khuyết tật, tức chỉ đối tượng khuyết tật sử dụng xe lăn mới được nhường đường
khi sang đường? Người khiếm thị thì không được nhường đường? Quy định này cần bổ
sung thêm, tránh trường hợp liệt kê đối tượng nhưng lại liệt kê thiếu đối tượng.
Khoản 1 Điều 44 quy
định về bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ: “Công
trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật
và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường
bộ, trong đó có người đi bộ và người
khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm
và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người
khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.”
Quy định ở khoản 1 Điều 44 này yêu cầu các
công trình đường bộ xây mới phải đảm bảo tiêu chí đảm bảo người khuyết tật có
thể sử dụng, đi lại an toàn và thuận tiện. Quy định này rất tiến bộbởi lẽ nếu đường đi bộ mà quá gồ
ghề, quá dốc hoặc có quá nhiều vật cản thì sẽ gây nhiều khó khăn cho người
khuyết tật trong việc đi bộ.Ví dụ như giữa vỉa hè là lòng đường cần có đoạn đường dốc để người khuyết
tật sử dụng xe lăn có thể dễ dàng lên xuống hơn. Chỉ cần thay đổi phần nhỏ công
trình đường bộ là người khuyết tật có thể thích nghi dễ hơn với việc đi lại.
Tuy nhiên, thực tế, những công trình này chưa thực sự chú trọng đến việc thiết
kế theo hướng cả người bình thường và người khuyết tật đều có thể sử dụng. Hoặc
nếu có thì làm chưa thực sự tốt.
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam
luôn chú trọng đến quyền lợi của người nguyết tật. Những quy định về đi bộ của
người khuyết tật tuy không nhiều nhưng cũng cho thấy rằng người khuyết tật nhận
được sự quan tâm từ Nhà nước và Chính phủ. Tuy nhiên những quy định về đi bộ cho người khuyết tật
còn hạn chế, cần bổ sung thêm để đảm bảo cho người khuyết tật tham gia giao
thông – đi bộ một cách an toàn và thuận tiện nhất.
2.
Thực tiễn thực hiện pháp luật về đi bộ của người khuyết tật và kiến nghị
phương hướng hoàn thiện
Thực tiễn hiện nay, nước ta rất ít công trình
giao thông mà người khuyết tật có thể tự đi được. Một trong số ít đó có thể kể
đến phố đi bộ Nguyễn Huệ - Thành phố Hồ Chí Minh.
Ở nhiều nước trên thế giới, vỉa hè được thiết
kế không chỉ thuận tiện cho người bình thường mà còn hỗ trợ cả cho người khuyết
tật đi lại dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay ở Hà Nội vẫn còn một số tuyến phố được
thiết kế chưa thực sự thuận tiện cho người khuyết tật. Ví dụ phố Liễu Giai, đây
là một trong những phố ở Hà Nội được công nhận là đẹp nhất thủ đô. Hầu như các
đường phố tiếp giáp với phố này đều có thiết kế hiện đại. Lòng đường được phân
làn cho ôtô, xe máy, xe đạp tham gia giao thông một cách khá thuận tiện. Nhưng
hạ tầng cơ sở của các phố này đều chưa phù hợp với người cao tuổi, cáccháu nhỏ
và nhất là người khuyết tật sử dụng xe lăn.
Đến tuyến phố này, rất dễ nhận thấy hai bên vỉa
hè phố Liễu Giai đều tương đối cao so với mặt đường. Các lối lên xuống lại có
bó vỉa hè hạ chìm vẫn cao hơn 2cm so với mặt đường và đường lên dốc chưa đủ độ
thoai thoải giúp người khuyết tật sử dụng xe lăn lên xuống dễ dàng. Các điểm dừng
xe buýt, các lối đi qua đường dành cho người đi bộ cũng hầu như chưa có lối lên
vỉa hè đủ bề rộng 1,2m theo tiêu chuẩn.
Nhiều công trình cũng không thiết kế các lối
đi riêng cho người khuyết tật. Điều này dẫn đến việc đi lại của người khuyết tật rất
khó khăn, đặc biệt là người khiếm thính.
Ngoài ra, ý thức nhường
đường cho người khuyết tật của một số người bình thường tham gia giao thông
không cao, đặc biệt là hiện tượng làm lơ khi thấy người khuyết tật sang đường.
Tình tương thân tương ái liệu có còn trong xã hội này? Đây là điều thực sự đáng
buồn.
Để giúp người khuyết
tật có thể tham gia giao thông đường bộ một cách an toàn và dễ dàng hơn, cần có
sự phối hợp của các ban ngành với nhau, của nhân dân với nhau. Sau đây em xin
kiến nghị một số phương hướng sau:
Thứ nhất, cần quy định rõ hơn về những ưu tiên cho người
khuyết tật khi tham gia giao thông, đặc biệt là việc đi bộ trên phần đường của
mình.
Thứ hai, kèm theo mỗi công trình đường bộnói riêng và công trình công cộng nói chung, cần
có những đường đi để người khuyết tật có thể đi được. Hiện nay trên thế giới,
có những thiết kế riêng cho người khuyết tật đi bộ mà chi phí không quá đắt đỏ.
Ví dụ ở Nhật Bản, tại mỗi giao lộ có đèn xanh đèn đỏ, Chính phủ Nhật Bản cho lắp
đặt các thiết bị tiếng kêu để báo hiệu đèn xanh đèn đỏ cho người khiếm thị. Điều
này không quá tốn kém nhưng hiệu quả nó mang lại vô cùng lớn. Hoặc các công
trình đường đi bộ có độ gồ ghề để người khiếm thị có thể xác định “đó là phần
đường đi bộ”. Hay từ vỉa hè xuống đến lòng đường, cần có đoạn đường dốc đủ rộng
để người khuyết tật dùng xe lăn có thể tự mình đi xuống…Có rất nhiều công trình
thiết kế để hỗ trợ người khuyết tật. Chỉ là những thay đổi nhỏ thôi nhưng mang
lại ý nghĩ vô cùng lớn với người khuyết tật.
Thứ ba, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ cho người
khuyết tật để họ nắm rõ luật lệ khi tham gia giao thông: phần đường, tín hiệu
đèn giao thông…
Thứ tư, nâng cao ý thức tham gia giao thông cho người
dân, nâng cao ý thức cộng đồng, xóa bỏ sự kì thị đối với người khuyết tật.
Tiểu kết: Để giúp người khuyết tật dễ
dàng và an toàn khi đi bộ trên các tuyến phố, Nhà nước cần bắt tay thực hiện chứ
không phải quy định xong để đó. Đã có nhiều công trình chú trọng đến việc tạo
những lối đi để người khuyết tật có thể tự đi được, tuy nhiên, không phải công
trình nào người khuyết tật cũng có thể sử dụng được. Có nhiều lý do lý giải cho
điều này như chất lượng công trình chưa tốt, có sai sót khi thiết kế (đường dốc
quá dốc và trơn, đường gồ ghề quá gồ ghề dẫn đến người khuyết tật vấp ngã…)… Do
vậy, cần xây dựng đường đi dành cho người khuyết tật bằng chính cái tâm của
mình chứ không phải xây dựng để có, để thể hiện cho nước bạn và các tổ chức hỗ
trợ thấy rằng, Việt Nam cũngcó những công trình dành cho người khuyết tật.