I. Khái quát chung về chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết
tật
1.
Khái niệm
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức
khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ
không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”.
CSSK NKT là sự chăm sóc toàn diện, đặt
trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động giữa các yếu tố môi trường bên ngoài (thức
ăn, nước uống,…) và các yếu tố môi trường bên trong (di truyền, gen, tế bào,…)
giữa các hoạt động đề phòng sự phát sinh ra bệnh tật, phát hiện sớm bệnh tật… đến
việc điều trị kịp thời và phục hồi sức khoẻ cho NKT. Bao gồm: chăm sóc y tế
(chăm sóc do ngành y tế đảm nhiệm: chăm sóc về phòng bệnh; khám bệnh, chữa bệnh;
điều dưỡng, phục hồi chức năng…) và chăm sóc ngoài y tế (do các ngành khác đảm
nhiệm: tập luyện thể dục thể thao; chăm sóc về dinh dưỡng; nước uống, vệ sinh
môi trường; nhà ở;...).
Chế độ CSSK NKT: là tổng hợp các quy định
về quyền của NKT được nhà nước, cộng đồng xã hội thực hiện trong các hoạt động
phòng bệnh, khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng nhằm giúp NKT ổn định
sức khỏe, vượt qua nỗi khó khăn bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
2.
Ý nghĩa
Ý
nghĩa xã hội và nhân văn:thể hiện sự chia sẻ, cảm thông của
cộng đồng với những rủi ro của NKT. Từ đó giúp NKT khắc phục các bất lợi, khó
khăn, vượt qua mặc cảm, tự ti về ngoại hình, về tật, vươn lên khẳng định bản
thân.
Ý
nghĩa pháp lý: bảo đảm quyền được CSSK của NKT được đề
cập trong Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp quốc:“mỗi người đều có quyền… hưởng mức sống bao gồm cơm ăn, áo mặc, nhà ở,
chăm sóc y tế và phục vụ xã hội để duy trì sức khoẻ và thoả mãn nhu cầu của
chính bản thân và gia đình”, trong đó đã bao hàm quyền được CSSK. Đồng thời,
thể hiện trách nhiệm của cộng đồng xã hội trong CSSKNKT.
Ý
nghĩa kinh tế: tạo điều kiện cho NKT tham gia các quan
hệ lao động, việc làm và để sống độc lập. NKT luôn được đánh giá cao về lòng tận
tụy và ý chí vươn lên trong công việc, khi sức khoẻ được đảm bảo, NKT sẽ có cơ
hội tham gia các hoạt động xã hội khác, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
công dân, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
3.
Các nguyên tắc cơ bản của chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Đa
dạng hóa các hoạt động CSSKNKT: thể hiện ở việc lồng
ghép chế độ CSSKNKT với chương trình kinh tế, xã hội; thực hiện đồng bộ chăm
sóc y tế và ngoài y tế; đa dạng hóa các loại hình, cơ sở CSSK cùng với khai
thác nguồn đầu tư tài chính; phát huy sáng kiến ứng dụng khoa học kỹ thuật
thích nghi với mọi dạng tật.
Xã
hội hóa các hoạt động CSSK người khuyết tật: ngoài việc nhà
nước thống nhất quản lý và thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước, còn huy động
thêm sự tham gia của cả cộng đồng cũng như chính bản thân NKT.
Ưu
tiên hợp lý trong hoạt động CSSK NKT: ưu tiên cho các đối tượng
theo mức độ và dạng tật theo hướng ưu tiên nhiều hơn cho những người có khuyết
tật nặng hơn, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ có thai khuyết
tật, người khuyết tật có công với cách mạng như miễn giảm phí y tế, ưu tiên thứ
tự cấp thuốc, ưu tiên điều trị nội trú.
II. Nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe NKT
1.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NKT
Theo WHO,CSSK ban đầu là những chăm sóc
sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp kỹ thuật thực hành đưa đến tận
cá nhân và từng gia đình, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ
của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được sức khỏe cao nhất.
Ở Việt Nam, CSSK ban đầu được thực hiện
đối với mọi công dân, trong đó có NKT,cụ thể được quy định tại Điều 21 Luật NKT.
Theo đó, việc CSSK ban đầu đối với NKT thuộc trách nhiệm của cơ sở y tế cấp xã,
thực hiện các hoạt động: tuyên truyền, giáo dục kiến thức phổ thông về CSSK,
các biện pháp phòng ngừa khuyết tật; lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe NKT;
các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện phù hợp trong phạm vi chuyên
môn.
Theo quy định của Luật NKT, CSSK ban đầu
đối với NKT gồm các nội dung sau đây[1]:
Giáo dục sức khoẻ:
thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về CSSK bằng
các hình thức, biện pháp phong phú như: tổ chức lớp học, thông tin qua hệ thống
truyền thông ở địa phương hoặc lồng ghép vào các hoạt động văn hoá xã hội khác ở
địa phương.., nhằm mục đích tăng cường kiến thức và hiểu biết của NKT về việc tự
bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ đó sẽ giúp NKT
loại bỏ dần những lối sống, thói quen và phong tục tập quán
có hại cho sức khoẻ.
Nội dung giáo dục sức khoẻ gồm: cải thiện
điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lí, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường,
chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, các hoạt động về công tác phòng bệnh… Đối với
trẻ em khuyết tật, giáo dục sức khoẻ còn thể hiện ở chương trình giáo dục đặc
biệt, đó là giáo dục hoà nhập hoặc giáo dục chuyên biệt tùy thuộc vào mức độ
khuyết tật cũng như khả năng phục hồi sức khoẻ của trẻ em.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa:hoạt
động phòng ngừa được thực hiện rất đa dạng, phong phú: phòng ngừa dựa vào dạng
tật, phòng ngừa dựa vào khả năng thực tế của địa phương, hoàn cảnh gia đình,
phòng ngừa dựa vào nhu cầu của người khuyết tật, ... Tuy nhiên, có thể khái
quát hoạt động phòng ngừa khuyết tật bao gồm:
Hoạt
động phòng ngừa không để xảy ra khuyết tật:là hoạt động
phòng ngừa từ xa, nhằm loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh tật. Để thực hiện
hoạt động này, mỗi NKTphải có kiến thức hiểu biết về vệ sinh, rèn luyện thân thể,
có lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật.
Cần chăm sóc tốt sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, thực hiện mỗi gia đình chỉ có một hoặc
hai con, tư vấn sức khoẻ sinh sản cho đối tượng có nguy cơ sinh con khuyết tật,
thực hiện khám thai cho tất cả phụ nữ ít nhất 5 lần theo quy định của WHO, giải
quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời kì mang thai và trẻ em,...
Ngoài ra, việc thực hiện phòng ngừa khuyết tật còn thể hiện qua các nội dung
tiêm chủng phòng chống các bệnh nhiễm trùng phổ biến của trẻ em, phòng chống
các bệnh dịch lưu hành phổ biến ở địa phương. Đây là các biện pháp phòng bệnh
tích cực, chủ động, mang lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa, giảm thiểu
khuyết tật.
Hoạt
động phòng ngừa để ngăn ngừa tình trạng ốm đau, tai nạn, rủi ro trở thành khuyết
tật:
khi ốm đau, tai nạn, rủi ro nào đó xảy ra, ai cũng mong muốn được cứu sống, phục
hồi sức khoẻ, không bị tàn tật. Vì thế, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động này là
phát hiện sớm, chẩn đoán sớm bệnh tật.Từ đó, có biện pháp xử lí kịp thời và điều
trị phù hợp, hạn chế các rủi ro trở thành khuyết tật.
Đối
với hoạt động phòng ngừa để ngăn ngừa khuyết tật gây nên hậu quả nặng hơn:là
hoạt động ngăn ngừa những tái phát gây ra thường thấy ở những người mắc bệnh, tật
không được chữa khỏi hoặc không chữa khỏi được. Sự tái phát bệnh, tật có thể
làm cho tình trạng suy giảm chức năng trở nên nặng hơn.Vì thế, phát hiện sớm
tình trạng tái phát bệnh, tật để điều trị kịp thời đồng thời phục hồi nhanh
chóng chức năng bị suy giảm để ngăn ngừa hậu quả xấu do khuyết tật gây ra.
Quản lí sức khoẻ:
mục tiêu lâu dài mà ngành y tế đặt ra là quản lí sức khoẻ cho toàn dân, trước mắt
là thực hiện quản lí sức khoẻ cho các đối tượng ưu tiên như trẻ em dưới 1 tuổi,
trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, các đối tượng có
công với cách mạng và NKT. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 LuậtNKT, trạm
y tế cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lí sức khoẻ NKT. Mục đích của
chế độ này nhằm quản lí theo dõi tình trạng khuyết tật ở địa phương, từ đó giúp
cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp hợp lí để chăm sóc sức khoẻ hiệu quả
hơn. Quản lí sức khoẻ NKT cũng được coi là nội dung quan trọng trong CSSKban đầu
đối với NKT.
2.
Khám bệnh, chữa bệnh
Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh
2009 quy định: “Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh,
thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận
lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp
điều trị phù hợp đã được công nhận”. “Chữa bệnh được hiểu là việc
sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc
đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi
chức năng cho người bệnh”.
Theo đó, khám bệnh, chữa bệnh là
quyền cơ bản của tất cả mọi người trong xã hội khi có nhu cầu, cụ
thể nó bao gồm các quyền được quy định từ Điều 7 đến Điều 13 Luật
khám bệnh, chữa bệnh 2009. Bên cạnh những quyền được quy định tại
luật chung là Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì Luật NKT cũng có
những quy định riêng về quyền được khám chữa bệnh cho NKT, theo đó
Nhà nước phải đảm bảo để NKT được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng
các dịch vụ y tế phù hợp (khoản 1 Điều 22 Luật NKT) và các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh cần thực hiện những biện pháp khám bệnh, chữa
bệnh phù hợp cho NKT (khoản 1 Điều 23 Luật NKT).
NKT là đối tượng yếu thế, chịu
nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nhưng NKT là trẻ em, phụ nữ có thai,
người cao tuổi, người có công với cách mạng và NKT nặng, đặc biệt
nặng còn chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi trong cuộc sống hơn nữa. Vì vậy,
bên cạnh quyền được khám chữa bệnh thì nhóm đối tượng NKT trên còn
được hưởng những quyền ưu tiên trong khám chữa bệnh nhằm hỗ trợ,
giúp đỡ họ trong việc CSSKthông qua các hình thức như: miễn, giảm
viện phí; hỗ trợ sinh hoạt phí; chi phí đi lại; chi phí điều trị….
Cụ thể, một trong những nguyên tắc hành nghề khám chữa bệnh được quy
định tại Điều 3.4 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 đó là ưu tiên khám
chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, NKT nặng,
người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ
có thai.
Bên cạnh đó quyền ưu tiên khám chữa
bệnh cũng được quy định trong một số văn bản pháp luật khác, cụ thể:
tại Điều 12 Luật người cao tuổi hay tại Điều 41.1 Luật bảo vệ sức
khỏe nhân dân:“Người cao tuổi, thương
binh, bệnh binh và người tàn tật được ưu tiên trong khám bệnh, chữa
bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp
với sức khỏe của mình”. Tuy nhiên, việc ưu tiên khám chữa bệnh
trên thực tế cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn như:“Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu
tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6
tuổi, NKT”, như vậy, cần phải dựa vào những yếu tố khác như tình
trạng nguy cấp của bệnh nhân, mức độ khuyết tật, độ tuổi… để xác
định đối tượng ưu tiên trong trường hợp phải lựa chọn giữa nhiều đối
tượng đều thuộc đối tượng được ưu tiên khám, chữa bệnh.
Ngoài ra, khi khám, chữa bệnh, NKTđược
bảo hiểm y tế thanh toán chi phí y tế theo quy định của pháp luật
bảo hiểm y tế. Nếu họ tham gia loại hình bảo hiểm khác thì cũng sẽ
được thanh toán quyền lợi theo quy định hoặc theo thỏa thuận.
3.
Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng đối với NKT không chỉ
bó hẹp trong phạm vi các biện pháp y học như trước đây (còn gọi là phục hồi chức
năng truyền thống), mà đã mở rộng phạm vi phục hồi chức năng đến các lĩnh vực
giáo dục, xã hội, hướng nghiệp v.v.. (còn gọi là phục hồi chức năng hiện đại
hay phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng). Trong đó, không chỉ có sự tham gia của
thầy thuốc tại các cơ sở y tế, mà còn có sự tham gia của chính quyền địa
phương, cộng đồng, gia đình và chính bản thân NKT vào quá trình chăm sóc sức
khoẻ NKT.
Theo quy định của pháp luật về NKT, cụ
thể tại Điều 24 và Điều 25 Luật NKT 2010 quy định nội dung phục hồi chức năng
NKT bao gồm: Phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức
năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Theo đó:
- Phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình,
phục hồi chức năng.
Căn cứ vào loại hình của
cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, có cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng
công lập và ngoài công lập.
Khác với trước đây, việc
thực hiện chỉnh hình, phục hồi chức năng cho NKT chủ yếu được tiến hành tại các
cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng của Nhà nước,hiện nay, với việc quy định
đa dạng các loại hình, phong phú các hình thức, mở rộng phạm vi hoạt động của
các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, pháp luật không chỉ đảm bảo quyền hiến
định, mà thể hiện trách nhiệm sâu sắc của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc
chăm sóc sức khoẻ cho những người kém may mắn trong xã hội, đảm bảo mục đích an
sinh xã hội.
- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng là biện pháp thực hiện tại nơi, với những người mà NKT cùng sinh
sống, nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kĩ năng phục hồi và thái
độ tích cực đến NKT, gia đình của họ và cộng đồng, tạo sự bình đẳng về cơ hội
và hoà nhập cộng đồng cho NKT.
Phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng hình thành trên cơ sở hợp nhất các dịch vụ y tế vào các dịch vụ
xã hội.Trước đây, hoạt động phục hồi chức năng chỉ được thực hiện tại các cơ sở
y tế, do những người có chuyên môn và sử dụng thiết bị do ngành y tế cung cấp, không
đạt được hiệu quả như mong muốn, lại tốn kém thời gian, tiền bạc, không phù hợp
với nhu cầu và đời sống của NKT. Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế
- xã hội, ngành y học đã luôn đổi mới về phương pháp phục hồi chức năng, tăng
cường các hoạt động chăm sóc tại nhà hoặc để NKT tự chăm sóc dưới sự hướng dẫn
của cán bộ chuyên môn. Hiệu quả của phương pháp này cao hơn rất nhiều trong việc
giúp NKT vượt qua những khó khăn của khuyết tật trong môi trường xã hội bình
thường[2].
III. Thực tiễn thực hiện CSSK NKT ở Việt Nam
CSSKban đầu là việc làm vô cùng quan trọng trong xã hội hiện
nay khi mà nhận thức của người dân về chăm lo sức khỏe cho bản thân ngày càng
tăng cao, đặc biệt là đối với NKT. Việc CSSKban đầu cho NKT được quy định tạiĐiều 21 Luật NKT 2010. Theo đó tổ chức có trách nhiệm trong tuyến đầu này
thuộc về trạm ý tế cấp xã.
Hiện nay, Nhà
nước ta ngày càng chú trọng hơn đến việc đầu tư về số lượng cũng như chất lượng
tại các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương.Từ năm 2012 – 2015, có đến 70%
trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối
loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật[3]. Theo thống kê, y tế cơ sở nước ta hiện
phát triển thành một mạng lưới rộng khắp trong cả nước, trong đó có 88% thôn, ấp,
bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động; 100% số xã, phường, thị trấn
(11.161) có cán bộ y tế với 49.627 giường; 78% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc.[4]
Bên cạnh những
thành tựu đạt được thì nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: hầu
hết các cơ sở y tế cấp xã hiện
nay thiếu
người có chuyên môn, kinh nghiệm về khám, chữa bệnh cho NKT. Đa số là y tá, số lượng bác sĩ thì cực kì hiếm. Thêm vào đó rất
ít trạm y tế xã thực hiện việc lập hồ sơ quản lý đối tượng, theo dõi tình hình
sức khỏe của NKT theo quy định.NKT, nhất là NKT vận động, người khiếm thị ở các
vùng nông thôn vốn đi lại đã khó khăn, trong khi các cơ sở y tế xã lại thiếu sự
quan tâm.Cơ sở vật chất thì
vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng được hết các nhu cầu hiện nay.
Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên một phần là do điều kiện kinh tế tài chính còn hạn chế nên
không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, đặc biệt là đối với bộ phận NKT. Một nguyên nhân khác nữa là những người có trình độ
chuyên môn cao thường không về làm trong các cơ sở ý tế ở địa phương. Do đó dẫn
đến tình trạng “thừa chỗ nọ mà thiếu chỗ kia”. Hơn nữa, giai đoạn này lại rất cần
thiết cho việc phòng ngừa, phát hiện kịp thời, nhưng cũng phải hết sức chính
xác để mà có phương án chữa trị đạt hiệu quả cao. Do đó, yếu tố trình độ chuyên
môn giữ một vai trò vô cùng quan trọng, tiếp đến là các trang thiết bị.
Do đó, cần có giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Giải pháp
bao quát nhất là kiện toàn mạng lưới y tế ở địa phương, cụ thể là: thứ nhất, có những chính sách thu
hút nhân tài về làm việc tại các cơ sở y tế địa phương(chủ yếu đánh vào nguồn
thu chính là tăng lương). Thứ hai, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ y tế ở
địa phương. Thứ ba, chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại mà thiết thực
nhất đối với mỗi cơ sở ý tế. Có như vậy mới phát huy được một cách tối đa vai
trò của công tác CSSKban đầu đối với NKT nói riêng và với toàn thể nhân dân nói chung.
2.
Thực tiễn khám bệnh, chữa bệnh ở Việt Nam
Ghi nhận quy định của các tổ chức quốc tế,
các nước, pháp luật Việt Nam đã quy định về chính sách khám bệnh, chữa bệnh của
NKT khá đầy đủ. Do đó, trong thời gian qua công tác khám bệnh, chữa bệnh cho NKT
đạt được những kết quả nổi bật, cụ thể:
Thứ
nhất,NKT khi ốm đau, bệnh tật được khám bệnh, chữa bệnh tại
cơ sở khám, chữa bệnh nơi họ cư trú.Trong trường hợp bệnh, tật diễn biến xấu
hơn, NKT được giới thiệu lên y tế tuyến trên để được tiếp tục theo dõi, chăm
sóc, điều trị theo quy định của Luật Khám, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y tế, khi
đó, sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định. Theo
báo cáo ở các địa phương tính đến nay, có 50,35% số hộ có NKT được hưởng các
chính sách hỗ trợ về y tế, trong đó, 38,17% được khám, chữa bệnh miễn phí và 45,43%
được cấp thẻ bảo hiểm y tế[5].
Thứ
hai,theo
Bộ Y tế, hiện ở nước ta mạng lưới phục hồi chức năng được củng cố và hoàn thiện.
Các bệnh viện, khoa và các cơ sở phục hồi chức năng từng bước hiện đại hóa để
nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của người bệnh. Công tác phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp sớm,
phục hồi chức năng cho NKT được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng trên cơ sở cung cấp
đa dạng các hình thức phục hồi chức năng, thay đổi tích cực nhận thức của cộng
đồng đối với NKT để họ không cảm thấy mặc cảm.
Thứ
ba,
việc ra đời của Luật Bảo hiểm y tế đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
dành cho cộng đồng. Với 25/52 Điều được sửa đổi, bổ sung, Luật có một số điểm mới
mang tính đột phá mạnh mẽ, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Bảo hiểm y
tế hiện hành, tạo cơ chế pháp lý bảo đảm quyền lợi của người tham gia nhằm thực
hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thì
công tác khám bệnh, chữa bệnh cho NKT còn những hạn chế nhất định, đó là:
Thứ
nhất, thiếu nhân lực và kinh phí cho khám bệnh, chữa bệnh
cho NKT. Tại các địa phương, việc triển khai công tác này hiện đang rất thiếu
nhân lực và không có kinh phí hoạt động vì kinh phí chủ yếu vẫn do ngành y tế cấp.
Bên cạnh đó, hệ thống mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh mỏng, thiếu cán bộ; mô
hình tổ chức các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển. Cũng theo kết quả khảo sát, hầu hết cơ sở y tế cấp xã thiếu
người có chuyên môn, kinh nghiệm về khám, chữa bệnh cho NKT. Rất ít trạm y tế
xã thực hiện việc lập hồ sơ quản lý đối tượng, theo dõi tình hình sức khỏe của NKT
theo quy định.Đây là thiệt thòi rất lớn đối với họ.
Theo bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện
Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), các dịch vụ chăm sóc y tế, đặc biệt là
vùng nông thôn, miền núi còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc chữa
bệnh cho NKT. Thực tế cho thấy, đến nay phần lớn NKT tại nước ta chưa được tạo
điều kiện để khắc phục những khó khăn liên quan đến chức năng cơ thể để phát
huy năng lực, chủ động tham gia vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội.Chính việc
nhận thức chưa đầy đủ, sự kỳ thị phân biệt đối xử với NKT là một trong những
nguyên nhân của tình trạng này[6].
Thứhai,
tỷ lệ NKT sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện đi khám bệnh tại các cơ sở y tế
không cao, khoảng 70%; hoặc đối tượng không thực hài lòng với chất lượng khám
chữa bệnh bảo hiểm.Việc triển khai chính sách này trên thực tế còn gặp nhiều
khó khăn. Một số rào cản trong sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đối với NKT là phải
khám theo đúng tuyến mà trạm y tế xã chưa có đủ trang thiết bị và nhân lực đảm
bảo chất lượng cho công việc này; thủ tục sử dụng dịch vụ còn phức tạp; thời
gian chờ đợi lâu, mất thời gian.Việc nhân viên y tế không nhiệt tình hay chất
lượng trang thiết bị và loại thuốc được bảo hiểm chi trả nghèo nàn cũng là những
nguyên nhân khiến NKT tật không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ
ba,
nhiều NKT chưa biết quyền được khám bệnh, chữa bệnh hoặc biết nhưng không thể
tiếp cận với dịch vụ này do hoạt động truyền thông chưa sâu rộng, phương pháp
truyền thông chưa phù hợp với các dạng tật khác nhau nên thông tin chưa đến được
với đông đảo NKT.
3.
Thực tiễn phục hồi chức năng ở Việt Nam
Để CSSKcho NKT, Bộ Y tế đã triển khai
chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho NKT. Đến năm 2010, chương
trình trải rộng khắp 51 tỉnh, thành phố, tới 337 quận, huyện, 4.604 xã, phường
trong cả nước. Thông qua chương trình, đã có 170.000 NKT
được chăm sóc sức khỏe, 23,2% NKT có nhu cầu được phục hồi chức năng… Tuy
nhiên, theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện mới chỉ có khoảng 10% số NKT được tham
gia vào các chương trình phục hồi chức năng.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 1109/QĐ–TTg, phê duyệt đề án hỗ trợ NKT giai đoạn 2012 – 2020. Theo đó, giai
đoạn 2012 – 2015, phấn đấu mỗi năm có 70% NKT được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới
các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện
sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển, được can thiệp sớm các dạng khuyết
tật; khoảng 60.000 trẻ em và NKT được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức
năng, cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp… Giai đoạn 2016–2020, tiếp tục thực hiện
các nội dung của giai đoạn 2012–2015 với chỉ tiêu cao hơn cho từng lĩnh vực như
tiếp cận y tế là 90%, 90% trẻ em từ sơ
sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát
triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 70.000 trẻ em và người
khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ
trợ giúp phù hợp…[7]
Từ số liệu trên có thể thấy, nhà nước đã
có những chính sách hỗ trợ phục hồi chức năng cho NKT.Tuy nhiên, tỷ lệ NKT được
tiếp cận các chương trình phục hồi chức năng còn tương đối thấp. Do đó, đòi hỏi
cần phải tích cực hơn nữa trong việc thực hiện các chính sách nhằm giúp cho NKT
hòa nhập với cộng đồng xã hội.
[1]Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo
trình Luật Người khuyết tật Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011.
[2]Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo
trình Luật Người khuyết tật Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011.
[5]
http://www.baomoi.com/phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-khuyet-tat-co-hoi-tai-hoa-nhap-cong-dong/c/8038286.epi
[6]
http://www.baomoi.com/phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-khuyet-tat-co-hoi-tai-hoa-nhap-cong-dong/c/8038286.epi
[7]
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/560984/tro-giup-y-te-doi-voi-nguoi-khuyet-tat-
4 nhận xét
Write nhận xétvới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì cần phải hết sức chú ý
Replyhttp://benhvienphuclam.com/2017/09/09/vien-duong-lao-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-hung-yen/
ReplyCảm ơn bạn đã chia sẻ, điều này thật hữu ích và tuyệt vời....
Replymáy matxa chân
may matxa chan
may mat xa chan
máy massage chân
bồn ngâm chân
Blog chia sẻ kiến thức và review sản phẩm justinvo.com
Reply