Khi
một vụ việc có tính chất hình sự xảy ra, sau khi tiến hành các hoạt động điều
tra cần thiết việc làm đặt ra đối với cơ
quan điều tra là tổng hợp các kết quả
điều tra, chứng minh tội phạm. Chứng minh tội phạm chính là kết quả cuối cùng của
hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, nó là việc đưa ra các phân tích dựa
trên các kết quả đã thu được từ việc nghiên cứu, khám nghiệm, điều tra để có
thể xác định rõ vụ việc mình điều tra có phải là một vụ phạm tội hay không,
việc phạm tội được tiến hành như thế nào, và xác định được ai là người thực
hiện hành vi phạm tội ấy….
Để
có được những kết luận này, là cả một quá trình điều tra đầy vất vả của cơ quan
điều tra. Việc tìm hiểu vụ việc, kết quả khai thác lời khai của nhân chứng,
người bị hại, kết quả khám nghiệm hiện trường…. đều đóng góp những vai trò quan
trọng vào việc chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, trong hoạt
động chứng mình tội phạm của cơ quan điều tra không thể không kể đến vai trò
của “dấu vết hình sự” – nhân chứng câm của mỗi vụ án.
Bất kỳ một tên tội phạm khi thực hiện hành vi
phạm tội cũng đều để lại dấu vết hình sự .Các dấu vết này để lại không nhiều,
không dễ phát hiện nhưng không thể thiếu để chứng minh tội phạm. Nắm được tầm
quan trọng của các dấu vết hình sự nhóm em đã chọn đề tài: “Chứng minh: Dấu vết
hình sự có ý nghiã quan trọng đối với hoạt động chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra”. Mong rằng bài viết của chúng
em có thể đem đến cái nhìn sâu sắc hơn
về vấn đề này.
I. Ý NGHĨA CỦA DẤU VẾT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TỘI PHẠM CỦA
CƠ QUAN ĐIỀU TRA.
1. Khái niệm, phân loại.
1.1 . Khái niệm
Trước khi có thể nêu được ý nghĩa của dấu về hình sự đối với
hoạt động chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra ta cần nắm được khái
niệm dấu vết hình sự là gì :
“Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất
của các vụ phạm tội hoặc các vụ việc có tính hình sự”.
1.2. Phân loại.
Có
nhiều cách phân loại dấu vết hình sự, sau đây nhóm em xin đưa ra 2 cách phân
loại phổ biến nhất (Theo Giáo trình Điều tra tội phạm học của Trường Đại học
Luật Hà Nội).
a.
Phân loại theo các lĩnh vực kỹ thuật hình sự.
Theo
cách phân loại này dấu vết hình sự được
chia ra thành nhiều loại: dấu vết đường vân, dấu vết đường cơ học, dấu vết súng
đạn, dấu vết sinh vật, dấu vết hơi, dấu vết hóa hình sự, chữ viết tay, chữ ký,
tài liệu in, hình dấu, chữ đánh máy.
b.
Phân loại dấu vết căn cứ vào cấu trúc bề mặt của dấu vết và cơ chế hình thành
dấu vết.
Theo
cách phân loại này dấu vết hình sự được
chia ra thành nhiều loại: dấu vết in, dấu vết lõm, dấu vết cắt, dấu vết trượt,
dấu vết khớp.
c.
Dựa vào trọng lượng và độ lớn của dấu vết : Theo cách phân loại này dấu vết hình sự được chia ra thành hai loại: vi
vết và vĩ vết.
d.
Căn cứ vào tên của vật gây vết để gọi tên dấu vết.
Theo
cách phân loại này dấu vết hình sự được
chia ra thành nhiều loại: dấu vết do sung, đạn gây ra gọi là dấu vết sung đạn….
2. Ý nghĩa của dấu vết hình sự
2.1 Ý nghĩa chung của dấu vết hình sự.
Mỗi dấu vết hình sự la 1
phần của sự thật về các vụ phạm tội hoặc vu việc có tính hình sự. Chúng chính
là những nhân chứng câm của các vụ việc đó. Việc phát hiện đầy đủ các loại dấu
vết và khai thác triệt để mọi thông tin
về chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý các vụ án hình
sự. Qua việc nghiên cứu dấu vết hình sự, có thể làm rõ được 1 số vấn dể sau:
- Nội dung tính chất của
vụ việc, quá trình diễn biến của vụ việc đó.
- Phương thức thủ đoạn và
công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian địa điểm sảy ra vụ việc. Truy nguyên
đối tượng để lại dấu vết.
- Nhận định về điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng
ngừa.
- Những thông tin từ các
loại dấu vết được phát hiện, thu lượm còn là cơ sở để dựng lại hiện trường phục
vụ cho việc điều tra vụ án sau này.
2.2. Ý nghĩa của dấu vết hình sự
đối với hoạt động chứng minh tội phạm
của cơ quan điều tra.
Ý nghĩa của dấu vết hình sự đối với
hoạt động chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra mang một số ý nghĩa chung của dấu vết hình sự là.
- Nội dung tính chất của vụ việc, quá trình
diễn biến của vụ việc đó.
Với ý nghĩa này, dấu vết
hình sự đã thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động chứng minh
tội phạm của cơ quan điều tra. Bởi lẽ chứng minh tội phạm chính là xác định
tính chất của vụ việc, xác định xem vụ việc sảy ra có mang tính chất hình sự hay
không, có hành vi phạm tội hay không. Thông qua dấu vết hình sự không chỉ xác
định được tính chất của vụ việc mà còn làm rõ được quá trình diễn biến của vụ
án. Bất cứ một vụ án nào, để có thể chứng
minh một cách hoàn thiện nhất hành vi phạm tội do tội phạm gây ra cũng đều phải
làm rõ được quá trình diễn biến của vụ việc đó để kẻ phạm tội không còn cơ hội
chối cãi.
- Phương thức thủ đoạn và
công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian địa điểm sảy ra vụ việc. Truy nguyên
đối tượng để lại dấu vết.
Để chứng minh được hành
vi phạm tội cơ quan điều tra không thể không chỉ ra được phương thức, thủ đoạn,
công cụ phạm tội của tội phạm, không thể không xác định được thời gian địa điểm
sảy ra vụ việc. Để có thể làm rõ được những vấn đề này, cần có sự hỗ trợ đắc
lực của các dấu vết hình sự để lại. Đồnh thời từ những dấu vết hình sự, cơ quan
điều tra truy nguyên đối tượng để lại dấu vết. Từ đó có thể xác định được ai là
người thực hiện hành vi phạm tội, chứng minh tội phạm một cách chính xác.
- Những thông tin từ các
loại dấu vết được phát hiện, thu lượm còn là cơ sở để dựng lại hiện trường phục
vụ cho việc điều tra vụ án sau này.
Chính những dấu vết hình
sự là cơ sở cho việc dựng lại hiện trường. Việc dựng lại hiện trường đóng một
vai trò quan trọng trong hoạt động chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra.
Việc dựng lại hiện trường một cách chính xác không chỉ giúp choc ơ quan điều
tra nắm bắt được tình tiết của vụ án, hoàn thiện hồ sơ ngoài ra còn hỗ trợ xác
định được người thực hiện hành vi phạm tội.
Qua những phân tích nêu
trên, ta có thể nhận thấy rằng, tuy mang ý nghĩa chung, song đối với hoạt động
chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra
dấu vết hình sự đã thể hiện được những vai trò của mình. Dấu vết hình sự đóng
một vai trò quan trọng trong việc chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra. Nếu
thiếu đi những dấu vết này, việc chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra sẽ
trở nên vô cùng khó khăn, thậm chí nhiều vụ án sẽ lâm vào tình trạng bế tắc,
không có lời giải đáp, nhiều hành vi phạm tội bị che giấu, nhiều kẻ phạm tội
vẫn được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
II: CHỨNG MINH: DẤU VẾT HÌNH SỰ CÓ
VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TỘI PHẠM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA.
Từ
những phân tích trên, ta có thể nhận thấy rằng hoạt động chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra
không thể thiếu được những dấu vết hình sự. Để có thể chứng minh được vai trò
quan trọng của dấu vết hình sự, chúng em xin đi vào phân tích các tình huống cụ
thể để làm rõ vai trò của chúng.
1. Dấu vết hình sự làm rõ nội dung,
tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ việc.
Để
chứng minh ý nghĩa này, chúng em xin đưa ra một ví dụ cụ thể. Loại dấu vết
trong trường hợp này là dấu vết do sung đạn gây ra.
Vụ án nã đạn vào đêm 12/04 tại
phường Long Bình, TP. Biên Hòa, VietNamNet đưa tin.
Vào khoảng 20h30’ ngày 12/03 tại khu vực trên xảy ra một vụ va quẹt giao thông.
Theo trình bày của các nạn nhân, thời điểm này, nhóm bạn gồm có Trần Thanh
Chương (SN 1982, quê Nghệ An, tạm trú phường Long Bình), Trần Hồng Đang (SN
1983, quê Nghệ An), Trần Văn Hòa (SN 1987, cùng quê Nghệ An) đang đứng nói
chuyện với nhau thì bất ngờ, có 2 xe máy đi đến. Một trong 2 xe máy này đâm vào
chân của anh Hòa. Lúc này Hòa đang đứng nghe điện thoại. Thấy vậy, nhóm bạn của
Hòa liền nhìn nhóm người kia tỏ vẻ thiếu thiện chí. Đáp lại thái độ này, một
người trong nhóm mặc quần Jeans, áo sơ mi xuống xe và hỏi: “Tụi mày tụm ba, tụm
bẩy ở đây làm gì, giải tán đi”. Chương trả lời: “Giờ này còn sớm, đứng đây có
ảnh hưởng gì đâu” và 2 bên xảy ra mâu thuẫn.
Do không giải quyết được nên Chương và người thanh niên này
đã đứng mặt đối mặt với nhau và Chương đã đấm người thanh niên này trước. Sau
khi bị tấn công, người thanh niên đã bất ngờ rút súng bắn 3 phát vào người
Chương khiến nạn nhân gục xuống tại chỗ. Ngay sau đó, nhóm bạn cùng người thanh
niên gây án đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
Với những dấu vết đầu đạn trong người nạn nhân, vỏ đạn thu
được tại hiện trường, sau khi cơ quan điều tra giám định : dấu vết trượt, chạy
song song với trục và dấu vết của rãnh xoắn dưới dạng những đường xước nhỏ,
nghiêng theo một góc nhất định trên đầu đạn, kết hợp với giả định lực bắn từ
vết thương trên người nạn nhân, khoảng cách bắn tại hiện trường… đã xác định
được loại súng sử dụng là K54.Xem xét các thông số: cỡ đạn, năm sản xuất… ở đáy
vỏ đạn. Cơ quan giám định đã kết luận được : loại súng sử dụng là k54 được
trang bị cho lực lượng công an. Điều này đã giúp cơ quan điều tra nhanh chóng
truy tìm được người thanh niên rút súng gây ra vụ việc trên là trung sĩ Nguyễn
Hoài Tân (SN 1989) hiện là cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn khu phố 5, phường
Long Bình, TP. Biên Hòa.
Theo lời khai của Tân, anh này khẳng định đã bị một nhóm đối
tượng khoảng 6-7 người xông vào tấn công nên phải rút súng bắn chỉ thiên sau đó
bắn tiếp vào người đối tượng để tự vệ trong khi đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên,
căn cứ vào dấu vết 3 đầu đạn trên người nạn nhân và với sự giám định của cơ quan giám định : cự ly bắn là tương đối
gần. Tân không thể biện hộ được lý do chỉ là tự vệ của mình, cũng như khẳng
định việc th hành nhiệm vụ của mình khi: không mặc quân phục cảnh sát, mang thẻ
ngành để chứng minh than phận khi đó.
Với
những tình tiết của vụ án trên mà chúng em đưa ra, có thể nhận thấy rằng, nhờ
có dấu vết hình sự (ở đây là dấu vết do súng đạn gây ra) có thể xác định được
nội dung, tính chất của vụ việc ở đây chính là việc Tân lợi dụng công cụ do
ngành cấp để thực hiện hành vi cố ý gây thương tích chứ không phải là việc thi
hành công vụ như Tân khai với cơ quan điều tra. Chính nhờ có dấu vết này, cơ
quan điều tra có thể chứng minh được Tân là người phạm tội và tính chất hành vi
mà Tân gây ra, từ đó xác định được quá trình diễn biến của vụ việc.
1.2. Dấu vết hình sự giúp xác định phương thức, thủ đoạn và công cụ,
phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc phạm tội
Để chứng minh ý nghĩa này, chúng em
xin đưa ra một ví dụ cụ thể. Loại dấu vết trong trường hợp này là dấu vết hóa
hình sự và dấu vết cơ học….
Anh Nguyễn Văn A và Chị Nguyễn Thị B là 2 vợ
chồng. 6h sáng ngày 25/8/2009 anh A có gọi chị B dậy làm cơm sáng rồi đi chợ
(Tiếng gọi khá to khiến cho hàng xóm liền kề nhà anh A đều nghe thấy). Sau đó
anh A đi ra khỏi nhà, tâm 8h sáng anh A quay về nhà, thấy chị B nằm trên sàn
nhà, tay cầm chai thuốc trừ sâu, trên
miệng chị B vẫn còn nồng mùi thuốc trừ sâu. Thấy vậy, anh A liền hô hoán hàng
xóm giúp đỡ nhưng chị B đã tắt thở. Sau đó công an đã đến khám nghiệm hiện
trường vụ án. Theo lời khai của anh A, sáng anh A vẫn gọi chị B dậy song không
thấy chị B nói gì, sợ vợ mệt nên anh A để chị B ngủ thêm và ra ngoài chạy xe
ôm, khi về đến nhà thì thấy chị B đã uống thuốc trừ sâu tự tử.
Tuy nhiên, sau khi khám
nghiệm tử thi, kết quả khám nghiệm lại kết luận rằng : thuốc trừ sâu chỉ có ở
trong miệng và một chút ở trong cổ họng của chị B, chứ không hề có trong
ruột. Chị B không có bất kỳ một dấu hiệu
nào của việc bị trúng độc. Đồng thời, phát hiện cổ chị B có một vết lằn mảnh
màu tím bầm. Thức ăn trong ruột chị B chưa được tiêu hóa hết, và các loại thức
ăn trong ruột chị Bphù hợp với các loại thức ăn của nhà chị B tối hôm trước. Từ
những kết quả này, cơ quan điều tra đã xác định được : chị B không phải chết do
trúng độc thuốc trừ sâu, nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị là do bị ngạt thở
do một sợi dây mảnh gây ra, thời gian chết là khoảng từ 8h đến 9h ngày hôm
trước (24.8.2010).
Vậy
từ những kết luận này, có thể chứng minh được rằng chị B không phải chết do
uống thuốc sâu tự tử, mà do bị sát hại.
Những dấu vết này đã phản bác toàn bộ những lời khai của anh A về việc phát
hiện ra cái chết của chị B. Nhờ có các
dấu vết này, có thể chứng minh được thủ đoạn giết vợ và tạo hiện trường giả
của anh A, xác định công cụ phạm tội của
anh A, nguyên nhân cái chết của chị B và thời gian xảy ra hành vi phạm tội.
1.3. Truy nguyên đối tượng để lại dấu vết
Từ
những dấu vết rất nhỏ để lại cũng có thể truy nguyên được tội phạm. Có những vụ
án gần như đi vào bế tắc nhưng nhờ có
dấu vết hình sự có thể truy nguyên hung thủ đã thực hiện hành vi phạm tội.
Để chứng minh ý nghĩa này, chúng em
xin đưa ra một ví dụ cụ thể. Loại dấu vết trong trường hợp này là dấu vết hình
sự thuộc loại vi vết : dấu vết AND (gen).
Một vụ án xảy ra trên địa bàn các huyện Bến Cát, Tân Uyên và
thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Từ 2001 đến 2005 tại đây đã xảy ra 13 vụ hiếp dâm cướp tài sản nhưng cảnh
sát vẫn chưa tìm ra được hung thủ gây án. Trong quá trình khám nghiệm hiện
trường, những mẫu tinh dịch trong âm đạo của nạn nhân, mẫu lông và tóc nghi của
kẻ gây án đều cho thấy là của một người đàn ông.
Theo công an, trong một lần gây án tên phạm tội này đã bị nạn nhân cắn
đứt một mẩu tai rồi chạy thoát. Mẩu tai này cũng đã được gửi về Viện Khoa học
hình sự để giám định.
Trong quá trình điều tra, một người đàn ông tên Vui đã đến
trình diện và khai nhận mình chính là thủ phạm của tất cả các vụ hiếp dâm trên.
Người đàn ông này cũng có đặc điểm bị mất một mẩu tai.Tuy nhiên khi đưa mẫu
giám định của người đàn ông tên Vui này tới Trung tâm giám định pháp y sinh
học, gen của ông Vui lại không trùng với các mẫu gen, kể cả của mẩu tai mà cơ
quan công an đã thu thập được trong các vụ án trước đó. Lúc này ông Vui mới thú
nhận, trong một lần hai vợ chồng âu yếm nhau quá đà, ông đã bị vợ cắn đứt lìa
một mẩu tai. Do chán nản và bị quan với cuộc sống người đàn ông này đã đến công
an để nhận tội thay cho người khác.
Qua 20 lần tiến hành làm giám định gen, cuối cùng hung thủ
cũng đã được xác định là Nguyễn Văn Điền (30 tuổi) ở tỉnh Bình Dương. Trước
những bằng chứng AND được phân tích tại Trung tâm giám định pháp y sinh học,
Điền đã cúi đầu nhận tội.
Từ ví dụ trên, ta có thể
nhận thấy vai trò quan trọng của dấu vết hình sự, nếu như không có các dấu vết
hình sự này thì việc xác định hung thủ của vụ án trên là vô cùng khó khăng thậm
chí có thể là không thể xác định được. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu dấu vết
hình sự để lại đã góp phần to lớn cho cơ quan điều tra truy nguyên đối tượng để
lại dấu vết và chứng minh tội phạm.
1.4. Những thông tin từ các loại dấu vết được phát hiện, thu lượm là cơ
sở để dựng lại hiện trường phụ vụ cho việc chứng minh tội phạm của cơ quan điều
tra
Những dấu vết rất nhỏ ơ hiện trường
cũng là cơ sở để dựng lại hiện trường giúp cơ quan điều tra chứng minh tội phạm
Để chứng minh ý nghĩa này, chúng em
xin đưa ra một ví dụ cụ thể. Loại dấu vết trong trường hợp này là dấu lốp xe
hằn lên trên nền đường, vết dép của nạn nhân.
Ngày 15 tháng 8 năm 2011, anh Nguyễn Ngọc
Thắng điều khiển một chiếc máy Wave anpha đâm vào chị Đào Thị Lệ (vợ anh Thắng đi làm ruộng về)
khiến chị Lệ đập đầu xuống nền đường, bị xuất huyết máu não và qua đời.
Theo lời kể của anh Thắng, do trời
tối đèn xe pha không tốt, nên tầm nhìn bị hạn chế, anh Thắng đã va phải chị Lệ khiến
chị Lệ ngã và tử vong. Nhưng khi nghiên cứu hiện trường, các điều tra viên phát
hiện ra khoảng cách đâm của anh Thắng với chỗ nạn nhân ngã là rất gần, có nhiều
phanh gấp quay đầu xe lại và tiến lên, đồng thời có những vết ủng dính bùn của
nạn nhân để lại gần hiện trường song không để lại một cách bình thường mà vòng
từ trái sang phải, phải sang trái sải bước dài như chạy chứ không bước đi bình
thường được để lại một đoạn khá dài. Từ
những dấu vết này, cơ quan điều tra đã dưng lại hiện trường vụ án, với những
lời khai của anh Thắng thì khoảng cách giữa xe anh và chỗ chị Lệ ngã là rất
gần, việc tầm nhìn bị hạn chế do anh nói là không hợp lý, đồng thời, dù trời
nhá nhem tối xong trong xóm vẫn có đèn đường của khu. Vết ủng dính bùn của chị
Lệ để lại đã chứng tỏ chị Lệ đã chạy trốn khỏi những cú đâm của anh Thắng. Dấu
quay đầu xe và lao mạnh trên nền đường chứng minh việc anh Thắng cố tình đâm xe
vào vợ mình.
Vậy
từ những dấu vết hình sự để lại, đã giúp cơ quan điều tra dựng lại được hiện
trường, chứng minh được tội phạm