Điểm mới về phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng

Ngoài việc phát hiện tham nhũng qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán cũng như của các cơ quan tố tụng thì sự phát hiện tham nhũng từ phía xã hội là hết sức quan trọng.

Luật phòng chống tham nhũng 2005 chỉ quy định tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng. Luật Phòng chống tham nhũng 2018 đã mở rộng hơn các hình thức tiếp nhận thông tin về tham nhũng so với quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, bao gồm: phản ánh, tố cáo và xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng6; báo cáo và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng7 để giúp các cơ quan có thẩm quyền có nhiều kênh thông tin tiếp nhận, thu thập các thông tin về

6 Điều 65 Luật phòng chống tham nhũng 2018. 7 Điều 66 Luật phòng chống tham nhũng 2018.

tham nhũng nhằm phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời; đồng thời, khuyến khích cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có phân chia thành hai loại: phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng và báo cáo về hành vi tham nhũng.

Đồng thời, Luật quy định rõ hơn trách nhiệm tiếp nhận và xử lý phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng tại Điều 65 và Điều 66. Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 67); khen thưởng người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 68) và trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 69). Luật Tố cáo 2018 đã quy định chi tiết về việc bảo vệ người tố cáo, trong đó có cả việc bảo vệ những người thân thích của người tố cáo.

Bên cạnh đó, việc khen thưởng cho người tham gia tích cực vào công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng cũng đã được pháp luật về khen thưởng quy định.

Tuy nhiên, đối với việc bảo vệ người phản ánh, báo cáo thì pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, vì vậy, Điều 67 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo. Điều 69 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 cũng quy định trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc tố cáo của mình theo quy định của Luật Tố cáo; người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dung phản ánh, báo cáo. Cụ thể:

- Về báo cáo và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng

Luật Phòng chống tham nhũng đã mở rộng hơn đối tượng báo cáo về hành vi tham nhũng, Luật Phòng chống tham nhũng 2005 chỉ có cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan nơi mình làm việc. Luật 2018 quy định: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác thì phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu

cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Về thời hạn xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng, Luật Phòng chống tham nhũng2018 quy định trong 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, trong khi luật cũ là 10 ngày.

- Bảo vệ người tố cáo

Luật 2005 không có quy định cụ thể về bảo vệ người tố cáo, chỉ quy định “Người

tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã quy định về bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng tại Điều 67: “1.Việc bảo vệ người tố cáo hành

vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. 2. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo”.

Việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về tham nhũng là những hành động thể hiện trách nhiệm và phản ứng của những người có trách nhiệm dám đấu tranh với những sai trái, tiêu cực tham nhũng, giúp nhà nước phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh kẻ vi phạm mà họ luôn có nguy cơ bị kẻ xấu trả thù. Chính vì vậy mà việc bảo vệ họ là điều hết sức quan trọng.

- Khen thưởng người tố cáo, người phản ánh, người báo cáo

Trong khi Luật Phòng chống tham nhũng2005 chỉ quy định về khen thưởng người tố cáo thì Luật 2018 bổ sung quy định khen thưởng người phản ánh, người báo cáo, cụ thể: Người có thành tích trong việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh việc khen thưởng, Luật Phòng chống tham nhũngnăm 2018 còn bổ sung quy định về trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng tại Điều 69.

Bên cạnh đó, người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dung phản ánh, báo cáo; người tố cáo hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc tố cáo của mình theo quy định

của Luật Tố cáo. Việc quy định như vậy nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo tránh trường hợp người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, tố cáo tràn lan, không có căn cứ, gây phức tạp, mất đoàn kết nội bộ, làm tốn kém cả thời gian và công sức cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết.

Related Post

Previous
Next Post »

XEM NHIỀU TRONG TUẦN