Ưu nhược điểm của mô hình ngân hàng trung ương

Ưu điểm

Từ đặc điểm và cách thức hoạt động riêng biệt, mô hình có tương đối nhiều ưu điểm: 

" Tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính;

 " Được giao quyền lựa chọn mục tiêu CSTTQG mà không chịu sự can thiệp chỉ đạo từ Chính phủ hay cơ quan liên quan khác: rõ ràng, cụ thể và thống nhất; 

" Quyết định trong việc thực thi các chính sách nên tăng tính chủ động và giảm độ trễ của chính sách tiền tệ; 

" Có thể từ chối trong mục tiêu làm thâm hụt ngân sách; 

" Tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính nhân sự;

" Trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch.

Các ngân hàng trung ương theo mô hình này là Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật bản và gần đây là ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB). Mô hình ngân hàng trung ương Châu Âu là một mô hình ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng trung ương Đức mà về cơ chế hoạt động của mô hình này là ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ nhưng điểm đặc biệt là ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của 13 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung Euro.

Nhược điểm:

Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng trung ương được tổ chức theo mô hình này đều đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của Chính phủ khi điều hành chính sách tiền tệ. Mức độ độc lập của mỗi ngân hàng trung ương phụ thuộc vào sự chi phối của cơ quan quyền lực nhà nước và phụ thuộc vào cơ chế lập pháp và nhân sự của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương khó tránh khỏi sự chi phối chính trị và sự thực hiện hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa. Mặt khác, với các nước áp dụng mô hình độc lập một cách triệt để hoặc thậm chí có phần cực đoan sẽ dẫn tới tình trạng NHTW gặp khó khăn trong việc hợp tác với Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.

Related Post

Previous
Next Post »

XEM NHIỀU TRONG TUẦN